Thứ sáu 29/11/2024 08:56

Ngành điện miền Nam: Đảm bảo an toàn điện mùa nước nổi

Để đảm bảo an toàn điện trong mùa nước nổi, ngành điện các địa phương ở khu vực phía Nam đã bố trí lực lượng, tổ chức ứng trực 24/24 giờ đảm bảo an toàn điện.

Hiện nay, ở các địa phương đầu nguồn lũ của Đồng bằng sông Cửu Long như An Giang, Đồng Tháp… mực nước trên đồng khá cao. Để có điện phục vụ cho việc bơm rút nước và sinh hoạt hàng ngày, người dân vùng đầu nguồn thường kéo điện từ nhà qua các con kênh ra chòi giữa ruộng hoặc nơi đặt máy bơm nước.

Hiện nay, ở các địa phương đầu nguồn lũ của Đồng bằng sông Cửu Long mực nước trên đồng khá cao, để đảm bảo an toàn điện trong mùa nước nổi, ngành điện các địa phương ở khu vực phía Nam đã bố trí lực lượng, tổ chức ứng trực 24/24 giờ

Tuy nhiên, việc dây dẫn điện không đảm bảo, trụ điện tạm bợ rất dễ xảy ra đổ sập khi có giông lốc hoặc ghe xuống vướng vào. Đơn cử như trên cánh đồng ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, hiện không khó bắt gặp những đường dây điện được người dân kéo ngang qua những con kênh như thế này. Đây cũng là một trong những địa phương ở vùng đầu nguồn lũ, mực nước ngập tại các cánh đồng khá cao.

Để đảm bảo an toàn điện cho người dân trong mùa nước nổi, công ty điện lực các địa phương đã thường xuyên tổ chức tổ kiểm tra xuống địa bàn hướng dẫn bà con kéo điện an toàn; tuyên truyền, nhắc nhở nhân dân sinh sống trong vùng ngập nước nâng cao ý thức chấp hành các quy định bảo vệ an toàn lưới điện cao áp.

Theo ghi nhận, thời gian qua, trong khi vùng đầu nguồn, ngành điện các địa phương phải đảm bảo an toàn điện trong vùng nước lũ. Phía hạ nguồn lại phải ứng phó với triều cường. Cụ thể, tại nhiều tuyến đường ở TP. Cần Thơ, triều cường lên cao ngập cột điện từ 10 đến 20 cm.

Nhiều tuyến đường ở TP. Cần Thơ, triều cường lên cao ngập cột điện từ 10 đến 20 cm

Để chủ động ứng phó với tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, đảm bảo an toàn tính mạng con người, hạn chế thiệt hại về tài sản, cũng như đảm bảo cung cấp điện, Tổng công ty Điện lực miền Nam đã chỉ đạo các đơn vị điện lực trực thuộc tiếp tục bám sát, theo dõi kế hoạch công tác bảo đảm cung cấp điện và bảo vệ an ninh mùa mưa bão, phòng chống thiên tai.

Cùng với đó, chủ động triển khai thực hiện các kế hoạch, phương án đảm bảo cung cấp điện an toàn, chống ngập úng, cháy nổ trong mùa mưa bão để ứng phó các tình huống xảy ra.

Đặc biệt, để đảm bảo an toàn điện trong lúc nước dâng cao, ngành điện các tỉnh thành phía phía Nam chung và Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng đã bố trí lực lượng tổ chức ứng trực 24/24 giờ. Đồng thời tăng cường kiểm tra, tuyên truyền giúp người dân nắm rõ các biện pháp đảm bảo an toàn.

Ông Nguyễn Công Lực - Trưởng phòng an toàn, Công ty Điện lực Cần Thơ - cho biết: Để đảm bảo an toàn điện cho người dân, công ty đã tổ chức kiểm tra và nâng cao các thùng điện kế có khả năng ngập khi triều cường dâng lên. Đặc biệt, trước khi triều cường lên ngành điện tổ chức đi kiểm tra trực tiếp các vị trí xung yếu, nước ngập để tránh tình trạng bị rò rỉ điện, gây sự cố lưới điện.

Cùng với đó, kiểm tra các độ cao tĩnh không các đường dây đi ngoài đồng, cảnh báo để người dân chống ghe xuồng trên đồng, nhằm đảm bảo an toàn cho nhân dân trong mùa mưa bão.

Nhờ thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Tổng công ty Điện lực miền Nam, nên trong thời gian mưa lũ và triều cường, ngành điện các tỉnh phía Nam đã giảm thiểu tối đa các thiệt hại. Riêng Công ty Điện lực Cần Thơ vận hành hơn 1.826 km đường dây trung áp, hơn 3.596 km đường dây hạ áp an toàn.

“Đặc biệt, trong 3 đợt triều cường vừa qua, gần 400.000 khách hàng trên địa bàn TP. Cần Thơ đều được cấp điện an toàn, ổn định. Dù nhiều thời điểm, mực nước ngập tại nhiều tuyến đường vượt mức báo động” - ông Nguyễn Công Lực chia sẻ.

Dự báo từ nay đến cuối năm, các tỉnh phía Nam vẫn phải ứng phó ít nhất 2 đợt triều cường nữa. Để sử dụng điện an toàn điện, ngăn ngừa và phòng tránh tai nạn điện trong thời điểm mực nước dâng cao, ngành điện miền Nam khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp như ổ cắm điện có khả năng bị ngập thì cô lập không cho mang điện; ổ cắm trong gia đình phải đặt ở nơi khô ráo, nên đặt ở vị trí cao, để an toàn cho trẻ nhỏ và tránh rò điện khi ngập nước. Đặc biệt, khi có nguy cơ bị ngập nước do úng, các gia đình cần cắt ngay nguồn điện, không chạm đến bất kỳ thiết bị, dụng cụ điện nào khi tay còn ướt hoặc đi chân trần trên nền ẩm ướt.

Khi xảy ra các sự cố về điện, người dân cần liên hệ ngay với điện lực địa phương hoặc gọi qua 2 số điện thoại tổng đài 19001006-19009000. Tổng đài chăm sóc khách hàng của Tổng công ty điện lực miền Nam sẽ hỗ trợ bà con xử lý sự cố một cách nhanh chóng nhất.
Minh Khuê
Bài viết cùng chủ đề: An toàn điện

Tin cùng chuyên mục

Hà Tĩnh sẽ có thêm Trạm biến áp 220kV Vũng Áng vào năm 2025

Dự án đường dây 220kV Nậm Sum – Nông Cống sắp về đích

Lào Cai cam kết giải quyết vướng mắc các dự án truyền tải điện

EVN và NSMO 'bắt tay' vận hành hệ thống điện và thị trường điện quốc gia

Quy định mới nhất về vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh

Các nhà máy nhiệt điện chuẩn bị cấp điện cho mùa khô 2025 ra sao?

Hoà lưới thành công tổ máy 1 công trình Nhà máy Thủy điện Ialy mở rộng

EVNCPC chủ động ứng phó với mưa lớn khu vực Trung Bộ

Nâng cao kỹ năng nghề truyền tải: Hiệu quả từ đường dây 500kV mạch 3

Lai Châu chấp thuận chủ trương đầu tư Trạm biến áp 220kV gần 430 tỷ đồng

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Bộ Công Thương phê duyệt Kế hoạch cung cấp điện quốc gia năm 2025

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Bài 4: Từ kết quả giám sát đến yêu cầu sửa đổi toàn diện Luật Điện lực

Bài 3: Các chuyên gia, nhà quản lý, đại biểu Quốc hội nói gì?

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải