Ngăn chặn, xử lý thật nghiêm việc “bảo kê” trong buôn lậu, gian lận thương mại

Đó là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh - Trưởng Ban chỉ đạo 389 quốc gia tại buổi sơ kết 6 tháng đầu năm công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại.
Xử lý nghiêm hành vi tiếp tay buôn lậu, gian lận thương mại trong thương mại điện tử Hà Nội: Vẫn “nóng” tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại Quản lý thị trường xử lý gần 20.500 vụ buôn lậu, gian lận thương mại

Xử lý 54.199 vụ việc vi phạm 6 tháng đầu năm

Sáng 4/8 tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) đã tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm. Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh – Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Ngăn chặn, xử lý thật nghiêm việc “bảo kê” trong buôn lậu, gian lận thương mại
Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh – Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị

Thông tin tại cuộc họp cho biết tình hình hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới diễn ra phức tạp, trọng điểm là tại các khu vực đường mòn, lối mở, kênh, rạch, sông, suối biên giới. Hàng hóa vi phạm đa dạng, tập trung nhiều vào các nhóm mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, hàng có thuế suất cao, hàng cấm như ma túy, vật liệu nổ, pháo nổ, rượu ngoại, thuốc lá điếu ngoại, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, Ban Chỉ đạo 389 cả nước đã phát hiện, xử lý 54.199 vụ việc vi phạm (giảm 25,05% so với cùng kỳ năm 2021), trong đó: 5.243 vụ buôn bán, vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng lậu (giảm 53,72% so với cùng kỳ năm 2021); 47.781 vụ gian lận thương mại, gian lận thuế (giảm 4,72% so với cùng kỳ năm 2021); 1.019 vụ hàng giả, vi phạm SHTT (giảm 90,61% so với cùng kỳ năm 2021). Thu nộp ngân sách nhà nước 3.728 tỷ đồng.

Báo cáo tại hội nghị cho thấy, 6 tháng đầu năm nay, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại ở tuyến biên giới, cửa khẩu đường bộ có sụ thay đổi do chính sách “Zero Covid”. Cụ thể, các nước có chung đường biên giới, cửa khẩu đường bộ với Việt Nam tiếp tục triển khai lực lượng, biện pháp kiểm soát phòng chống dịch Covid-19 chặt chẽ, do vậy tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả diễn ra dưới các hình thức mang vác, vận chuyển nhỏ lẻ, qua đường mòn, lối mở, giao dịch, trao đổi hàng hóa cư dân biên giới.., có chiều hướng giảm mạnh. Tuy nhiên, các đối tượng vi phạm có xu hướng chuyển sang lợi dụng pháp nhân và sự thông thoáng từ khâu thành lập, quản lý doanh nghiệp, ký kết hợp đồng thương mại, khai báo hải quan, thông quan và hậu kiểm để buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với quy mô lớn hơn, phương thức, thủ đoạn tinh vi hơn, các hành vi phổ biến như không khai báo hải quan, khai sai tên hàng, số lượng, chủng loại, trị giá, nguồn gốc xuất xứ, phá niêm phong tẩu tán hàng trên đường vận chuyển, thẩm lậu sau khi đã tạm nhập,tái xuất, quá cảnh, chia hàng nhỏ lẻ, khoán cung đoạn vận chuyển, nhập khẩu hàng hóa không đáp ứng điều kiện tiêu chuẩn, quy chuẩn...để vi phạm.

Ngăn chặn, xử lý thật nghiêm việc “bảo kê” trong buôn lậu, gian lận thương mại
Các đại biểu Ban Chỉ đạo 389 thành phố Hà Nội

Mặt hàng vi phạm diễn ra trên tuyến biên giới, cửa khẩu đường bộ đa dạng bao gồm: Trang thiết bị, vật tư y tế, dược liệu, hàng tiêu dùng, hàng thực phẩm đông lạnh (thuộc địa bàn Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai); thuốc lá điếu, rượu, bia, đường cát, sữa, hàng tạp hóa, mỹ phẩm, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (địa bàn Quảng Bình, Quảng Trị, KonTum); các mặt hàng đã qua sử dụng, dược phẩm, đường cát, thuốc lá điếu, vàng, ngoại tệ… (Tây Ninh, Bình Phước, Long An, An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp); các loại hàng cấm như: ma túy, pháo nổ, động vật hoang dã quý hiếm (Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Điện Biên, Sơn La)…

