Thứ bảy 21/12/2024 02:09

Nâng tầm cho các giải pháp bảo đảm an ninh năng lượng

Đây là vấn đề được quan tâm tại Diễn đàn “An ninh năng lượng cho phát triển bền vững” nhằm triển khai có hiệu quả việc thực hiện Nghị quyết 55/NQ-TW (ngày 11/2/2020) của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, do Bộ Công Thương tổ chức sáng 22/12/2020, tại Hà Nội.

Tại diễn đàn, TS Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng ban kinh tế T.Ư đánh giá vấn đề an ninh năng lượng cho phát triển bền vững được chọn là chủ đề của Diễn đàn có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất cao, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết 55 ngày 11/2/2019 của Bộ Chính trị.

Lãnh đạo Ban Kinh tế T.Ư cũng cho rằng, bảo đảm an ninh năng lượng được xác định là mục tiêu xuyên suốt trong chiến lược phát triển năng lượng quốc gia, đặc biệt là tại Nghị quyết 55, theo đó với Việt Nam phải bảo đảm, khả năng tiếp cận nguồn năng lượng bền vững, đáng tin cậy và có khả năng chi trả cho tất cả mọi người.

Theo TS Nguyễn Đức Hiển, thực tiễn phát triển năng lượng quốc gia từ năm 2007 đến nay cho thấy, mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia còn nhiều thách thức: Các nguồn cung trong nước không đủ đáp ứng yêu cầu, cơ cấu đang bị mất cân đối, áp lực phải nhập khẩu năng lượng ngày càng lớn; một số chỉ tiêu bảo đảm an ninh năng lượng đang biến động theo chiều hướng bất lợi. Cùng đó các mối đe dọa liên quan đến an ninh năng lượng ngày càng lớn.

Bảo đảm an ninh năng lượng là mục tiêu quan trọng trong Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị

Trong bối cảnh đó, việc đề xuất phương pháp, cách tiếp cận phù hợp trong đánh giá mức độ bảo đảm an ninh năng lượng của Việt Nam đang trở thành một đòi hỏi cấp bách trong việc thực hiện mục tiêu nêu tại Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị là bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia; cung cấp đầy đủ năng lượng ổn định, có chất lượng cao với giá cả hợp lý cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

“Vào tháng 2/2021, Ban Kinh tế T.Ư sẽ tổ chức sơ kết 1 năm thực hiện Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị” - Phó Trưởng ban kinh tế T.Ư Nguyễn Đức Hiển - thông tin.

Theo ông Nguyễn Văn Vy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, giai đoạn 2020-2050 hệ thống năng lượng Việt Nam sẽ trải qua một quá trình chuyển đổi sâu sắc, từ phần lớn dựa trên nhiên liệu hóa thạch sang tăng cường hiệu quả, dựa trên năng lượng tái tạo và thực hiện điện khí hóa rộng rãi trong khi tăng tính linh hoạt của hệ thống.

“Điện sạch sẽ là nguồn năng lượng chính, kết hợp với công nghệ số giúp tận dụng tối đa lượng điện năng lượng tái tạo chi phí thấp ngày càng tăng; gia tăng nhanh việc sử dụng điện và sản xuất điện từ năng lượng tái tạo bằng cách phối hợp triển khai và sử dụng chúng trong các lĩnh vực quan trọng, như điện, giao thông, công nghiệp và các tòa nhà…”, vị chuyên gia này nhìn nhận.

Số liệu đưa ra tại Diễn đàn cho thấy, dự kiến tỷ trọng nhiệt điện than sẽ giảm từ 34% năm 2020 xuống còn 27% vào năm 2030. Bên cạnh đó, phát triển mạnh mẽ các nguồn điện khí, đặc biệt là các nguồn điện sử dụng khí hóa lỏng (LNG) từ 15% năm 2020 lên 23% năm 2030; điện mặt trời lên tới 14% tổng công suất lắp đặt năm 2030, điện gió tăng lên 13% năm 2030.

