Thứ sáu 08/11/2024 21:32

Ngành điều năm 2018: Giảm lượng, tăng chất

Năm 2017 khép lại, ngành điều đã về đích ngoạn mục với kim ngạch xuất khẩu (XK) đạt 3,5 tỷ USD. Dù vậy, sự phát triển của ngành được đánh giá là chưa bền vững khi vẫn phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu (NK). Giảm lượng, tăng chất là định hướng mà ngành điều đặt ra cho năm 2018.
Chế biến điều nhân xuất khẩu

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2017, XK hạt điều ước đạt 353 nghìn tấn và 3,52 tỷ USD, tăng 1,9% về khối lượng và 23,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Hoa Kỳ, Hà Lan và Trung Quốc vẫn duy trì là 3 thị trường NK điều lớn nhất của Việt Nam, chiếm thị phần lần lượt là 35%, 15,6% và 12,9% tổng giá trị hạt điều. 11 tháng đầu năm 2017, các thị trường có giá trị XK điều tăng mạnh là: Nga (56,3%), Hà Lan (44,7%), Thái Lan (41,4%), Hoa Kỳ (27%), Anh (24,8%) và Israen (13,5%).

Lý giải nguyên nhân giá trị XK điều tăng trưởng mạnh trong năm 2017, theo các doanh nghiệp là do nhu cầu của thị trường thế giới ngày càng tăng cao. Trong khi đó, nguồn cung điều nguyên liệu lại sụt giảm mạnh ở nhiều nước sản xuất lớn, trong đó có Việt Nam. Điều này đã làm cho giá nhân điều tăng cao trên toàn cầu, giá điều XK của Việt Nam cũng ở mức cao kỷ lục. 11 tháng năm 2017, nhân điều XK của Việt Nam có giá bình quân là 9.926 USD/tấn, cao hơn 22,3% so với cùng kỳ năm 2016.

Theo Hiệp hội Điều Việt Nam, nhu cầu sử dụng hạt điều trên toàn cầu được dự báo tiếp tục tăng khoảng 10%, sẽ là điều kiện thuận lợi cho XK điều Việt Nam trong những năm tới. Hội đồng Hạt và Quả khô quốc tế (INC) cũng cho rằng, hạt điều đang chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường hạt khô toàn cầu có giá trị khoảng 30 tỷ USD/năm, dự kiến đến năm 2021, sẽ chiếm thị phần 28,91%. Ông Nguyễn Văn Thanh - Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam - nhận định, khó khăn lớn nhất đối với ngành điều hiện nay là thiếu nguyên liệu. Mỗi năm, ngành điều Việt Nam chế biến 1,5 - 1,6 triệu tấn hạt nhưng trên thực tế, sản lượng trong nước chỉ khoảng 300 - 400 nghìn tấn, phải NK điều thô. Việc phụ thuộc vào nguyên liệu điều NK sẽ gặp khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng, không chủ động được nguồn nguyên liệu, giá, thanh toán. Sản lượng hạt trong nước không đáp ứng được nhu cầu chế biến của các nhà máy.

Ông Nguyễn Văn Thanh cho hay, căn cứ nội dung cuộc họp của nhóm các doanh nghiệp chế biến xuất nhập khẩu điều hàng đầu tại TP. Hồ Chí Minh, trên cơ sở báo cáo đánh giá, nhận định tình hình sản xuất, kinh doanh điều năm 2018, các doanh nghiệp đề xuất, năm 2018, toàn ngành thống nhất mục tiêu “giảm lượng và tăng chất”, chế biến sâu và phát triển thị trường nội địa. Cụ thể, về sản lượng chế biến XK, giảm từ 350 nghìn tấn điều nhân các loại năm 2017 xuống còn 300 nghìn tấn năm 2018. Tương ứng về kim ngạch XK nhân điều, giảm từ 3,5 tỷ USD xuống còn 3 tỷ USD. Lý do của việc giảm các mục tiêu tăng trưởng theo các doanh nghiệp, do chưa chủ động được nguồn nguyên liệu tại chỗ và NK nguyên liệu giá quá cao, chất lượng kém. Ngành điều cũng đặt ra mục tiêu cố gắng giữ giá XK như năm 2017. Ông Nguyễn Văn Thanh cho hay, mức giá mà ngành điều đạt được trong năm 2017 đã đạt đỉnh và trong năm 2018, ngành cố gắng duy trì, giữ vững mức giá này.

Theo Hiệp hội Điều Việt Nam, việc giảm sản lượng XK chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến kim ngạch XK. Tuy nhiên, với mục tiêu mà ngành điều đặt ra là phát triển ngành điều bền vững, người nông dân trồng điều có hiệu quả sản xuất cao, DN chế biến điều có lãi.
Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu điều

Tin cùng chuyên mục

Ấn Độ vẫn là thị trường xuất khẩu chính của quế Việt

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu máy ảnh, máy quay phim và linh kiện lớn nhất của Việt Nam

Xuất khẩu tăng mạnh, Hoa Kỳ giữ vững vị thế thị trường lớn nhất của hàng Việt Nam

10 tháng, thu ngân sách nhà nước từ xuất nhập khẩu đạt 346.283 tỷ đồng

10 tháng năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,1 tỷ USD

Thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc tiến gần mốc 170 tỷ USD sau 10 tháng

Gạo Việt, xây dựng thương hiệu bằng chất lượng

Xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Canada tăng trở lại

Xuất nhập khẩu hàng hoá 10 tháng năm 2024: Xuất khẩu tăng mạnh

Nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng kỷ lục trong 10 tháng năm 2024

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 2: Cần có lộ trình phù hợp

Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế 10 tháng

Tìm giải pháp tăng cường xuất khẩu điện tử đi châu Âu, châu Mỹ

Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch

Ông Đặng Phúc Nguyên: Xuất khẩu rau quả có thể sớm đạt 10 tỷ USD

Nhập khẩu đậu tương từ Campuchia tăng gần 8 lần

Thuế xuất nhập khẩu phân bón, thuốc lá thay đổi ra sao từ 16/12/2024?