Về nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia xác định, tiếp tục triển khai nghiêm túc, có hiệu quả các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng BCĐ quốc gia; tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đặc biệt đối với mặt hàng xăng dầu; các mặt hàng khác như phân bón, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, dược phẩm… Chỉ đạo và đôn đốc các bộ, ngành, địa phương tập trung xây dựng, triển khai các chương trình, kế hoạch, phương án tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại theo chức năng, nhiệm vụ, địa bàn, lĩnh vực quản lý của mình, xác lập các chuyên đề, chuyên án đấu tranh có trọng tâm, trọng điểm, kịp thời, hiệu quả.

Ban Chỉ đạo 389 các tỉnh thành phải có kế hoạch hành động cụ thể

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh - Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia biểu dương những nỗ lực trong công tác tranh chống hàng giả, buôn lậu và gian lận thương mại của Ban chỉ đạo 389 các tỉnh thành. Phó Thủ tướng nhấn mạnh, 6 tháng đầu năm, việc phát hiện, xử lý 54.199 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách nhà nước 3.728 tỷ đồng là con số rất lớn, ghi nhận nỗ lực của toàn bộ lực lượng chức năng trên cả nước.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh, con số 54.199 vụ vi phạm cũng chưa phát hiện hết được tình hình hàng giả, buôn lậu, gian lận thương mại trên cả nước. Các vụ vi phạm vẫn có xu hướng tăng lên nhất là trong trạng thái nền kinh tế đã quay trở lại “bình thường mới”. Các phương thức thủ đoạn mới cũng tinh vi hơn, nhất là trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Trên tinh thần đó, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh, nhiệm vụ trong 6 tháng cuối năm của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia là hết sức nặng nề , nhất là vào dịp Tết nguyên đán. Phó Thủ tướng đề nghị Tổng cục Quản lý thị trường, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế, các lực lượng cảnh sát biển, biên phòng… đều phát sát sao tăng cường để ngăn chặn tình trạng buôn lậu, triển khai triệt để 7 nhiệm vụ:

Thứ nhất là thực hiện nghiêm các Nghị quyết, Chỉ thị, chương trình kế hoạch và các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Phó Thủ tướng nhấn mạnh, hiện có những nơi vẫn còn tình trạng một số lực lượng còn lơ là, “bảo kê”, tiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại. Cần quán triệt và xử phạt thật nghiêm tình trạng này để nâng cao tính răn đe.

Thứ hai là cần rà soát, hoàn thiện các hệ thống pháp lý, các Nghị định liên quan đến lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Phó Thủ tướng cho biết, hiện trong xử lý, thu giữ các sản phẩm là tang vật của các vụ vi phạm, các lực lượng chức năng vẫn còn một số vướng mắc nên cần rà soát và hoàn thiện hệ thống pháp lý. Trong quá trình hoàn thiện, nếu thuộc thẩm quyền của Chính phủ hay bộ, ngành nào thì kiến nghị sửa đối bổ sung các Thông tư hướng dẫn cụ thể.

Thứ ba là tăng cường phối hợp xử lý giữa các lực lượng với nhau. Các lực lượng cần tăng cường trao đổi thông tin bởi hiện nay, việc tham gia vào đấu tranh, liên thông giữa các tỉnh với nhau là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, các đơn vị đặc biệt là Ban Chỉ đạo 389 các tỉnh, thành phố cần cần công khai các số điện thoại, địa chỉ email để người dân có thể liên lạc bất cứ lúc nào.

Thứ tư, là làm tốt công tác truy cứu, điều tra thông tin tình báo để tìm ra nguồn gốc của hàng hóa, hàng giả, hàng buôn lậu. Nhất là các mặt hàng như xăng dầu, mỹ phẩm, dược phẩm….

Thứ năm, Phó Thủ tướng đề nghị, Ban Chỉ đạo các tỉnh phải có kế hoạch hành động cụ thể về phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại cho các tháng từ nay đến cuối năm.

