Thứ bảy 16/11/2024 03:19

Ngành Thủy sản: Nỗ lực thoát "thẻ vàng"

Với hàng loạt nỗ lực, ngành thủy sản hy vọng có thể sớm thoát "thẻ vàng" IUU (hành vi khai thác thủy, hải sản bất hợp pháp, không theo quy định và không báo cáo) từ Ủy ban châu Âu (EC) trong thời gian tới. Và mới đây, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia IUU đến năm 2025, trong đó nhấn mạnh việc xử lý nghiêm chủ tàu vận chuyển sản phẩm từ tàu khai thác IUU.
Kiểm soát chặt khai thác, buôn bán, vận chuyển sản phẩm thủy, hải sản

Trao đổi bên lề Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2018 của ngành thủy sản diễn ra mới đây, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTTN) Vũ Văn Tám cho biết, Bộ đã triển khai đồng bộ nhóm giải pháp để ngành thủy sản Việt Nam sớm thoát "thẻ vàng". Cụ thể, Luật Thủy sản 2017 ra đời đã xây dựng các chế tài để đáp ứng 9 khuyến nghị của EC; đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn cho ngư dân, chủ tàu, DN cũng như hệ thống quản lý nhà nước về khai thác thủy sản để các đối tượng nâng cao năng lực nhận thức về nguy cơ của "thẻ vàng" ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm hải sản Việt Nam. Tiếp đến, tập trung vào các hành động thực thi trên thực tế. Đó là các ngư dân, chủ tàu đi khai thác phải đảm bảo các yêu cầu như ghi nhật ký, lắp thiết bị giám sát hành trình, nộp báo cáo cho cơ quan quản lý cảng cá và xác nhận nguồn gốc thủy sản khai thác, đồng thời chứng nhận các lô hàng xuất khẩu (XK) theo yêu cầu của EU và các thị trường khác. Ban quản lý cảng cá, các cơ quan quản lý nhà nước liên quan phải cử người xuống tận cảng để cùng giám sát với cơ quan quản lý cảng, cũng như kết nối thiết bị giám sát trên tàu cá nhằm theo dõi 24/24 giờ đối với các tàu từ 15m trở lên đánh bắt xa bờ. Đặc biệt, với các tàu trên 24m phải lắp thiết bị giám sát tự động để kiểm soát. Bộ NN&PTNT kỳ vọng, sau ngày 23/4 tới, EC sẽ đánh giá những chuyển biến để rút "thẻ vàng" cho hải sản Việt Nam…

Không chỉ xử lý tàu cá Việt Nam vi phạm, việc xử lý tàu cá nước ngoài vi phạm IUU vào Việt Nam theo hình thức tạm nhập tái xuất cũng là vấn đề đặt ra. Thứ trưởng Vũ Văn Tám cho hay, điểm mấu chốt, quan trọng nhất chính là dù biết rõ các tàu vi phạm IUU theo hình thức tạm nhập tái xuất vào Việt Nam và XK hàng sang Trung Quốc, song thời gian qua không ngăn chặn được do phát hiện muộn. Thời gian tới, các đơn vị cần triển khai mạnh theo hướng ngăn chặn và xử lý các tàu cá này. Liên quan đến vấn đề này, trong Kế hoạch hành động quốc gia IUU đến năm 2025 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nêu rõ, giai đoạn tháng 5/2018 - 2020, tăng cường các giải pháp tổng thể nhằm chấm dứt hoàn toàn tình trạng tàu cá và ngư dân Việt Nam khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài và vùng biển quốc tế. Đồng thời, xây dựng chế tài xử lý nghiêm minh đối với chủ tàu, thuyền trưởng, ngư dân, người tiếp tay cho hoạt động khai thác, buôn bán, vận chuyển sản phẩm từ tàu khai thác IUU…

Bên cạnh đó, sẽ thành lập Tổ công tác phòng chống khai thác IUU do lãnh đạo Bộ NN&PTNT làm tổ trưởng; thiết lập và vận hành hệ thống kiểm soát nguyên liệu thủy sản khai thác nhập khẩu vào Việt Nam; điều chỉnh và vận hành hiệu quả cơ chế chứng nhận xuất xứ thủy sản khai thác trong nước…

Một trong nhiệm vụ trọng tâm của giai đoạn 2021-2025 là đầu tư xây dựng 3 trung tâm nghề cá lớn, cảng cá và hệ thống dịch vụ hậu cần bảo đảm điều kiện cho tàu cá nước ngoài cập bến. Kiểm soát chặt số lượng, chủng loại, xuất xứ các lô hàng thủy sản nhập khẩu…
Nguyễn Hạnh

Tin cùng chuyên mục

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Khai mạc Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thủy sản tại Cà Mau

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Nhiều nhà nhập khẩu quốc tế đến Cà Mau tìm kiếm đối tác

Hà Nội: Triển lãm các sản phẩm, mẫu thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ mới, sáng tạo huyện Thạch Thất

Ngành dệt may Việt Nam đang trên đà bứt phá

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Mô hình 'con tôm ôm cây lúa' đưa đặc sản An Giang lên sàn thương mại điện tử

Khu thương mại tự do Đà Nẵng cần chính sách ưu đãi vượt khung, vượt trội

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024: Kết nối giao thương, mở ra cơ hội

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Hội chợ kinh tế, thương mại và du lịch biên giới Trung - Việt diễn ra từ ngày 26/11 đến 1/12

Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Xuất khẩu hàng hóa: Dồn lực trong chặng đường về đích

Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm mang về cho Việt Nam 594,8 triệu USD

Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội ứng phó điều tra phòng vệ thương mại

Đẩy mạnh kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và châu Mỹ

Khai mạc Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024