Thứ hai 30/12/2024 00:27

Ngành điều: Khắc phục điểm yếu

Hiệp định EVFTA sẽ giúp ngành điều tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, tăng quy mô xuất khẩu vào thị trường EU. Phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trò chuyện với ông Đặng Hoàng Giang - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) - xung quanh vấn đề này.

Việc Hiệp định EVFTA được thông qua đem đến những cơ hội gì cho ngành điều, thưa ông?

EVFTA đem lại nhiều cơ hội cho các ngành kinh tế nói chung. Riêng với ngành điều, EVFTA giúp thúc đẩy gia tăng hai chiều thương mại, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, tăng quy mô xuất khẩu. Bên cạnh đó, DN ngành điều có thể được tiếp cận và mua các hệ thống công nghệ, thiết bị chế biến điều tiên tiến của EU với giá rẻ hơn và chất lượng cao.

Việc ký kết và thực hiện EVFTA sẽ góp phần đẩy mạnh cải cách thể chế, thủ tục hành chính, môi trường đầu tư của Việt Nam. Những vấn đề về lao động, việc làm, thu nhập, quan hệ lao động… sẽ ngày càng được cải thiện và gia tăng, trách nhiệm xã hội của DN được nâng cao. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để VINACAS kết nối và tạo dựng quan hệ tốt đẹp hơn với những tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức xúc tiến thương mại (XTTM) và chuyên ngành hạt điều của EU như Hiệp hội hạt châu Âu (TNA)…

Bên cạnh cơ hội, theo ông, ngành điều sẽ gặp phải những thách thức gì khi tham gia “sân chơi” EVFTA?

Ông Đặng Hoàng Giang - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS)

Cùng với cơ hội, EVFTA cũng đem đến thách thức đối với nhiều DN, nhất là các DN nhỏ, DN khởi nghiệp có vốn hóa thấp, không có khả năng đầu tư cơ sở chế biến phù hợp tiêu chuẩn EU và cạnh tranh sòng phẳng với các DN nước ngoài. Theo số liệu sơ bộ của VINACAS, cả nước có trên 3.000 cơ sở chế biến điều, chỉ tính riêng ở Bình Phước có 1.400 cơ sở. DN điều tuy đông nhưng đa phần lại có quy mô rất nhỏ, siêu nhỏ, mỗi năm doanh thu chỉ vài trăm ngàn USD; chỉ 20 - 30 DN có doanh thu trên 30 triệu USD/ năm. Đây chính là sức ép rất lớn về cạnh tranh, tiêu thụ và triển khai chiến lược bán hàng, chiến lược sản phẩm của toàn ngành.

Với những thách thức như ông chia sẻ, ngành điều sẽ khắc phục thế nào để tận dụng cơ hội từ EVFTA? Hiệp hội sẽ có hỗ trợ gì để DN tiếp cận hiệu quả, thưa ông?

Để khắc phục điểm yếu, nhiều DN đã hình thành mô hình sản xuất tập trung, chế biến sâu, liên doanh, liên kết và mở văn phòng đại diện; tổ chức nhiều hoạt động XTTM, khảo sát thương mại, tham dự các hội chợ, triển lãm lớn tại EU… nhằm mục đích đón đầu thị trường. Đồng thời, các DN cũng đang tiếp cận trực tiếp và làm việc hiệu quả với các đối tác EU, tìm hiểu nhu cầu, yêu cầu, tập quán thương mại và từng bước nâng cấp cơ sở sản xuất, chế biến, tiêu chuẩn, kỹ thuật để đáp ứng cho khách hàng. VINACAS đang tham gia tích cực với Ban Chỉ đạo Phát triển điều bền vững để tìm ra những giải pháp đề xuất về chính sách tốt nhất cho ngành điều trong giai đoạn mới. Đồng thời, hiệp hội cũng sẽ thường xuyên thông tin và hướng dẫn DN xuất khẩu vào thị trường này. Bên cạnh đó, hỗ trợ nâng cao nghiệp vụ thương mại, xuất nhập khẩu, xử lý các vấn đề trong thương mại nếu xảy ra. Chúng tôi cũng khuyến cáo, DN ngoài yếu tố nâng cao xuất xứ nội khối để hưởng ưu đãi, phải tổ chức lại sản xuất, hình thành các chuỗi sản xuất khép kín, liên kết chặt chẽ từ khâu sản xuất tới khâu chế biến và thương mại. Chất lượng và an toàn thực phẩm là yếu tố “sống còn” quyết định đến uy tín và thương hiệu của hạt điều Việt Nam. Do vậy, VINACAS đề nghị nhà nước hỗ trợ DN đầu tư, nâng cấp cơ sở chế biến, tăng cường khuyến công, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, góp phần nâng cao uy tín và thương hiệu cho hạt điều Việt Nam.

Xin cảm ơn ông!

Hà Duyên
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu điều

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới