Thứ ba 24/12/2024 12:36

Ngân hàng Nhà nước: Các tổ chức tín dụng phải giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng phải giảm lãi suất huy động ở mức phù hợp, giảm lãi suất cho vay theo quy mô và tiềm lực để hỗ trợ doanh nghiệp.

Tại cuộc họp bàn thống nhất các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh do Hiệp Hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức sáng 15/12, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã có chỉ đạo yêu cầu các ngân hàng đều phải giảm lãi suất huy động, giảm lãi suất cho vay theo quy mô và tiềm lực để hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế.

Còn Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã kêu gọi các ngân hàng đồng thuận lãi suất huy động tại mọi kỳ hạn không quá 9,5%/năm đã bao gồm các khoản khuyến mại và giảm từ 0,5%-2% lãi suất cho vay.

16 ngân hàng cam kết giảm lãi suất cho vay

Theo thống kê từ Hiệp hội Ngân hàng, tính đến thời điểm hiện tại đã có 16 ngân hàng cam kết giảm tiền lãi với số tiền khoảng 3.500 tỷ đồng, với mức lãi suất giảm từ 0,5-3%/năm.

Kết quả này có được sau khi Hiệp hội Ngân hàng đã họp với các ngân hàng hội viên để kêu gọi thống nhất áp dụng mức lãi suất huy động tại các kỳ hạn, tối đa là 9,5%/năm (kể cả các khoản khuyến mại cộng lãi suất) nhằm ổn định mặt bằng lãi suất huy động, đảm bảo an toàn thanh khoản hệ thống ngân hàng. Từ đó, giảm chi phí nhằm giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp vào ngày 7/12 vừa qua.

Tuy nhiên, hiện doanh nghiệp vẫn phản ánh, lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng hiện nay vẫn còn ở mức tương đối cao. Cụ thể, lãi suất cho vay trung bình tại các ngân hàng thường dao động từ 10 - 16%/năm (cho vay tín chấp), còn đối với vay thế chấp thì lãi suất dao động từ 10 - 14%/năm.

Hiệp hội Ngân hàng cho rằng, việc một số ngân hàng thương mại điều chỉnh tăng mạnh lãi suất huy động gây nên tình trạng cạnh tranh huy động gay gắt, tạo tâm lý bất ổn đối với cả người gửi tiền và người đi vay.

Hơn nữa, việc tăng lãi suất huy động khiến chi phí huy động vốn (đầu vào) của tất cả các ngân hàng thương mại đến nay đều bị ảnh hưởng và tăng lên rất nhiều so với giai đoạn 9 tháng năm 2022, làm thu hẹp chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra khi lãi suất cho vay khó tăng tương ứng với lãi suất huy động, ảnh hưởng đến việc thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp giảm lãi suất cho vay theo chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Đồng thời, dẫn đến rủi ro gia tăng nợ xấu, lãi treo từ phía khách hàng.

Cuộc họp bàn thống nhất các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh

Vì vậy, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đề nghị các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại hội viên thực hiện nghiêm túc kêu gọi đồng thuận lãi suất huy động tại mọi kỳ hạn không quá 9,5%/năm đã bao gồm các khoản khuyến mại.

Cùng với đó, các tổ chức tín dụng, đặc biệt là 30 tổ chức tín dụng đã được phân bổ chỉ tiêu tín dụng bổ sung căn cứ khả năng, năng lực tài chính của mỗi tổ chức tín dụng. Tiếp tục tiết giảm chi phí nhằm hỗ trợ khách hàng giảm lãi suất cho vay theo nội dung đã cam kết với Ngân hàng Nhà nước.

Ngân hàng nào không giảm lãi suất báo cáo Ngân hàng Nhà nước

Trước chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước và kêu gọi của Hiệp hội ngân hàng, đại diện các tổ chức tín dụng đã thống nhất đồng thuận với mức lãi suất huy động tại các kỳ hạn tối đa 9,5%/năm và cam kết sẽ giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp. Để triển khai có hiệu quả việc giảm lãi suất, các ngân hàng đề nghị Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ thanh khoản tối đa qua thị trường mở, bỏ đấu thầu lãi suất với kỳ hạn 91 ngày, nới tỷ lệ LDR, hỗ trợ nghiệp vụ Swap...

