Ngành gỗ: Ba giải pháp tận dụng lợi thế từ CPTPP

Ngành gỗ Việt Nam đang đón nhận những cơ hội lớn từ Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), song làm gì để có thể tận dụng hiệu quả là vấn đề được các DN quan tâm. Phóng viên Báo Công Thương đã trao đổi với ông Nguyễn Tôn Quyền - Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFORES) - xung quanh vấn đề này.
Ngành gỗ: Ba giải pháp tận dụng lợi thế từ CPTPP
Chế biến gỗ xuất khẩu

Theo ông, ngành gỗ sẽ đón nhận những cơ hội gì từ CPTPP?

Chúng tôi cho rằng, cơ hội mang lại cho ngành gỗ là rất lớn, bởi ngay sau khi hiệp định được thực thi, 95 dòng thuế sẽ được giảm về 0%. DN gỗ sẽ có lợi khi nhập khẩu (NK) gỗ nguyên liệu với thuế 0% từ các thị trường Canada, Nhật Bản... và xuất đi trong nội khối cũng bằng 0; đồng thời, giảm tối đa kiểm tra xuất xứ chứng chỉ. Ngoài ra, nguyên liệu gỗ của các nước này đã sơ chế nên vận chuyển rất thuận lợi, giúp tiết kiệm chi phí cho DN. Đặc biệt, việc hưởng thuế NK bằng 0 còn là cơ hội vô cùng lớn để DN giảm 20 - 30% chi phí cho việc đổi mới máy móc, thiết bị so với hiện tại.

Tất nhiên, hiệp định này cũng có những thách thức nhất định. Đầu tiên là vấn đề nguồn nguyên liệu. Theo tính toán của chúng tôi, để XK được 7,7 tỷ USD trong năm 2017, ngành gỗ đã sử dụng khoảng 35 triệu m3 gỗ. Năm 2018, ngành gỗ đặt mục tiêu XK khoảng 8,6 tỷ USD nên sẽ phải sử dụng từ 40 - 42 triệu m3 gỗ. Đây là thách thức không nhỏ trong bối cảnh hiện nay, ngành gỗ đang tìm cách chứng minh nguồn gỗ hợp pháp cho gỗ rừng trồng trong nước, gỗ cao su và gỗ vườn. Trong khi đó, muốn XK sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada hay bất kỳ nước nào tại EU, Mỹ…, sản phẩm gỗ Việt phải có đầy đủ chứng chỉ hợp pháp. Thêm vào đó, hầu hết DN gỗ là DN vừa và nhỏ nên yếu năng lực quản trị, tài chính hạn chế, năng suất lao động thấp, việc đầu tư để có nguyên liệu đầu vào hợp pháp sẽ khó khăn. Vì vậy, VIFORES đang kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần có chính sách khuyến khích trồng và bán các loại gỗ nguyên liệu này để tạo nguồn gỗ hợp pháp cho DN chế biến gỗ trong thời gian tới.

Ngành gỗ đã có những giải pháp nào để tận dụng cơ hội và vượt qua những thách thức trên, thưa ông?

Chúng tôi đang thực hiện 3 giải pháp. Thứ nhất, tổ chức các lớp tập huấn ngắn ngày để nâng cao trình độ hiểu biết cho DN về Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) cũng như CPTPP. Hiện, đã có 3 lớp tập huấn được VIFORES tổ chức và chúng tôi sẽ làm xuyên suốt đến cuối năm.

Thứ hai, liên kết giữa các DN chế biến gỗ với DN trồng rừng. Mô hình này đã thực hiện được 3 năm và đem lại hiệu quả tốt. Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu gỗ Nam Định (NAFOCO), Công ty Woodsland, Công ty Scansia Pacific... đã liên kết với các hộ trồng rừng để phát triển rừng trồng gỗ lớn, đạt chứng chỉ FSC, tạo nguồn cung gỗ chế biến XK. Tuy nhiên, hiện mới có khoảng 15 DN thực hiện mô hình này nên chúng tôi đang lên kế hoạch nhân rộng trên toàn quốc, tạo mối liên kết bền vững cho ngành gỗ. Thứ ba, thời gian tới, các nhà chuyên môn trong ngành sẽ bàn bạc xây dựng định mức cơ sở cho từng loại gỗ, giúp DN tiết kiệm nguyên liệu.

Xin ông chia sẻ những kết quả đạt được của XK gỗ trong 3 tháng đầu năm. Liệu ngành có thể đạt mục tiêu đề ra trong năm 2018 không, thưa ông?

Quý I/2018, toàn ngành gỗ đã đạt kim ngạch XK khoảng 1,9 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ. Việt Nam hiện nay đã trở thành "trung tâm chế biến gỗ của châu Á" và có rất nhiều bạn hàng lớn như: Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Hàn Quốc, Australia, Canada, Malaysia… Nhờ những thị trường này, có thể đạt mục tiêu kim ngạch XK gỗ 8,6 tỷ USD như kế hoạch đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao từ đầu năm.

Xin cảm ơn ông!

