Thứ tư 07/05/2025 06:33

Ngày 11/5 được chọn là Ngày chuyển đổi số ngành Ngân hàng

Ngày chuyển đổi số ngành Ngân hàng được tổ chức nhằm chuyển đổi nhận thức về vai trò, ý nghĩa và lợi ích của chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng.

Tại cuộc họp báo công bố về sự kiện tổ chức Ngày chuyển đổi số ngành Ngân hàng, tổ chức sáng 28/7/2022, bà Nguyễn Thị Hòa – Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, sự kiện “Ngày chuyển đổi số” ngành Ngân hàngnăm nay dự kiến được tổ chức vào ngày 3/8/2022 tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 25 Lý Thường Kiệt, Hà Nội.

Sự kiện được tổ chức nhằm đẩy mạnh việc triển khai các giải pháp ứng dụng công nghệ, triển khai các nhiệm vụ kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng, góp phần thực hiện chương trình chuyển đổi số quốc gia, góp phần lan tỏa tinh thần, chuyển đổi nhận thức của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài ngành Ngân hàng về vai trò, ý nghĩa và lợi ích của chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng.

Họp báo công bố sự kiện Ngày chuyển đổi số ngành Ngân hàng

Ngày chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm nay được tổ chức với các sự kiện chính: Hội thảo khoa học với chủ đề: “Tăng cường kết nối, thúc đẩy chuyển đổi số ngân hàng” nhằm tổng kết các thành tựu về chuyển đối số, đưa ra giải pháp ứng dụng công nghệ vào phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng; Triển lãm trưng bày các sản phẩm, dịch vụ tiêu biểu về ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số của ngành Ngân hàngvới sự tham gia của các ngân hàng gồm Vietinbank, Vietcombank, BIDV, Agribank; TPBank, Techcombank, VIBank, MBBank, ACB, KienLongBank, NamABank; HDBank và 1 đơn vị thuộc khối công ty trung gian thanh toán là VNPay nhằm giới thiệu các công nghệ, dịch vụ tiêu biểu, như: dịch vụ ngân hàng trực tuyến; máy giao dịch ngân hàng tự động STM, chi nhánh ngân hàng 4.0, các dịch vụ thanh toán hiện đại như thanh toán QR code, Tap to pay, Livebank, thanh toán phi tiếp xúc...

Tại sự kiện này, Ngân hàng Nhà nước sẽ được đón lãnh đạo Chính phủ tham dự. Ngoài ra còn có các cơ quan Trung ương, các bộ, ban, ngành, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố, các tổ chức tín dụng trung gian thanh toán”- bà Hoà cho biết.

Ngày 11/5 hàng năm sẽ được chọn là “Ngày chuyển đổi số ngành Ngân hàng” do đây là ngày Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Trưởng ban Chỉ đạo Chuyển đổi số ngành Ngân hàng ký ban hành Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (tại Quyết định 810/QĐ-NHNN).

Việc ban hành Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng có thể xem là cột mốc đánh dấu rõ ràng nhất về kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng, có ý nghĩa quan trọng giúp xác định rõ định hướng, kế hoạch triển khai của ngành Ngân hàng trong xu thế chuyển đổi số. Bên cạnh đó, tháng 5 cũng là tháng có nhiều sự kiện như thành lập ngành Ngân hàng (6/5) và các hoạt động chuyển đổi số, do đó, việc lựa chọn ngày 11/5 là “Ngày chuyển đổi số” sẽ giúp cho việc tổ chức các hoạt động được thuận lợi và tạo hiệu ứng lan tỏa.

Tại Quyết định 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, Tài chính-Ngân hàng được xác định là một trong 8 lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số do có thể thay đổi nhận thức nhanh nhất, giúp tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả xã hội cao.

Theo Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước), các dịch vụ ngân hàng trên nền tảng số phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là dịch vụ thanh toán điện tử có tốc độ số hóa, tăng trưởng nhanh. Trong 6 tháng đầu năm 2022, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 77,2% về số lượng và 29,8% về giá trị; qua Internet tăng tương ứng 63,2% và 32,3%; qua điện thoại di động tăng tương ứng 98,3 và 84,3%; qua QR code tăng 86% và 127% (so với cùng kỳ năm 2021); có 68% người Việt Nam trưởng thành có tài khoản ngân hàng; 5,5 triệu tài khoản và khoảng 8,9 triệu thẻ ngân hàng được mở bằng phương thức điện tử (eKYC) (tính đến tháng 6/2022).

Nhiều ngân hàng Việt Nam chuyển đổi số ở tốp đầu hiện đã đạt 90% giao dịch khách hàng thực hiện trên kênh số, vượt sớm và xa mục tiêu đặt ra tại Quyết định 810 là 70% năm 2025; nhiều tổ chức tín dụng có hiệu quả hoạt động tốt nhờ tích cực chuyển đổi số, giảm tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) xuống ngưỡng 30%, tiệm cận tỷ lệ mà nhiều ngân hàng khu vực, quốc tế đang chuyển đổi số nỗ lực hướng tới.

Theo hãng tư vấn chiến lược toàn cầu McKinsey, năm 2021, ngành Ngân hàng Việt Nam được đánh giá có mức độ ứng dụng ngân hàng số với tốc độ nhanh nhất trong khu vực, cao hơn mức tăng bình quân của toàn khu vực và thậm chí cao hơn mức tăng bình quân của thị trường mới nổi.

Quang Lộc
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng

Tin cùng chuyên mục

VPBankS được vinh danh tại HR Excellence ® 2025 về đào tạo

Niềm tin là 'đồng tiền' mạnh nhất của ngân hàng Việt

Giáo sư Đại học Harvard hiến kế xây dựng thương hiệu ngân hàng Việt

Chính thức khai trương Phòng chờ Vietcombank Priority tại Nhà ga T3 Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất

Những điều chưa biết về bộ tiền sau ngày thống nhất đất nước

Agribank trao tặng 37 căn 'nhà hy vọng' tại Hà Tĩnh

BAOVIET Bank cho vay cá nhân lãi suất chỉ từ 3%

KienlongBank ghi nhận kết quả quý I/2025 ấn tượng

Chào mừng 50 năm Thống nhất đất nước, Vietcombank hoàn 50% vé Metro tới 450.000 VND

Cổ đông VPBank thông qua kế hoạch lợi nhuận tỷ đô

Việt Nam trước ‘ngã rẽ’ tài sản số, tín chỉ carbon

Kết quả kinh doanh OCB quý I/2025 giữ đà tăng trưởng tốt

Lãi suất huy động tăng trở lại, kỳ hạn ngắn sát “trần”

Con đường tiền tệ huyền thoại trong kháng chiến chống Mỹ

Tài sản số, tín chỉ carbon: 'Mảnh ghép' mới cho tài sản bảo đảm?

Tăng tín dụng của nhiều ngân hàng cao hơn toàn hệ thống

SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500

VIB: Lợi nhuận quý 1/2025 đạt hơn 2.400 tỷ đồng, CASA tăng 17%, thực hiện chia cổ tức 21%

Đại hội cổ đông 2025: LPBank xác định tầm nhìn chiến lược trong kỷ nguyên số

TPBank – Uy tín vững chắc như 'vàng ròng' giữa biến động thị trường