Cùng với đó, các ngân hàng cũng mong muốn Ngân hàng Nhà nước sẽ có chế tài, quy định để các tổ chức tín dụng thực hiện nghiêm việc giảm lãi suất, tránh tình trạng giảm lãi suất nhưng lại tăng các khoản phí, gây thêm gánh nặng cho doanh nghiệp.

Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú đánh giá cao sự đồng thuận của các tổ chức tín dụng đối với vấn đề giảm lãi suất

Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú đánh giá cao sự đồng thuận của các tổ chức tín dụng đối với vấn đề giảm lãi suất khi nhiều tổ chức tín dụng đã triển khai gói tín dụng lãi suất ưu đãi hỗ trợ khách hàng, củng cố lòng tin cộng đồng doanh nghiệp.

Ngân hàng Nhà nước đã có chỉ đạo yêu cầu các ngân hàng đều phải giảm lãi suất huy động ở mức phù hợp, còn giảm lãi suất cho vay theo quy mô và tiềm lực để hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế.

''Đây là chỉ đạo chứ không phải kêu gọi. Tinh thần tiết giảm chi phí, giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp là chỉ đạo của Thủ tướng và Ngân hàng Nhà nước. Còn ngân hàng nào khó khăn không làm được thì báo cáo Ngân hàng Nhà nước để chúng tôi có biện pháp hỗ trợ'' - Phó Thống đốc nhấn mạnh

Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, việc các ngân hàng giảm lãi suất huy động, giảm lãi suất cho vay theo quy mô và tiềm lực là để hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nước sẽ có giải pháp hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng thông qua các công cụ như hỗ trợ thanh khoản tối đa qua thị trường mở (OMO), cho vay tái cấp vốn, Swap ngoại tệ.

''Giảm lãi suất không thể để các ngân hàng rơi vào tình trạng suy yếu về năng lực tài chính, giảm lãi suất không để các ngân hàng lỗ và tạo ra bất cập về cơ chế điều hành chung. Nhưng ngược lại, cũng không thể để lãi suất tăng đến mức gây ra những khó khăn cho doanh nghiệp và người dân… Giảm lãi suất quan trọng nhất là cắt giảm chi phí hoạt động và lợi nhuận, các cổ đông cũng cần chia sẻ với khó khăn chung'' - Phó Thống đốc nêu rõ.

Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước khẳng định, sẽ không để ngân hàng thương mại nào, kể cả ngân hàng nhỏ, rơi vào tình trạng mất thanh khoản. Chính sách tiền tệ hiện nay vừa đảm bảo cung ứng vốn, vừa đảm bảo thanh khoản, đồng thời kiểm soát lạm phát cho cả năm nay và năm 2023.

Hoàng Lan
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Sang tuần, UPCoM đón thêm 'tân binh' là công ty hóa chất 45 năm tuổi

Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng GDP hơn 8% trong năm 2025

Nuôi dưỡng nguồn thu thuế vì nền tài chính lành mạnh của quốc gia

LPBank bổ nhiệm thêm thành viên Ban điều hành, tạo động lực cho chiến lược phát triển toàn diện

'Cái bắt tay' trị giá 100 tỷ USD giữa ông Donald Trump và tỷ phú Nhật Bản

F88 cung cấp dịch vụ ngân hàng sau ký kết hợp tác chiến lược với MB

Chứng khoán Bảo Việt: đón nhận nhiều giải thưởng uy tín, khẳng định vị thế 25 năm trên thị trường

Sớm thành lập các trung tâm tài chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

D2D dự chi 233 tỷ đồng làm 6 nhà xưởng cho thuê, hoàn vốn sau 10 năm

VietinBank mở rộng thanh toán xuyên biên giới sang Lào

Bac A Bank ra mắt giao diện mới của ứng dụng ngân hàng điện tử

Việt Nam là điểm sáng trong chính sách đầu tư của các tập đoàn toàn cầu

Phó Thủ tướng: Ngành ngân hàng triển khai hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp trên tinh thần ‘cả hai cùng thắng’

Ngành ngân hàng tập trung tái cơ cấu trong năm 2025

Dòng vốn 3.000 tỷ đồng kỳ vọng vực dậy DIC Corp

Nâng hạng thị trường chứng khoán: Cơ hội để Việt Nam hút vốn ngoại

Nam A Bank lọt top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam 2024

Nhận diện thách thức, tìm cơ hội cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2025

Đón 'sóng' thoái vốn nhà nước của VNSteel, nhà đầu tư trúng đậm

Thêm tổ chức quốc tế nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam