Ngành Công Thương: Chủ động đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh thực thi cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do và xu hướng phát triển, ứng dụng nhanh chóng các thành tựu mới về khoa học và công nghệ (KH&CN), đổi mới sáng tạo là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, khả năng cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường trong nước và từng bước tiếp cận, mở rộng thị trường nước ngoài, có ý nghĩa quyết định để đưa khoa học và công nghệ thực sự trở thành động lực của tăng trưởng và phát triển của Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Xác định đầy đủ, đúng đắn vị thế quan trọng của khoa học và công nghệ trong ngành Công Thương, Ban cán sự đảng Bộ Công Thương đã chủ động, tích cực lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thể chế hóa các chủ trương, định hướng của Đảng, chính sách của Nhà nước, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về nghiên cứu khoa học, ứng dụng, chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo, quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa, sở hữu trí tuệ.

Trong giai đoạn vừa qua, Bộ Công Thương cũng đã chủ động tiến hành nghiên cứu, điều tra, khảo sát và tích cực phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Kinh tế Trung ương cung cấp những cơ sở thực tiễn phong phú và sinh động, một số luận điểm lý luận phục vụ công tác xây dựng các chính sách và chủ trương lớn của Đảng về chiến lược, định hướng phát triển khoa học và công nghệ. Một số kết quả đã được đưa vào 03 Nghị quyết, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư bao gồm: (i) Kết luận số 50-KL/TW ngày 30 tháng 5 năm 2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW Hội nghị Trung ương 6 khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế (Kết luận số 50-KL/TW); (ii) Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Nghị quyết số 52-NQ/TW); (iii) Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22 tháng 3 năm 2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Công nghiệp hóa, điện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế

Với mục đích triển khai học tập, quán triệt sâu sắc và tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các Nghị quyết này, Ban cán sự đảng Bộ Công Thương đã ban hành các Kế hoạch hành động số 15-KH/BCSĐ ngày 28 tháng 4 năm 2020 thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW, Kế hoạch số 16/KH-BCSĐ ngày 13 tháng 5 năm 2020 thực hiện Kết luận số 50-KL/TW. Theo đó, trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương, Bộ đã đề ra các nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để triển khai thực hiện đồng bộ từ hoàn thiện thể chế, xây dựng hạ tầng, phát triển khoa học công nghệ (tái cơ cấu các tổ chức, Chương trình, Đề án về khoa học công nghệ, xây dựng tiềm lực), nguồn nhân lực, hợp tác quốc tế và truyền thông. Các kế hoạch này cũng đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ triển khai thực hiện. Đây là những định hướng hết sức quan trọng để các đơn vị trong ngành Công Thương bám sát các giải pháp, nhiệm vụ trong quá trình triển khai hoạt động khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, điện đại hóa.

Trong giai đoạn 2011-2020, cùng với Đề án Tái cơ cấu ngành Công Thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Kế hoạch Tái cơ cấu ngành công nghiệp giai đoạn 2018-2020, xét đến năm 2025, Bộ Công Thương đã tập trung triển khai đồng bộ 09 chương trình/đề án KH&CN cấp quốc gia, 02 chương trình KH&CN trọng điểm cấp bộ, đặc biệt là triển khai thực hiện Đề án ứng dụng KH&CN trong tái cơ cấu ngành Công Thương. Quá trình triển khai giải pháp, nhiệm vụ thực hiện các Chương trình, Đề án, Dự án KH&CN của Bộ Công Thương luôn bám sát các chủ trương, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã được Đảng, Chính phủ định hướng. Trong đó, thành tựu có đóng góp giá trị thực tiễn nổi bật của Bộ Công Thương đó là quá trình thay đổi từ tư duy đến hành động chuyển từ vị trí “quản lý” đơn thuần sang vai trò “đồng hành, phối hợp, hỗ trợ” các doanh nghiệp, tổ chức tham gia các hoạt động KH&CN. Theo đó, bên cạnh việc thực hiện tốt chức năng quản lý hành chính, Bộ Công Thương chủ động định hướng các doanh nghiệp, tổ chức KHCN từ khi xây dựng đề xuất nhiệm vụ KH&CN và tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ KH&CN để kịp thời xử lý các vướng mắc, phát sinh.