TIN LIÊN QUAN
Kỳ vọng CPTPP
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh: Tác động tích cực của CPTPP tương đối toàn diện
Thùy Dương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Công tác phát triển thị trường châu Á - châu Phi phải trọng tâm, trọng điểm

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Công tác phát triển thị trường châu Á - châu Phi phải trọng tâm, trọng điểm

Thứ trưởng Phan Thị Thắng chỉ đạo, công tác phát triển thị trường châu Á-châu Phi cần tập trung vào những thị trường trọng tâm, trọng điểm, còn nhiều tiềm năng.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Chiều 27/12, tại Lạng Sơn, Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024.
Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Sáng 27/12, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Cục Xuất nhập khẩu cần đưa ra cả mục tiêu và giải pháp trong hoạt động nhập khẩu. Nhập khẩu để phục vụ xuất khẩu khác với nhập khẩu để tiêu dùng trong nước.
Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Năm 2024, ngành nông nghiệp đạt kỷ lục cả ở xuất khẩu nông sản và xuất siêu. Song những cảnh báo mới đây từ thị trường nhập khẩu là tin kém vui cho ngành này.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Bộ Công Thương đặt ra mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu tăng từ 10-12% so với năm 2024. Cán cân thương mại tiếp tục có xuất siêu ở mức trên 20 tỷ USD.
Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

11 tháng 2024, xuất khẩu cao su sang Trung Quốc đạt trên 1,25 triệu tấn, trị giá 2,07 tỷ USD, giảm 15,5% về lượng, nhưng tăng 5,5% về trị giá so với cùng kỳ.
Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Nếu xuất khẩu hàng hoá năm 2025 đạt mức tăng trưởng 12%/năm, mỗi tháng, kim ngạch xuất khẩu phải tăng tương ứng 4 tỷ USD. Đây là con số không hề nhỏ.
Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Với kim ngạch 44 tỷ USD, tăng trưởng gần 11% so với năm 2023, Việt Nam có khả năng vượt Bangladesh đứng vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu hàng dệt may.
Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Sau năm 2024 với nhiều điểm sáng, năm 2025, hoạt động xuất khẩu hàng hoá phấn đấu tăng khoảng 12% so với năm 2024.
Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Năm 2024, xuất khẩu gạo đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị. Giá gạo xuất khẩu gạo bình quân cũng đạt mức cao nhất từ trước tới nay với trên 600 USD/tấn.
Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

Năm 2024, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam - Ấn Độ vượt mốc 15 tỷ USD, tiếp tục khẳng định vai trò trụ cột trong hợp tác kinh tế giữa hai nước.
EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

EU tạm thời tăng tần suất kiểm tra sầu riêng của Việt Nam tại biên giới từ 10% lên 20%.
Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Xuất khẩu thủy sản 2024 đạt mức kỷ lục 10 tỷ USD, giữ vững vị trí xuất khẩu thủy sản thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Na Uy, thị trường bao phủ cả 5 châu lục.
Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

Xuất nhập khẩu năm 2024 đạt mức kỷ lục chưa từng có trong 40 năm đổi mới. “Trái ngọt” thu được từ sự nỗ lực của doanh nghiệp, sự đồng hành của Bộ Công Thương.
PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

Đà tăng trưởng xuất nhập khẩu 2024 rất lớn, dự báo sang năm 2025, ‘mưa thuận, gió hòa’, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam có thể vượt con số 1.000 tỷ USD.
Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

UBND tỉnh Quảng Bình chỉ đạo các sở, ngành liên quan rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, bảo đảm tính minh bạch trong hoạt động xuất nhập khẩu.
EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Ngày 20/12, Ủy ban châu Âu (EC) đã đăng thông báo ban hành lệnh cấm sử dụng bisphenol A (BPA), trong các vật liệu tiếp xúc với thực phẩm và đồ uống.
Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương luôn chú trọng triển khai giải pháp khơi thông thị trường ngoài nước nhằm chống lãng phí nguồn lực, nâng cao kết quả xuất nhập khẩu.
Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Con số gần 800 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu mà nước ta có hiện nay có thể được gia tăng nếu doanh nghiệp tận dụng tốt hơn các nền tảng thương mại điện tử.
Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 với thặng dư thương mại cao là điểm sáng trong bức tranh kinh tế, điều này khẳng định chất lượng công tác thương mại.
Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Hoa Kỳ đã trở thành thị trường xuất khẩu đầu tiên của Việt Nam cán mốc 100 tỷ USD. Dư địa xuất khẩu sang thị trường này còn rất lớn.
Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, tính đến hết 15/12/2024, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD, tăng 13,9%, tương ứng tăng 46,92 tỷ USD...
Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Với kim ngạch đạt được khoảng 10 tỷ USD trong năm 2024, xuất khẩu thủy sản được nhận định sẽ rất khả quan trong năm tới.
Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Lãnh đạo các Cục, Vụ thuộc Bộ Công Thương đã đề xuất, đưa ra nhiều giải pháp giúp hệ thống Thương vụ Việt Nam tại châu Á, châu Phi mở rộng thị trường xuất khẩu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động