Ngành Công Thương kiên định thực hiện mục tiêu kép

Năm 2020 đã khép lại với những thành tựu tích cực, toàn diện, góp phần vào thành công chung trong giai đoạn 2016 - 2021. Đóng góp vào thành quả đó, phải kể đến nỗ lực của ngành Công Thương với tinh thần vững vàng, kiên định thực hiện mục tiêu kép: Vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phục hồi và phát triển kinh tế...

Câu chuyện về hoạt động xuất nhập khẩu là minh chứng mạnh mẽ nhất cho nỗ lực của ngành Công Thương. Còn nhớ hồi đầu năm, khi dự Hội nghị tổng kết công tác năm 2019 và triển khai nhiệm vụ năm 2020 của ngành Công Thương, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đặt yêu cầu cho ngành trong năm phải phấn đấu cho được con số kim ngạch xuất khẩu 300 tỷ USD. Khi đó, chưa ai có thể tưởng tượng được những tác động ghê gớm do dịch Covid-19 gây ra trong năm 2020.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

Sau đó, đặc biệt là khoảng thời gian nửa đầu năm 2020, dưới tác động của dịch Covid-19, nhiều chuyên gia đặt câu hỏi về tính hiện thực của con số xuất khẩu 300 tỷ USD. Nhưng, ngành Công Thương từ lãnh đạo Bộ đến lãnh đạo đơn vị chức năng đã vào cuộc với tinh thần như chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc “khó khăn gấp đôi đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực gấp ba”. Và, theo thông tin Tổng cục Thống kê công bố ngày 27/12/2020, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2020 tăng 6,5% so với năm trước, đạt 281,5 tỷ USD.

Trong khó khăn chưa từng có cả về đơn hàng, thị trường, kết nối giao thương…, con số 281,5 tỷ USD chỉ cách mục tiêu 300 tỷ USD già nửa tháng xuất khẩu với “phong độ” vốn có của kinh tế Việt Nam. Nói như vậy để thấy rằng, trong điều kiện bình thường, mục tiêu 300 tỷ USD về xuất khẩu hàng hóa cũng cần đến sự nỗ lực rất cao.

Ý kiến của nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, từng đồng USD xuất khẩu năm 2020 mang chất lượng mới, vững chắc, bài bản và chuyên nghiệp hơn và trên hết là sự kết tinh những nỗ lực không ngừng nghỉ của ngành Công Thương cũng như cộng đồng doanh nghiệp cả nước.

Những nỗ lực của ngành Công Thương trong việc kiên định, vững vàng thực hiện mục tiêu kép đã làm rõ thêm các nội hàm, căn cứ hoạch định chính sách không chỉ cho năm 2020 mà còn cả năm 2021 và những năm tiếp. Theo đó, dành ưu tiên cao nhất cho phòng, chống dịch, bảo đảm đời sống của nhân dân trên tất cả các phương diện và bảo đảm mức cao nhất mục tiêu phát triển kinh tế.

Nhìn rộng hơn, bức tranh năm 2020 của ngành Công Thương có thể thấy nổi lên 4 điểm sáng trong thực hiện mục tiêu kép.

Thứ nhất, thúc đẩy sản xuất trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19. Bộ Công Thương đã làm việc, phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế, các đơn vị trong và ngoài Bộ, doanh nghiệp trong ngành để tổng hợp, nắm bắt thông tin kịp thời; thúc đẩy sản xuất khẩu trang y tế, khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp dệt may nhanh chóng chuyển đổi sang sản xuất khẩu trang vải kháng giọt bắn, kháng khuẩn phục vụ phòng chống dịch.

Thứ hai, kiểm tra, kiểm soát tốt thị trường, bảo đảm ổn định trật tự thị trường, cung ứng hàng hóa thiết yếu và các hàng hóa phục vụ chống dịch cho người dân.

Khó có thể quên những tháng đầu năm 2020, trước thông tin về những ca nhiễm Covid-19 đầu tiên, đã có lúc xảy ra tình trạng người dân chen lấn, xô đẩy để mua khẩu trang, nước rửa tay phòng dịch. Thế nhưng, lực lượng quản lý thị trường đã bám sát mọi chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, Bộ Công Thương tập trung quyết liệt, chỉ đạo toàn lực lượng tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đặc biệt đối với các mặt hàng thiết yếu phòng, chống dịch.

Thứ ba, bảo đảm cân đối, cung ứng hàng hóa phục vụ người dân.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 có xu hướng ngày càng lan rộng tại các nước cũng như tại Việt Nam gây tác động đến tâm lý người dân và ảnh hưởng tới thị trường hàng hóa thiết yếu, Bộ Công Thương đã yêu cầu các địa phương có phương án bảo đảm nguồn cung theo từng cấp độ diễn biến của dịch bệnh, bảo đảm đủ hàng hóa thiết yếu cho người dân trong mọi tình huống theo phương châm 4 tại chỗ "chỉ đạo tại chỗ, lực lượng tại chỗ, hệ thống phân phối tại chỗ, hàng hóa tại chỗ" và 3 sẵn sàng "chủ động nguồn hàng, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương”;

Thứ tư, kịp thời tháo gỡ vướng mắc, hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin để kết nối với thị trường, thúc đẩy xuất khẩu.