Một số thành tựu tiêu biểu đó là: “Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020” đã triển khai được 144 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Quốc gia, nghiên cứu xây dựng được hơn 200 công nghệ sinh học tiên tiến ở trong nước, kết hợp với việc hỗ trợ các công nghệ sinh học hiện đại của nước ngoài thông qua các chương trình hợp tác quốc tế triển khai một số nhiệm vụ; triển khai ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả khoảng 30% công nghệ thuộc Đề án để chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng nhằm nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của các sản phẩm chế biến, phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Hiện nay, Bộ Công Thương đã trình Thủ tướng và sẽ sớm đi vào triển khai Đề án “Phát triển công nghiệp sinh học ngành Công Thương đến năm 2030”, tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 04 tháng 3 năm 2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

“Chương trình phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao” do Bộ Công Thương triển khai đã đạt nhiều kết quả tích cực. Thông qua việc triển khai các nhiệm vụ thuộc Chương trình, nhiều doanh nghiệp/viện/trường đã nâng cao được trình độ KH&CN (với viện/trường và các nhà khoa học là trình độ nghiên cứu KH&CN hiện đại, tiên tiến; với doanh nghiệp là nâng cao năng lực làm chủ công nghệ). Đặc biệt đối với doanh nghiệp, việc làm chủ, phát triển công nghệ cao, áp dụng/ứng dụng trực tiếp vào hoạt động sản xuất đã làm tăng hiệu quả, đặc biệt là nâng cao chất lượng sản phẩm trong khi giảm được giá thành khi so sánh với các sản phẩm nhập ngoại, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm tạo ra, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh và vị thế của doanh nghiệp.

Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngành công nghiệp” đã hỗ trợ tổng số mô hình điểm là 468 mô hình trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất, chất lượng, ứng dụng tiến bộ khoa học và đổi mới công nghệ. Các doanh nghiệp tham gia thực hiện chương trình đã được đào tạo về nhận thức cũng như nâng cao năng lực triển khai thực tế. Kết thúc triển khai, các doanh nghiệp có khả năng duy trì và tiếp tục triển khai các dự án khác, đồng thời tạo hiệu ứng lan tỏa cho các doanh nghiệp khác.

Trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và sở hữu trí tuệ: Trong giai đoạn vừa qua, Bộ Công Thương đã tiếp tục đẩy mạnh chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành có liên quan đưa hoạt động quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, quy chuẩn và chất lượng sản phẩm hàng hóa đã từng bước đi vào nền nếp. Các hoạt động này đã thật sự làm cơ sở để góp phần quan trọng trong quá trình thực hiện các mục tiêu ngành Công Thương như: (i) Nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa, thiết lập hệ thống hàng rào kỹ thuật với mục tiêu bảo vệ hợp lý sản xuất trong nước; (ii) Hỗ trợ các doanh nghiệp cải tiến công nghệ, đảm bảo chất lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh; (iii) Ngăn chặn các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ kém chất lượng, ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe, tính mạng con người. Bộ Công Thương cũng đang làm đầu mối chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tích cực triển khai thực hiện “Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc”; “Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030”; “Đề án tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” và triển khai kế hoạch thực hiện những cam kết của Việt Nam về lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và sở hữu trí tuệ trong các FTAs như CPTPP, EVFTA, VKFTA…

Trong giai đoạn 2021 – 2025, trên cơ sở những kết quả đã đạt được, Ban cán sự đảng Bộ Công Thương sẽ tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị tiếp tục ưu tiên và tập trung nguồn lực cho phát triển KH&CN; tăng cường chú trọng đào tạo nguồn nhân lực KH&CN chất lượng cao kịp thời thích ứng với yêu cầu đặt ra của cuộc CMCN 4.0; tăng cường phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ cùng các Bộ, ngành có liên quan rà soát, điều chỉnh, bổ sung, thay thế một số quy định, cơ chế hiện có đang là vướng mắc, rào cản trong quá trình triển khai hoạt động KH&CN; quyết tâm triển khai thực hiện có hiệu quả Kết luận số 50-KL/TW của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công Thương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: khoa học công nghệ

Tin mới nhất

Lan truyền clip nhạy cảm trên mạng xã hội: Xin đừng vô cảm!

Lan truyền clip nhạy cảm trên mạng xã hội: Xin đừng vô cảm!

