Thứ hai 23/12/2024 06:10

Ngân hàng tăng tốc đẩy vốn, tín dụng kỳ vọng bứt phá những tháng cuối năm

Sản xuất kinh doanh khởi sắc, áp lực tỷ giá hạ nhiệt, cùng nhiều chính sách hỗ trợ tiếp cận vốn,… là những yếu tố thúc đẩy tín dụng những tháng cuối năm.

Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tính đến 30/9 /chu-de/tin-dung-tang-truong-thap.topic 9% so với cuối năm 2023, song vẫn còn khoảng cách khá xa so với mục tiêu định hướng 15% của cả năm nay. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế nhận định, có nhiều yếu tố hỗ trợ việc tăng tốc giải ngân vốn tín dụng trong quý cuối năm 2024. Đặc biệt là sự khởi sắc của các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, áp lực tỷ giá hạ nhiệt, các chính sách hỗ trợ tiếp cận vốn.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng - cho biết, thời gian qua, ngành ngân hàng đã tích cực đẩy mạnh tín dụng, mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm 15% hoàn toàn khả thi bởi tín dụng thường tăng mạnh vào những tháng cuối năm.

Thực tế cũng phản ánh, các ngân hàng thương mại, một số địa phương có khoản vay lớn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, sân bay bến cảng… đã thúc đẩy tăng trưởng tín dụng phát triển nhanh kể từ quý III. Bên cạnh đó, động lực chính tăng trưởng tín dụng trong 9 tháng năm 2024 vẫn tập trung ở các lĩnh vực ngành nghề thế mạnh trong nền kinh tế. Ví như gói tín dụng lâm - thủy sản trong vòng hơn một năm qua mà liên tục nâng quy mô gói từ 15.000 tỷ đồng (tháng 7/2023), 30.000 tỷ đồng (đầu năm 2024), 60.000 tỷ đồng (tháng 9/2024).

Tính đến 30/9 tín dụng tăng trưởng 9% so với cuối năm 2023. Ảnh: Mai Hương

Ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. Hồ Chí Minh - cho biết, mặc dù lĩnh vực lâm thủy sản chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) thành phố nhưng kết quả giải ngân lại đáp ứng nhu cầu vốn cho rất nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực này, từ đó tạo hiệu ứng lan tỏa sang các ngành nghề kinh doanh khác.

Theo TS. Cấn Văn Lực - thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, tín dụng hồi phục mạnh trong những tháng gần đây nhờ sự khởi sắc của các hoạt động đầu tư, tiêu dùng, thị trường bất động sản chuyển biến tích cực và mặt bằng lãi suất cho vay ở mức thấp. Theo ông Lực, tín dụng sẽ tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới do tăng trưởng kinh tế đạt mức 7,4% trong quý III/2024, dự kiến sẽ đạt khoảng 6,7% trong cả năm 2024; thị trường bất động sản có chuyển biến tích cực thúc đẩy cầu tín dụng về đầu tư, kinh doanh bất động sản và mua nhà ở, nhà ở xã hội…

TS. Nguyễn Hữu Huân, giảng viên Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh nhìn nhận, điểm tích cực là tăng trưởng tín dụng đang cùng nhịp với đà tăng của nền kinh tế và các hoạt động sản xuất, kinh doanh, một số lĩnh vực có tăng trưởng tín dụng vượt trội như tín dụng công nghiệp tăng 9,8% và tín dụng công nghệ cao tăng 18,15% tính đến hết quý II năm nay.

“Từ nay đến cuối năm, giải ngân vốn tín dụng sẽ có bước đột phá nhờ một số yếu tố: tỷ giá USD/VND có xu hướng giảm và việc đảo chiều chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã làm vơi áp lực lên tỷ giá hối đoái, giúp Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều dư địa để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, tiêu dùng trong nước cũng như đầu tư nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế; yếu tố mùa vụ hấp thụ tín dụng cuối năm và việc thực hiện các giải pháp thúc đẩy tín dụng của ngành ngân hàng” - ông Huân nhấn mạnh.

Các ngân hàng hướng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Ảnh: Agribank

Tương tự, FiinRatings cho rằng, lãi suất USD giảm sẽ hỗ trợ chi phí vay quốc tế. Các doanh nghiệp không thực hiện phòng vệ tỷ giá (hedging) sẽ hưởng lợi khi lãi suất USD giảm tác động trực tiếp đến lãi suất khoản vay (lãi suất thả nổi SOFR + biên độ). Ngoài ra, tỷ giá thấp hơn cũng tạo điều kiện cho hoạt động vay vốn/chào bán trái phiếu quốc tế sắp tới.