Thứ sáu, các đơn vị cần nâng cao hơn nữa vai trò của công tác thông tin, tuyên truyền. Thực tế, công tác thông tin tuyên truyền rất quan trọng trong việc vận việc vận động người dân, người tiêu dùng nhận diện và nói không với hàng buôn lậu, hàng gian lận thương mại cũng như trong công tác tố cáo sai phạm.

Thứ bảy, Phó Thủ tướng chỉ đạo Văn phòng Ban chỉ đạo 389 quốc gia cũng như toàn bộ các tỉnh thàn, nhất là các đơn vị có đường biên giới tiếp giáp cần tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát chặt thị trường vùng biên, nhất là trong bối cảnh những tháng cuối năm, chuẩn bị cho Tết nguyên đán.

Nguyễn Duyên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tổng cục Hải quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Viết tiếp bản hùng ca thời đại Hồ Chí Minh lập nên những kỳ tích

Viết tiếp bản hùng ca thời đại Hồ Chí Minh lập nên những kỳ tích ''Điện Biên Phủ mới''

Phát huy tinh thần quyết chiến, quyết thắng từ Chiến thắng Điện Biên Phủ, toàn dân chung sức, đồng lòng, tận dụng thời cơ, vận hội để lập nên những kỳ tích mới.
Đường dây 500kV mạch 3: Đảm bảo tiến độ nhưng an toàn lao động là quan trọng nhất

Đường dây 500kV mạch 3: Đảm bảo tiến độ nhưng an toàn lao động là quan trọng nhất

Đây là ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công Thương đối với chủ đầu tư và đơn vị liên quan trong việc triển khai thi công đường dây 500kV mạch 3.
Việt Nam - Brazil: Hướng tới mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 10 tỷ USD

Việt Nam - Brazil: Hướng tới mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 10 tỷ USD

Đại sứ Brazil tại Việt Nam Marco Farani nhấn mạnh, Việt Nam - Brazil đã nhất trí nỗ lực hướng mục tiêu tăng thương mại song phương lên 10 tỷ USD vào năm 2030.
Diễu binh, diễu hành kỷ niệm trọng thể 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Diễu binh, diễu hành kỷ niệm trọng thể 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại Điện Biên đã diễn ra lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm trọng thể 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu'.
Bộ Công Thương gửi lời chia buồn tới các nạn nhân vụ sạt lở lán trại gần đường dây 500kV mạch 3

Bộ Công Thương gửi lời chia buồn tới các nạn nhân vụ sạt lở lán trại gần đường dây 500kV mạch 3

Ngày 7/5, Bộ Công Thương tổ chức cuộc họp giao ban trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương liên quan và EVN, EVNNPT về tiến độ đường dây 500kV mạch 3.

Tin cùng chuyên mục

Phát triển công nghiệp nền tảng có lợi thế, công nghiệp xanh tại Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

Phát triển công nghiệp nền tảng có lợi thế, công nghiệp xanh tại Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 376/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050
Việt Nam - Pháp: Gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, hướng đến tương lai

Việt Nam - Pháp: Gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, hướng đến tương lai

Với nỗ lực hai bên cùng gác lại quá khứ, hướng đến tương lai cho thấy Việt Nam là một hình mẫu về hàn gắn, biến thù thành bạn, chuyển đối đầu thành đối thoại.
Triển khai công tác cán bộ tại tỉnh Hải Dương, Đắk Lắk

Triển khai công tác cán bộ tại tỉnh Hải Dương, Đắk Lắk

Trong tuần qua (từ 29/4 đến 5/5), Tỉnh ủy Hải Dương, Tỉnh ủy Đắk Lắk đã triển khai các quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ.
Việt Nam đề nghị Campuchia chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo

Việt Nam đề nghị Campuchia chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo

Việt Nam tôn trọng lợi ích chính đáng của Campuchia và đề nghị các bên phối hợp chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động dự án kênh đào Funan Techo.
Truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024)

Truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024)

Cầu truyền hình trực tiếp "Dưới lá cờ quyết thắng" kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) diễn ra lúc 20h tối ngày 5/5.
Thủ tướng Chính phủ: Tây Ninh hội tụ đủ 3 yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà để phát triển

Thủ tướng Chính phủ: Tây Ninh hội tụ đủ 3 yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà để phát triển

