Thứ ba 19/11/2024 11:28

Ngành gỗ Việt Nam: Tận dụng cơ hội để bứt phá

Với sự tăng trưởng tích cực trong 10 tháng năm 2018, ngành gỗ được dự báo sẽ có nhiều cơ hội phát triển hơn trong thời gian tới nếu có chiến lược và giải pháp cải thiện các dịch vụ hỗ trợ.

Xuất khẩu liên tục tăng trưởng

Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu nội thất từ gỗ tháng 10 đạt tăng trưởng 18,5% và đạt giá trị kim ngạch 7,612 tỷ USD. Với đà này, ngành gỗ Việt Nam đang nỗ lực để đạt kim ngạch xuất khẩu 9 tỷ USD trong năm 2018.

Doanh nghiệp chế biến gỗ cần minh bạch nguồn nguyên liệu

Đáng chú ý tại thị trường Hoa Kỳ, Việt Nam được dự báo có thể vượt Trung Quốc và trở thành nhà cung cấp đồ gỗ lớn nhất vào nước này. Cụ thể, theo số liệu từ Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ, nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Mỹ 7 tháng đầu năm 2018 đạt 11,1 tỷ USD, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, Trung Quốc và Việt Nam là hai nước cung cấp sản phẩm này lớn nhất cho Mỹ.

Tuy nhiên, kể từ ngày 24/9 Mỹ đã chính thức áp thuế 10% đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, mức thuế này dự kiến sẽ tăng lên 25% bắt đầu từ ngày 1/1/2019. Như vậy, các mức thuế mới sẽ ảnh hưởng đến các sản phẩm gỗ nhập khẩu từ Trung Quốc, trong đó có nhóm hàng đồ nội thất bằng gỗ. Nhiều khả năng, doanh nghiệp Mỹ sẽ hạn chế nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ Trung Quốc. Đây được coi là cơ hội cho các thị trường xuất khẩu khác, trong đó có Việt Nam.

Một điểm đáng chú ý là các công ty sản xuất nội thất tại Trung Quốc dưới áp lực của chiến tranh thương mại đã phải tính đến phương án chuyển sản xuất ra nước ngoài và Việt Nam là một điểm đến. Nếu có chiến lược thu hút FDI đúng đắn, Việt Nam có thể tận dụng cơ hội này.

Nắm bắt tốt nhất cơ hội

Mặc dù ngành chế biến gỗ đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ nhưng nhiều doanh nghiệp (DN) sản xuất trong ngành vẫn đang gặp khó khăn về vùng nguyên liệu. Ngoài ra, nhiều nhà nhập khẩu châu Âu hiện đang quan ngại về vấn đề truy xuất nguồn gốc gỗ, việc sử dụng hóa chất trong sản xuất, tính bền vững và đặc biệt là việc tuân thủ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam.

Theo Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh, để gia tăng kim ngạch xuất khẩu, ngoài giải pháp cung ứng nguyên liệu, DN Việt cần tập trung đổi mới công nghệ theo hướng tự động hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và năng lực quản lý. Đồng thời, khẳng định uy tín thông qua chất lượng sản phẩm và cải thiện các dịch vụ hỗ trợ để nắm bắt tốt nhất cơ hội phát triển từ sự gia tăng tiêu dùng sản phẩm gỗ trên thế giới.

Cùng với sự nỗ lực của DN, nhà nước cần giảm tải các chi phí bất hợp lý còn tồn đọng trong các khâu thuộc chuỗi cung ứng, giảm thiểu xuất siêu nguyên liệu gỗ thô, bảo đảm nguồn nguyên liệu trong nước thông qua các chính sách thuế và kiểm soát việc thực hiện; đồng thời, áp dụng các ưu đãi về mức thuế thu nhập doanh nghiệp đối với ngành lâm nghiệp tương tự như với ngành nông nghiệp và thủy sản.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện gỗ Việt xuất khẩu chủ yếu sang Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và EU với tỷ lệ chiếm khoảng 87% kim ngạch xuất khẩu.
Thùy Dương

Tin cùng chuyên mục

Hàn Quốc đầu tư 6 tỷ USD vào ngành dệt may Việt Nam

Hội thảo ngành dệt may Việt Nam năm 2045: Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất

Doanh nghiệp dệt may bắt nhịp chuyển đổi số

Bộ Công Thương tiếp tục lấy ý kiến đóng góp cho Chiến lược phát triển ngành sữa

Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Dồi dào đơn hàng, doanh nghiệp dệt may lại lo thiếu lao động

Cách nào phát triển thời trang Việt?

Sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút”

Bộ Công Thương dự kiến cắt giảm, đơn giản hoá nhiều thủ tục hành chính lĩnh vực công nghiệp nhẹ

Chính phủ giao Bộ Công Thương tăng cường đối thoại để triển khai Cơ chế CBAM

Giải pháp căn cơ cho ngành Công Thương 'chắc chân' trước biến động thị trường

Ngày 27/9, sẽ diễn ra Ngày hội Cotton Day Việt Nam 2024

Xung đột tại Bangladesh có làm chuyển hướng chuỗi cung ứng dệt may?

Phát triển thị trường ngách cho ngành dệt may: Cuộc chơi của các “ông lớn”

Ngành dệt may: Nâng cao năng suất, hóa giải sức ép chi phí nhân công

Dệt may Việt Nam có bao nhiêu thị trường xuất khẩu tỷ USD?

Doanh nghiệp dệt may lo đơn hàng, đơn giá quý IV/2024

Ứng phó với quy định mới tại EU: Doanh nghiệp dệt may lưu ý gì?

Doanh nghiệp dệt may kiến nghị “mềm hóa” quy tắc xuất xứ trong CPTPP

Doanh nghiệp da giày khó tiếp cận thông tin về các luật mới