Để làm nên những điểm sáng đó, Bộ Công Thương đã chủ động vào cuộc rất sớm bằng tâm thế: Khó khăn càng chưa có tiền lệ, giải pháp càng phải mang tính khả thi không chỉ cho trước mắt mà còn mang tính “dài hơi”, “căn cơ”, phát huy cao độ vai trò, trách nhiệm người đứng đầu từ tập thể lãnh đạo Bộ đến lãnh đạo các đơn vị chức năng. Đặc biệt, người đứng đầu ngành Công Thương đã nhấn mạnh tinh thần và cách thực hiện: “Giải pháp, giải pháp và giải pháp”.

Đáng chú ý, những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để duy trì hoạt động sản xuất, góp phần duy trì đà tăng trưởng của các ngành công nghiệp và nền kinh tế đã được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả.

Bộ Công Thương đã thường xuyên rà soát, bám sát thực tiễn các tác động của dịch bệnh đối với sản xuất công nghiệp và chuỗi cung ứng để đề xuất và triển khai biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ, định hướng chuyển đổi nguồn cung nguyên liệu, tìm thị trường đầu ra, hỗ trợ doanh nghiệp tìm nguồn cung cấp nguyên phụ liệu thay thế. Đồng thời, thúc đẩy các hoạt động liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước để tự chủ một phần nguồn cung nguyên, phụ liệu trong nước - đặc biệt là trong các ngành dệt may, da giày, điện tử…

Bên cạnh đó, để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp thuộc một số lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, Bộ Công Thương liên tục nghiên cứu đề xuất với Thủ tướng Chính phủ xem xét một số biện pháp để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn trước và sau dịch bệnh.

Dịch Covid-19 cũng là thời điểm ngành công nghiệp trong nước nhìn lại vị trí trong liên kết chuỗi, từ đó có định hướng tái cơ cấu hợp lý, tăng cường nội lực về công nghiệp hỗ trợ để chủ động nguồn cung lâu dài, tránh phụ thuộc vào một số thị trường đầu vào nhất định.

***

Nhiều học giả trên thế giới cho rằng, dịch Covid-19 đã khiến cho thế giới thay đổi mãi mãi. Đúng là có những thứ sẽ đổi khác so với trước nhưng có một thứ không thay đổi, với chúng ta đó là tinh thần và ý chí vươn lên trong mọi khó khăn, thử thách. n

Mức độ thành công được xác định không chỉ bởi những gì chúng ta đã đạt được, mà bởi cả những trở ngại chúng ta đã vượt qua. Dấu ấn của năm 2020 chính là tinh thần chủ động, quyết liệt, đồng bộ, biến “nguy cơ” thành “thời cơ”, tạo tiền đề vững chắc hơn cho năm 2021 - năm mở đầu của giai đoạn phát triển 5 năm tới.

Quang Lộc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Phát triển công nghiệp nền tảng có lợi thế, công nghiệp xanh tại Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

Phát triển công nghiệp nền tảng có lợi thế, công nghiệp xanh tại Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 376/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050
Việt Nam - Pháp: Gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, hướng đến tương lai

Việt Nam - Pháp: Gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, hướng đến tương lai

Với nỗ lực hai bên cùng gác lại quá khứ, hướng đến tương lai cho thấy Việt Nam là một hình mẫu về hàn gắn, biến thù thành bạn, chuyển đối đầu thành đối thoại.
Triển khai công tác cán bộ tại tỉnh Hải Dương, Đắk Lắk

Triển khai công tác cán bộ tại tỉnh Hải Dương, Đắk Lắk

Trong tuần qua (từ 29/4 đến 5/5), Tỉnh ủy Hải Dương, Tỉnh ủy Đắk Lắk đã triển khai các quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ.
Việt Nam đề nghị Campuchia chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo

Việt Nam đề nghị Campuchia chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo

Việt Nam tôn trọng lợi ích chính đáng của Campuchia và đề nghị các bên phối hợp chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động dự án kênh đào Funan Techo.
Truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024)

Truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024)

Cầu truyền hình trực tiếp "Dưới lá cờ quyết thắng" kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) diễn ra lúc 20h tối ngày 5/5.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ: Tây Ninh hội tụ đủ 3 yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà để phát triển

Thủ tướng Chính phủ: Tây Ninh hội tụ đủ 3 yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà để phát triển

Chiều ngày 5/5/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: 5 điểm nổi bật, 6 giải pháp để Đông Nam Bộ tiếp tục phát triển mạnh mẽ

Thủ tướng Phạm Minh Chính: 5 điểm nổi bật, 6 giải pháp để Đông Nam Bộ tiếp tục phát triển mạnh mẽ