Chiều ngày 5/5/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: 5 điểm nổi bật, 6 giải pháp để Đông Nam Bộ tiếp tục phát triển mạnh mẽ

Thủ tướng Phạm Minh Chính: 5 điểm nổi bật, 6 giải pháp để Đông Nam Bộ tiếp tục phát triển mạnh mẽ

Thủ tướng yêu cầu vùng Đông Nam Bộ cần tổ chức thực hiện tốt 6 giải pháp để tiếp tục phát huy lợi thế, tiềm năng, xứng đáng là đầu tàu của cả nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tập trung đào tạo 50-100 nghìn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn giai đoạn 2025-2030

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tập trung đào tạo 50-100 nghìn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn giai đoạn 2025-2030

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Đã khởi công, triển khai thủ tục 9/29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam Bộ

Đã khởi công, triển khai thủ tục 9/29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam Bộ

Đến nay, trong số 29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam Bộ, đã có 4 dự án khởi công, 5 dự án đang triển khai các thủ tục đầu tư,
Đại tướng Phan Văn Giang chủ trì lễ đón và hội đàm với Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp

Đại tướng Phan Văn Giang chủ trì lễ đón và hội đàm với Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp

Đại tướng Phan Văn Giang nhấn mạnh, chuyến thăm của Ngài Bộ trưởng và Đoàn đại biểu cấp cao Quân đội Pháp có ý nghĩa rất quan trọng trong quan hệ hai nước.
Thủ tướng Chính phủ: Phải đề xuất chính sách khai thông nhanh, đột phá phục vụ phát triển vùng Đông Nam Bộ

Thủ tướng Chính phủ: Phải đề xuất chính sách khai thông nhanh, đột phá phục vụ phát triển vùng Đông Nam Bộ

Thủ tướng Chính phủ đề nghị các bộ, ngành, địa phương phải đề xuất các giải pháp mang tính đột phá nhằm khai thông, thúc đẩy hơn nữa phát triển vùng Đông Nam Bộ
Đề xuất cấm mua bán vàng bằng tiền mặt có khả thi?

Đề xuất cấm mua bán vàng bằng tiền mặt có khả thi?

Theo PGS.TS Ngô Trí Long, đề xuất cấm mua bán vàng bằng tiền mặt của Tổng cục Thuế là không khả thi vì không phải 100% người mua vàng đều là đầu tư.
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Công nghiệp bán dẫn dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030

Công nghiệp bán dẫn dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030

Thị trường chip bán dẫn giữ vững tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định trong suốt 20 năm qua và được dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030.
4 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 238,9 tỷ USD, tăng 15,2%

4 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 238,9 tỷ USD, tăng 15,2%

Kinh tế 4 tháng duy trì đà phát triển tích cực cả 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Trong đó, điểm sáng là lĩnh vực xuất nhập khẩu đạt 238,9 tỷ USD.
Khuyến khích điện mặt trời mái nhà: Không phục vụ mục đích kinh doanh, mua bán điện

Khuyến khích điện mặt trời mái nhà: Không phục vụ mục đích kinh doanh, mua bán điện

Việc khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu nhằm mục đích tự sử dụng, tự cấp cho nhu cầu tại chỗ, không phục vụ mục đích mua bán điện.
Thủ tướng: Tập trung triển khai 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành

Thủ tướng: Tập trung triển khai 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành

Kinh tế trong 4 tháng đầu năm chuyển biến tích cực với 8 kết quả nổi bật. Thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu triển khai 15 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.
Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo tham vấn về phát triển điện mặt trời mái nhà

Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo tham vấn về phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo tham vấn kỹ thuật về Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế, chính sách điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.
Tuyên Quang: Khắc phục sự cố thiên tai đảm bảo cấp điện trở lại phục vụ nhân dân

Tuyên Quang: Khắc phục sự cố thiên tai đảm bảo cấp điện trở lại phục vụ nhân dân

Công ty Điện lực Tuyên Quang đã chỉ đạo Điện lực các huyện nỗ lực xử lý, cấp điện trở lại phục vụ nhân dân.
Bộ Công Thương đề xuất 3 cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương đề xuất 3 cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà

Chiều 4/5, Bộ Công Thương tổ chức hội thảo tham vấn kỹ thuật Nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái tự sản, tự tiêu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động