Trước những vấn đề đặt ra đối với việc tiêu thụ năng lượng, ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) cho rằng, việc tiết kiệm năng lượng đóng vai trò hết sức quan trọng để giảm nhu cầu cả về nguồn sử dụng năng lượng cũng như giảm nguồn cung năng lượng cho quốc gia và giảm các chất phát thải môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, nâng cao chất lượng sống cho người dân…

Do đó cần sửa đổi Luật Điện lực để tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư toàn xã hội, vận hành hệ thống tích hợp nguồn năng lượng tái tạo và phát triển thị trường điện; xây dựng Luật Năng lượng tái tạo để tạo hành lang pháp lý vững chắc cho việc đầu tư, vận hành năng lượng tái tạo, tạo chuỗi cung ứng…

Chia sẻ ý kiến này, ông Hoàng Văn Tâm, Phó Chánh văn phòng Biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) kiến nghị Chính phủ hoàn thiện các chính sách thúc đẩy mô hình công ty dịch vụ năng lượng tương xứng với nhu cầu của xã hội.

Cùng đó cần thành lập Quỹ thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, đây được coi là giải pháp nhằm tạo thị trường vốn cho hoạt động tiết kiệm năng lượng cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn năng lượng trong tương lai.

Trong khi đó, ông Hà Đăng Sơn - Phó Giám đốc Chương trình Năng lượng phát thải thấp Việt Nam - cho rằng, khả năng chống chịu của hạ tầng hệ thống điện Việt Nam trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện còn ít được quan tâm. Cùng đó, một số ý kiến tại Diễn đàn cũng lưu ý là cần có giải pháp tăng sức hấp dẫn cho các dự án tiết kiệm năng lượng bởi mảng này còn ít thu hút vốn đầu tư.

Quang Lộc
Bài viết cùng chủ đề: An ninh năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Tăng cường cấp điện cho Hà Nội qua dự án truyền tải điện hơn 1.600 tỷ đồng

Công ty Điện lực Cao Bằng: Lan tỏa nghĩa tình ngành điện

Lào Cai: Điện lực Bắc Hà 'Thắp sáng làng quê', tri ân khách hàng

Đà Nẵng: Nâng cao năng lực thực hành sử dụng năng lượng bền vững

Nhiều dự án điện khí LNG có nguy cơ lỗi hẹn tiến độ

Vietsovpetro vượt đà suy giảm, hoàn thành chỉ tiêu sớm 20 ngày

Danh sách các tác phẩm đoạt giải báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024

Báo Công Thương đoạt giải B báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024

Longform | Tổng công ty Điện lực miền Bắc: Đảm bảo đủ điện cho nhu cầu sử dụng dịp cuối năm

EVNGENCO2 tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư với các dự án, nhà máy điện tại Lào

Tuyên Quang: Hoàn thành các công trình điện, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương

Năng lượng sinh khối - động lực xanh cho tương lai nông thôn Việt Nam

Xuất xưởng máy biến áp 500kV lớn nhất do Việt Nam sản xuất

Nhà máy xử lý rác thải '4 không’ đầu tiên tại Việt Nam được khánh thành

EVNNPT tăng cường khả năng truyền tải điện cho nhiều tỉnh miền Trung - Nam

Hội nghị Người lao động EVNGENCO2 năm 2024: Phát huy quyền dân chủ của người lao động

Gỡ vướng năng lượng tái tạo: Doanh nghiệp đánh giá cao 6 nhóm giải pháp của Bộ trưởng Bộ Công Thương

Nhà máy Thủy điện Quảng Trị tích nước phục vụ sản xuất kinh doanh và cấp nước hạ du năm 2025

Hoà lưới thành công tổ máy 2 thuỷ điện Ialy mở rộng vượt tiến độ 18 ngày

Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 kỷ niệm 20 năm hoạt động