Bên cạnh đó đó, tín dụng trên đà phục hồi cho đến cuối năm nhờ phân khúc khách hàng doanh nghiệp, tuy nhiên theo FiinRatings, chất lượng tăng trưởng tín dụng cần được chú trọng. Dư nợ tín dụng cuối tháng 9/2024 tăng 8,53% so đầu năm, song chủ yếu được thúc đẩy bởi phân khúc khách hàng doanh nghiệp trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng cá nhân còn yếu.

“Khả năng đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng Nhà nước đến cuối năm sẽ phụ thuộc vào sự phục hồi của các ngành bất động sản, năng lượng, các ngành xuất khẩu… Tuy nhiên, do tín tụng tăng trưởng tập trung vào lĩnh vực doanh nghiệp, nhất là ngành bất động sản, chất lượng tăng trưởng tín dụng cũng cần được chú trọng để tránh dẫn đến tình trạng nợ xấu gộp cao hơn nữa, gia tăng rủi ro cho hệ thống ngân hàng” - các chuyên gia của FiinRatings lưu ý.

Thể hiện quyết tâm tăng tốc trong tín dụng, Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành văn bản 8444/NHNN-VP triển khai Chỉ thị số 29/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất kinh doanh và phát triển thị trường trong nước.

Tại văn bản này, lãnh đạo Ngân hàng Nhà đặc biệt chỉ đạo các tổ chức tín dụng nghiên cứu và phát triển các sản phẩm tín dụng dành riêng cho lĩnh vực tiêu dùng; đẩy mạnh triển khai cho vay qua các hình thức điện tử, trực tuyến; đơn giản hoá thủ tục vay vốn, vay tiêu dùng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong tiếp cận vốn vay nhằm thúc đẩy tiêu dùng hàng hoá trong nước sản xuất.

Ngoài ra, tiếp tục theo dõi sát tình hình và đẩy mạnh triển khai các chương trình tín dụng cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo xây dựng lại chung cư cũ theo Nghị quyết số 33/NQ-CP; Chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản (dự kiến quy mô triển khai Chương trình khoảng 50.000 - 60.000 tỷ đồng)…

Với bệ phóng khả quan đang có của năm nay, cộng với tình hình phục hồi sản xuất thể hiện qua chỉ số PMI (chỉ số quản lý thu mua), IIP (chỉ số sản xuất công nghiệp), các lĩnh vực xuất khẩu đều đang phục hồi mạnh mẽ, hy vọng rằng tín dụng sẽ bứt phá 3 tháng cuối năm.

Duy Minh
Bài viết cùng chủ đề: Tăng trưởng tín dụng

Tin cùng chuyên mục

Nuôi dưỡng nguồn thu thuế vì nền tài chính lành mạnh của quốc gia

LPBank bổ nhiệm thêm thành viên Ban điều hành, tạo động lực cho chiến lược phát triển toàn diện

'Cái bắt tay' trị giá 100 tỷ USD giữa ông Donald Trump và tỷ phú Nhật Bản

F88 cung cấp dịch vụ ngân hàng sau ký kết hợp tác chiến lược với MB

Chứng khoán Bảo Việt: đón nhận nhiều giải thưởng uy tín, khẳng định vị thế 25 năm trên thị trường

Sớm thành lập các trung tâm tài chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

D2D dự chi 233 tỷ đồng làm 6 nhà xưởng cho thuê, hoàn vốn sau 10 năm

VietinBank mở rộng thanh toán xuyên biên giới sang Lào

Bac A Bank ra mắt giao diện mới của ứng dụng ngân hàng điện tử

Việt Nam là điểm sáng trong chính sách đầu tư của các tập đoàn toàn cầu

Phó Thủ tướng: Ngành ngân hàng triển khai hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp trên tinh thần ‘cả hai cùng thắng’

Ngành ngân hàng tập trung tái cơ cấu trong năm 2025

Dòng vốn 3.000 tỷ đồng kỳ vọng vực dậy DIC Corp

Nâng hạng thị trường chứng khoán: Cơ hội để Việt Nam hút vốn ngoại

Nam A Bank lọt top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam 2024

Nhận diện thách thức, tìm cơ hội cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2025

Đón 'sóng' thoái vốn nhà nước của VNSteel, nhà đầu tư trúng đậm

Thêm tổ chức quốc tế nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Cơ cấu nợ cho khách hàng bị thiệt hại bởi bão số 3- chính sách tín dụng đậm ý nghĩa nhân văn

Đề xuất rút ngắn quy trình niêm yết chứng khoán xuống 30 ngày