Lan truyền những hình ảnh, clip nhạy cảm mang tính riêng tư của người khác trên mạng xã hội là vi phạm pháp luật, là vô cảm, xã hội cần lên án.
Bộ Công Thương đề xuất chỉ quản lý thí điểm thuốc lá nung nóng, chưa lưu hành thuốc lá điện tử

Bộ Công Thương đề xuất chỉ quản lý thí điểm thuốc lá nung nóng, chưa lưu hành thuốc lá điện tử

Trong thời gian chưa ban hành chính sách, Bộ Công Thương đề xuất chỉ quản lý thí điểm thuốc lá nung nóng, chưa cho phép lưu hành sản phẩm thuốc lá điện tử.
Quan điểm của Bộ Công Thương về quản lý thuốc lá thế hệ mới

Quan điểm của Bộ Công Thương về quản lý thuốc lá thế hệ mới

Trong quá trình xây dựng chính sách quản lý thí điểm thuốc lá thế hệ mới, Bộ Công Thương đang xây dựng phương án quản lý tiệm cận gần nhất với ý kiến Bộ Y tế.
Du lịch "lột xác" và câu chuyện từ xứ Thanh

Du lịch "lột xác" và câu chuyện từ xứ Thanh

Trong 5 ngày kỳ nghỉ lễ, Thanh Hóa là địa phương đón lượng khách đông nhất trên cả nước với trên 1,5 triệu lượt, tổng doanh thu du lịch đạt hơn 3.800 tỷ đồng.
Góp tiền tổ chức lễ tri ân thầy cô: Đừng "biến tướng" chạy theo hình thức, lãng phí

Góp tiền tổ chức lễ tri ân thầy cô: Đừng "biến tướng" chạy theo hình thức, lãng phí

"Tôn sư trọng đạo" vốn dĩ là truyền thống tốt đẹp, việc tri ân thầy cô cũng là chuyện bình thường, song không nên chạy theo phong trào, quá coi trọng hình thức.

Tin cùng chuyên mục

GS. TS Vũ Trọng Hồng tiết lộ ‘điều cần làm’ từ dự án kênh đào Funan Techo

GS. TS Vũ Trọng Hồng tiết lộ ‘điều cần làm’ từ dự án kênh đào Funan Techo

Từ dự án kênh đào Funan Techo cho thấy Việt Nam đang có ‘lỗ hổng’ về chiến lược và chiến thuật trong sử dụng nguồn nước.
Liên tiếp xảy ra tai nạn thương vong, đừng để công tác an toàn lao động chỉ là khẩu hiệu

Liên tiếp xảy ra tai nạn thương vong, đừng để công tác an toàn lao động chỉ là khẩu hiệu

Những vụ việc tai nạn lao động gần đây cho thấy công tác đảm bảo an toàn lao động đang tồn tại nhiều bất cập, thậm chí bị buông lỏng, hình thức, phong trào.
Nỗi oan bà bán dứa và hệ luỵ từ những thông tin

Nỗi oan bà bán dứa và hệ luỵ từ những thông tin ''một nửa sự thật''

Vụ việc “500 nghìn đồng 3 quả dứa” đã khép lại với kết luận từ cơ quan công an: “Bà bán dứa bị oan”.
Ai sẽ hưởng lợi khi cổ xuý trào lưu xuyên tạc ‘điện mặt trời 0 đồng’?

Ai sẽ hưởng lợi khi cổ xuý trào lưu xuyên tạc ‘điện mặt trời 0 đồng’?

Nhiều người không tìm hiểu kỹ những chính sách về điện, đã “múa phím như đúng rồi" về việc quản lý, định hướng phát triển ngành điện nước ta.
Ai đứng sau luận điệu xuyên tạc về điện mặt trời dư thừa nhưng sai quy hoạch?

Ai đứng sau luận điệu xuyên tạc về điện mặt trời dư thừa nhưng sai quy hoạch?

Nhiều luận điệu xuyên tạc, quy chụp về điện mặt trời dư thừa nhưng sai qui hoachđể dắt mũi dư luận nhằm phục vụ lợi ích nhóm.
Đâu là “chìa khóa” để chuyển đổi số thành công?

Đâu là “chìa khóa” để chuyển đổi số thành công?

Nhân lực số giữ vị trí then chốt để thực hiện chuyển đổi số thành công bởi đây là nhân tố có khả năng làm chủ, nắm bắt các công nghệ mới…
Điện mặt trời áp mái nối lưới càng nhiều, chi phí hệ thống càng lớn

Điện mặt trời áp mái nối lưới càng nhiều, chi phí hệ thống càng lớn

Đầu tư điện mặt trời mái nhà nếu có kết nối lưới điện thì chi phí duy trì hệ thống càng cao, từ đó, có thể sẽ ảnh hưởng tới giá điện.
Vụ “chặt chém” du khách 3 quả dứa 500 nghìn đồng: Đừng để “con sâu làm rầu nồi canh”

