Thứ năm 03/04/2025 12:18

Ngành truyền thông giải trí và bài toán trải nghiệm người dùng

Trong kỷ nguyên công nghệ ngày nay, sự xuất hiện của hàng loạt dịch vụ OTT và stream video theo yêu cầu đã mang đến cho khán giả quyền tự do lựa chọn họ muốn xem gì, khi nào, ở đâu và trên bất cứ thiết bị nào họ muốn. Và khi ngày càng nhiều người buộc phải ở nhà trong bối cảnh đại dịch bùng nổ, việc streaming phim ảnh và chương trình truyền hình càng trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.

Theo số liệu của Research and Markets, lĩnh vực này đang tăng trưởng ở tốc độ hơn 20%/năm và dự kiến sẽ đạt giá trị 220 tỷ USD vào năm 2027. Lượng đăng ký gói streaming đã tăng 50% từ năm 2019 đến năm 2020, và một người Mỹ bình thường sẽ dành nhiều thời gian cho các kênh truyền thông trực tuyến hơn so với các kênh truyền thống (tính bình quân).

Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ về nhu cầu giải trí này cũng khiến ngành công nghiệp stream video trở thành một trong những ngành bị tấn công về mặt vi phạm bản quyền nội dung nhiều nhất, Shane Keats - Giám đốc mảng Marketing, truyền thông và giải trí tại Akamai Technologies - cho biết. Trên thực tế, số cuộc tấn công ngành này phải đối mặt tương đương với số cuộc tấn công của ngành ngân hàng số và bán lẻ trực tuyến. Do vậy, việc triển khai các giải pháp bảo mật đầu cuối (end-to-end), bao gồm quản lý bot và bảo vệ ứng dụng web, cũng được chú trọng như việc phân phối nội dung chất lượng cao.

Trong trường hợp nội dung bị vi phạm bản quyền, doanh thu của cả nhà sản xuất và nhà phân phối đều sẽ bị ảnh hưởng do người mua bản quyền sẽ không còn sẵn sàng chi tiền cho những nội dung đã không còn là độc quyền nữa. Ngoài việc vi phạm bản quyền, kẻ gian cũng có thể đánh cắp thông tin đăng nhập của người dùng, và lợi dụng nó để bẻ khoá vào các thiết bị khác của họ.

“Trải nghiệm khách hàng tốt phải bắt đầu từ việc khiến họ cảm thấy an toàn trên nền tảng mà họ sử dụng, sau đó là việc thỏa mãn người dùng ở mức độ cao hơn: được trân trọng, được cá thể hóa và trải nghiệm cảm giác hài lòng với những dịch vụ mà họ chọn. Số liệu thống kê của WARC cho thấy nhu cầu sử dụng Internet và các dịch vụ nội dung số gia tăng tới 4 lần trong vòng 2 năm trở lại đây bởi Covid-19.”, ông Đào Việt Hùng – Trưởng đại diện Akamai Technologies Việt Nam chia sẻ.

Theo ông Hùng, doanh nghiệp nên áp dụng mạng phân phối nội dung (CDN) đủ lớn kết hợp với hệ thống đo lường chất lượng và hiệu suất video, và các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin phù hợp để ngăn chặn vấn đề vi phạm bản quyền địa lý thông qua hệ thống có tính năng nâng cao sẽ giúp doanh nghiệp tránh nguy cơ bị đánh cắp bản quyền, vừa giúp tránh tình trạng chặn nhầm các lưu lượng truy cập hợp pháp dựa trên dữ liệu từ bên thứ ba.

“Trước đây CDN chỉ giải quyết bài toán tắc nghẽn, thì giờ còn giải quyết được vấn đề bảo mật. Chúng tôi có thể chống được những cuộc tấn công DDoS lên tới 10 Tb/s. Do vậy, Akamai cũng là công ty hàng đầu về bảo mật đám mây. Theo đánh giá của Gartner vào năm 2021, giải pháp WAAP của Akamai được coi là dẫn đầu trong thị trường”, ông Hùng chia sẻ.

Akamai Technologies được biết đến như một trong những nhà cung cấp dịch vụ Mạng phân phối nội dung (CDN) và các dịch vụ điện toán đám mây lớn nhất thế giới. Nền tảng biên (edge platform) thông minh của Akamai phủ sóng khắp mọi nơi, từ nền tảng của doanh nghiệp cho đến hạ tầng Cloud, đảm bảo cung cấp dịch vụ nhanh chóng, thông minh và bảo mật tuyệt đối đến cho các khách hàng và doanh nghiệp. Các thương hiệu hàng đầu trên thế giới vẫn luôn tin dùng dịch vụ của Akamai, các giải pháp multi-cloud linh hoạt để có được lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Akamai mang đến cho người dùng những lựa chọn, ứng dụng và trải nghiệm tốt nhất, đồng thời bảo vệ người dùng trước các nguy cơ từ các mối đe dọa và các cuộc tấn công mạng. Hệ sinh thái sản phẩm của Akamai bao gồm các lĩnh vực bảo mật biên (Edge Security), giải pháp gia tăng hiệu suất cho các website, ứng dụng trực tuyến, giải pháp truy cập dữ liệu doanh nghiệp và giải pháp phân phối video và được hỗ trợ bởi dịch vụ chăm sóc khách hàng ưu việt, cùng với dịch vụ phân tích và giám sát 24/7/365.

Tại Việt Nam, Viettel IDC là đối tác hàng đầu của Akamai tại thị trường Việt Nam, hợp tác cùng Akamai để mang đến những bộ sản phẩm dành riêng cho doanh nghiệp trong thời đại chuyển đổi số.

Thuỳ Linh

Tin cùng chuyên mục

'AI cho cộng đồng': Cơ hội học trí tuệ nhân tạo miễn phí

Toyota Việt Nam triệu hồi xe Wigo cập nhật phần mềm điều khiển động cơ và Alphard để thay thế ốp nắp ca-pô

Ủy ban Cạnh tranh quốc gia thông tin về triệu hồi xe Honda CB650R và CBR650R

Truy xuất nguồn gốc: 'Cánh cửa' bước vào thị trường lớn

Số hóa đa cấp: Cách mạng hay rủi ro tiềm ẩn?

Honda ICON e: Hành trình kiến tạo tương lai giao thông xanh

Tài sản mã hoá: ‘Xương sống’ của nền kinh tế số

VF 3 chiếc xe mang “giá trị Việt” dành cho người Việt

Mẫu xe Omoda C5 Luxury giá gây sốc có gì đặc biệt?

Phủ sóng 5G toàn quốc: Thách thức nào lớn nhất?

Quản lý dữ liệu cá nhân: EVNHANOI triển khai giải pháp gì?

Việt Nam sẽ tiến tới xuất khẩu lớn về khoa học công nghệ

Xuất xưởng chiếc xe thứ 700.000, Toyota đồng hành cùng ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

CEO NVIDIA nói gì về công nghệ chip quang tiết kiệm điện?

Toyota triệu hồi gần 3.600 xe Wigo lỗi điều khiển động cơ

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trụ sạc xe điện có gì mới?

Gỡ điểm nghẽn sử dụng quỹ phát triển khoa học công nghệ

Giáo sư hàng đầu về Al và bán dẫn tại Mỹ khuyến nghị gì với Việt Nam?

Cơ hội và thử thách trong duy trì tuổi thọ pin xe điện

Honda tính hướng khi doanh số sụt giảm tại Trung Quốc