Thủ tướng yêu cầu vùng Đông Nam Bộ cần tổ chức thực hiện tốt 6 giải pháp để tiếp tục phát huy lợi thế, tiềm năng, xứng đáng là đầu tàu của cả nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tập trung đào tạo 50-100 nghìn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn giai đoạn 2025-2030

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tập trung đào tạo 50-100 nghìn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn giai đoạn 2025-2030

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Đã khởi công, triển khai thủ tục 9/29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam Bộ

Đã khởi công, triển khai thủ tục 9/29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam Bộ

Đến nay, trong số 29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam Bộ, đã có 4 dự án khởi công, 5 dự án đang triển khai các thủ tục đầu tư,
Đại tướng Phan Văn Giang chủ trì lễ đón và hội đàm với Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp

Đại tướng Phan Văn Giang chủ trì lễ đón và hội đàm với Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp

Đại tướng Phan Văn Giang nhấn mạnh, chuyến thăm của Ngài Bộ trưởng và Đoàn đại biểu cấp cao Quân đội Pháp có ý nghĩa rất quan trọng trong quan hệ hai nước.
Thủ tướng Chính phủ: Phải đề xuất chính sách khai thông nhanh, đột phá phục vụ phát triển vùng Đông Nam Bộ

Thủ tướng Chính phủ: Phải đề xuất chính sách khai thông nhanh, đột phá phục vụ phát triển vùng Đông Nam Bộ

Thủ tướng Chính phủ đề nghị các bộ, ngành, địa phương phải đề xuất các giải pháp mang tính đột phá nhằm khai thông, thúc đẩy hơn nữa phát triển vùng Đông Nam Bộ
Đề xuất cấm mua bán vàng bằng tiền mặt có khả thi?

Đề xuất cấm mua bán vàng bằng tiền mặt có khả thi?

Theo PGS.TS Ngô Trí Long, đề xuất cấm mua bán vàng bằng tiền mặt của Tổng cục Thuế là không khả thi vì không phải 100% người mua vàng đều là đầu tư.
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Công nghiệp bán dẫn dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030

Công nghiệp bán dẫn dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030

Thị trường chip bán dẫn giữ vững tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định trong suốt 20 năm qua và được dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030.
4 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 238,9 tỷ USD, tăng 15,2%

4 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 238,9 tỷ USD, tăng 15,2%

Kinh tế 4 tháng duy trì đà phát triển tích cực cả 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Trong đó, điểm sáng là lĩnh vực xuất nhập khẩu đạt 238,9 tỷ USD.
Khuyến khích điện mặt trời mái nhà: Không phục vụ mục đích kinh doanh, mua bán điện

Khuyến khích điện mặt trời mái nhà: Không phục vụ mục đích kinh doanh, mua bán điện

Việc khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu nhằm mục đích tự sử dụng, tự cấp cho nhu cầu tại chỗ, không phục vụ mục đích mua bán điện.
Thủ tướng: Tập trung triển khai 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành

Thủ tướng: Tập trung triển khai 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành

Kinh tế trong 4 tháng đầu năm chuyển biến tích cực với 8 kết quả nổi bật. Thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu triển khai 15 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.
Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo tham vấn về phát triển điện mặt trời mái nhà

Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo tham vấn về phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo tham vấn kỹ thuật về Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế, chính sách điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.
Tuyên Quang: Khắc phục sự cố thiên tai đảm bảo cấp điện trở lại phục vụ nhân dân

Tuyên Quang: Khắc phục sự cố thiên tai đảm bảo cấp điện trở lại phục vụ nhân dân

Công ty Điện lực Tuyên Quang đã chỉ đạo Điện lực các huyện nỗ lực xử lý, cấp điện trở lại phục vụ nhân dân.
Bộ Công Thương đề xuất 3 cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương đề xuất 3 cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà

Chiều 4/5, Bộ Công Thương tổ chức hội thảo tham vấn kỹ thuật Nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái tự sản, tự tiêu.
Giải trình, làm rõ trách nhiệm trong phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử

Giải trình, làm rõ trách nhiệm trong phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử

Sáng 4/5, tại Nhà Quốc hội, diễn ra Phiên giải trình Trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4: Tập trung các giải pháp căn cơ, lâu dài, trọng tâm, trọng điểm

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4: Tập trung các giải pháp căn cơ, lâu dài, trọng tâm, trọng điểm

Sáng 4/5, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024, thảo luận nhiều nội dung quan trọng.
Giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa, quản lý thị trường vàng

Giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa, quản lý thị trường vàng

Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa, có kịch bản ứng phó; có giải pháp quản lý thị trường vàng.
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bản anh hùng ca của chiến tranh nhân dân

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bản anh hùng ca của chiến tranh nhân dân

Chiến thắng Điện Biên Phủ là bản anh hùng ca của chiến tranh nhân dân, là chiến thắng của lòng yêu nước, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam.
Thanh tra, kiểm tra các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng

Thanh tra, kiểm tra các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng

Thủ tướng yêu cầu thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng, đại lý mua bán vàng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động