Thứ ba 22/04/2025 03:19

Ngân hàng Nhà nước nói gì về đề xuất điều chỉnh lãi suất, tăng mức cho vay các đối tượng chính sách?

Ngân hàng Nhà nước trả lời kiến nghị của cử tri về đề xuất xem xét điều chỉnh lãi suất, tăng mức cho vay các đối tượng chính sách.

Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Lạng Sơn về việc xem xét có cơ chế về hỗ trợ lãi suất hoặc giảm lãi suất, tăng mức cho vay đối với một số chương trình tín dụng chính sách.

Theo đó, về kiến nghị xem xét có cơ chế hỗ trợ lãi suất hoặc giảm lãi suất cho vay đối với một số chương trình tín dụng chính sách, Ngân hàng Nhà nước cho biết, theo quy định tại Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 (Nghị định số 78) của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, lãi suất cho vay ưu đãi do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ theo đề nghị của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội. Mức lãi suất cho vay hộ nghèo là cơ sở tham chiếu để quy định mức lãi suất cho vay đối với các đối tượng khác như: hộ mới thoát nghèo; hộ sản xuất kinh doanh; hộ cận nghèo.

Triển khai Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024, hiện nay Bộ Tài chính đang chủ trì nghiên cứu Nghị định thay thế Nghị định số 78. Trong đó, có việc rà soát quy định về lãi suất cho vay để thực hiện thống nhất, đồng bộ tại Ngân hàng Chính sách xã hội phù hợp với Chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội đến năm 2030. Do đó, Ngân hàng Nhà nước đề nghị cử tri có ý kiến với Bộ Tài chính xem xét, tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh mức lãi suất cho vay hoặc có cơ chế về hỗ trợ lãi suất đối với các chương trình tín dụng đang triển khai tại Ngân hàng Chính sách xã hội.​

Lãi suất cho vay ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ theo đề nghị của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội. Ảnh: Minh Anh

Còn đối với kiến nghị tăng mức cho vay đối với các xã thuộc vùng kinh tế đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Ngân hàng Nhà nước cho biết, thực hiện nhiệm vụ được giao Ngân hàng Nhà nước đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ngân hàng Chính sách xã hội xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 28/2022/NĐ-CP (Nghị định số 28) về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Các quy định về đối tượng, điều kiện vay vốn, mức cho vay của 6 chính sách tín dụng tại Nghị định 28 được thể chế hóa trên cơ sở các nội dung về hỗ trợ tín dụng được phê duyệt tại Báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình mục tiêu quốc gia làm cơ sở để Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1719/QĐ-TTg (Quyết định số 1719) ngày 14/10/2021 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia.

Do đó, Ngân hàng Nhà nước đề nghị cử tri có ý kiến đề xuất tăng mức cho vay đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi với Ủy ban Dân tộc (cơ quan chủ quản Chương trình mục tiêu Quốc gia) để nghiên cứu, xem xét đề xuất sửa đổi tại Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1719, làm cơ sở để Ngân hàng Nhà nước tham mưu, trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 28 cho phù hợp.

Ngân Thương
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

MSB tính chuyện góp vốn vào công ty chứng khoán

SHB lãi gần 4.400 tỷ đồng quý I, đạt 30% kế hoạch năm, dự kiến tổng tỷ lệ cổ tức 2024-2025 là 36%

Duy trì cam kết với cổ đông, VPBank năm thứ 3 liên tiếp trả cổ tức tiền mặt

06 Hệ thống công nghệ/Sản phẩm dịch vụ Agribank xuất sắc được công nhận 'Giải thưởng Sao Khuê 2025'

Ngân hàng Lộc Phát ra mắt thương hiệu LPBank Priority và thẻ LPBank Visa Signature

BIZ MBBank lập 'hattrick' tại Sao Khuê 2025 nhờ đổi mới

Lương hưu tháng 5 sẽ chi trả sau kỳ nghỉ lễ 30/4

Bất động sản công nghiệp: Tín hiệu tích cực từ các doanh nghiệp

Ngân hàng ‘chạy đà’ 2025: Những tiếng nói từ mùa đại hội cổ đông

PVcomBank: Bứt phá chuyển đổi số, thu hút triệu khách hàng mới

VietinBank tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025

Giá vàng đạt 120 triệu đồng/lượng: Nên để tiền vào đâu?

Luật hóa để làm tan cục ‘máu đông’ nợ xấu

Nhiều địa phương tăng thu, ngành thuế tiếp tục 9 nhiệm vụ

Số người rút bảo hiểm xã hội một lần giảm sâu

VPBank ưu đãi cho chủ thẻ tín dụng tại 2 tuyến phố ẩm thực ở TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Dòng vốn không ào chảy chỉ bằng lập trung tâm tài chính

Tham vọng triệu tỷ đồng của một ngân hàng tư nhân

Trung tâm tài chính: Ngân hàng Việt làm gì để không thua trên sân nhà?

Báo cáo FDI: Gợi ý quan trọng để 'nâng chất' vốn ngoại