Vụ “chặt chém” du khách 3 quả dứa 500 nghìn đồng: Đừng để “con sâu làm rầu nồi canh”

Vụ “chặt chém” du khách 3 quả dứa 500 nghìn đồng tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội khiến dư luận trong nước bức xúc vì làm ảnh hưởng đến uy tín của du lịch Việt Nam.
Thiếu hụt nước sinh hoạt mùa hạn mặn: Đã đến lúc người dân cần chủ động ứng phó

Thiếu hụt nước sinh hoạt mùa hạn mặn: Đã đến lúc người dân cần chủ động ứng phó

Thiếu hụt nước sinh hoạt là một trong những hệ lụy của hạn hán, xâm nhập mặn mà người dân khu vực ven biển miền Tây Nam Bộ đã, đang và phải tiếp tục đối mặt.
Dệt may Việt Nam đang phải chịu áp lực kép

Dệt may Việt Nam đang phải chịu áp lực kép

Xuất khẩu dệt may đang phải chịu áp lực kép bởi chi phí tăng, khách hàng yêu cầu sản phẩm phải “xanh - sạch” nhưng giá lại không được tăng.
Quy hoạch năng lượng rất quan trọng trong phát triển kinh tế của Bà Rịa- Vũng Tàu

Quy hoạch năng lượng rất quan trọng trong phát triển kinh tế của Bà Rịa- Vũng Tàu

Sở hữu tiềm năng lớn về dầu khí, điện…, quy hoạch năng lượng quốc gia được đánh giá rất quan trọng trong phát triển kinh tế của Bà Rịa - Vũng Tàu.
Làm rõ sự thật xung quanh đơn Trung Nam ‘kêu cứu’ Thủ tướng

Làm rõ sự thật xung quanh đơn Trung Nam ‘kêu cứu’ Thủ tướng

Khó khăn về doanh thu và những vướng mắc trong vận hành đường dây 500kV, Trung Nam đã gửi đơn kêu cứu Thủ tướng, vậy thực hư việc này ra sao?
Xuất khẩu gạo và bài toán nâng cao chuỗi giá trị

Xuất khẩu gạo và bài toán nâng cao chuỗi giá trị

Việc xây dựng một nền sản xuất lớn, ứng dụng công nghệ tốt hơn và quản lý phù hợp, kết hợp chế biến sâu sẽ giúp nâng cao chuỗi giá trị cho xuất khẩu gạo.
6 tháng đầu năm xuất khẩu gạo có thể đạt khoảng 4,5 triệu tấn

6 tháng đầu năm xuất khẩu gạo có thể đạt khoảng 4,5 triệu tấn

Nhu cầu gạo ở các thị trường trên thế giới rất lớn song để tận dụng và đẩy mạnh xuất khẩu gạo các doanh nghiệp phải tăng cường thông tin.
Vì sao cơ quan soạn thảo đề xuất điện dư phát lên lưới giá 0 đồng?

Vì sao cơ quan soạn thảo đề xuất điện dư phát lên lưới giá 0 đồng?

Cơ chế điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu, nếu dư phát lên lưới với giá 0 đồng, được cho là nhằm bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống điện, hỗ trợ nhà đầu tư.
Báo Công Thương tổ chức Tọa đàm

Báo Công Thương tổ chức Tọa đàm ''Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng''

Lúc 9h30 ngày 26/4, Báo Công Thương tổ chức Tọa đàm ''Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng''.
Xuất khẩu gạo kỳ vọng tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Xuất khẩu gạo kỳ vọng tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Dần khẳng định thương hiệu và uy tín trên thị trường quốc tế, xuất khẩu gạo được kỳ vọng sẽ tiếp tục bứt phá trong năm 2024 này.
Báo Công Thương đoạt giải Cuộc thi

Báo Công Thương đoạt giải Cuộc thi ''Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới''

Tối ngày 24/4, Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới” lần thứ ba (2023-2024) diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Xử lý thông tin xấu độc trên TikTok, phải làm nghiêm từ gốc!

Xử lý thông tin xấu độc trên TikTok, phải làm nghiêm từ gốc!

TikTok phải ủy quyền cho pháp nhân ở Việt Nam quản lý nội dung, có như vậy mới xử lý triệt để các tồn tại, mối nguy cho an ninh quốc gia.
Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo

Triển khai nhiều giải pháp, Bộ Công Thương đã, đang và sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu gạo nói riêng và ngành lúa gạo Việt Nam nói chung.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động