Chủ nhật 22/12/2024 16:34

Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam

Nắm bắt được tính cần thiết và tầm quan trọng của các hoạt động hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ (CNHT), nối tiếp những thành công của năm trước, Trung tâm Hỗ trợ phát triển công nghiệp (IDC), Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) tiếp tục triển khai “Chương trình tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp CNHT trở thành nhà cung ứng trong chuỗi sản xuất cơ khí, ô tô, điện tử”.

Theo Bộ Công Thương, CNHT được đánh giá là một ngành quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam. Số doanh nghiệp đang hoạt động trong CNHT hiện chiếm gần 4,5% tổng số doanh nghiệp của ngành công nghiệp chế biến – chế tạo. Không thể phủ nhận trong thời gian qua ngành CNHT Việt Nam đã có những tiến bộ nhất định, đóng vai trò quan trọng trong việc tham gia vào chuỗi cung ứng cũng như chuỗi giá trị toàn cầu.

IDC tiếp tục triển khai “Chương trình tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp CNHT trở thành nhà cung ứng trong chuỗi sản xuất cơ khí, ô tô, điện tử” thực hiện trong tháng 11/2020

Tuy nhiên để đón đầu và nắm bắt các cơ hội trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay, ngành CNHT Việt Nam hiện nay còn nhiều điểm cần cải thiện, theo đó, thực trạng chung của ngành CNHT Việt Nam hiện nay là quy mô và năng lực của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, năng lực sản xuất còn rất thấp, thiếu nguồn lực và công nghệ để nâng cao năng suất, nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu. Quy mô và năng lực cạnh tranh của các DN còn yếu, chưa đủ lực để tham gia sâu vào chuỗi cung ứng, sản xuất toàn cầu.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp CNHT Việt Nam, IDC tiếp tục triển khai “Chương trình tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp CNHT trở thành nhà cung ứng trong chuỗi sản xuất cơ khí, ô tô, điện tử” thực hiện trong tháng 11/2020, Chương trình đã thành công giai đoạn đào tạo tại hiện trường cho 25 doanh nghiệp Việt Nam trên cả nước được lựa chọn dựa trên mức độ phù hợp, tiềm năng và tính cam kết của từng doanh nghiệp.

Cụ thể, Chương trình đã cử các chuyên gia xuống khảo sát và làm việc tại nhà máy sản xuất của một số doanh nghiệp, thông qua quá trình trao đổi cùng ban lãnh đạo để vạch ra những mấu chốt cần cải tiến tại doanh nghiệp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Các nội dung chủ yếu xoay quanh quản lý chất lượng, nhận diện lãng phí trong doanh nghiệp, quản lý máy móc thiết bị, quy trình thao tác chuẩn, xây dựng đội ngũ làm việc hiệu quả, xây dựng và quản lý nhóm cải tiến hiệu quả...

Đào tạo tại hiện trường cho 25 doanh nghiệp Việt Nam trên cả nước được lựa chọn dựa trên mức độ phù hợp, tiềm năng và tính cam kết của từng doanh nghiệp

Chia sẻ về vấn đề quản trị nhân sự tại doanh nghiệp, bà Trần Thị Kim Quế - Tổng giám đốc Công ty TNHH Phong Nam Shinhirose bày tỏ: “Trước đây doanh nghiệp đã làm rất tốt, nhưng có sự chuyển giao thay đổi cán bộ là gần như làm lại từ đầu. Đây được coi là hạn chế, không chuyên nghiệp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam”.

Khắc phục thực trạng này, đối với các hoạt động hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong những giai đoạn tiếp theo, ông Đỗ Nam Bình- Giám đốc IDC nêu rõ quan điểm, trong giai đoan tới, doanh nghiệp Việt Nam phải chủ động, linh hoạt tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu. “IDC triển khai chương trình Tư vấn hỗ trợ, kết nối các doanh nghiệp CNHT trong lĩnh vực cơ khí, ô tô, điện tử với mong muốn doanh nghiệp CNHT Việt Nam sớm tiếp cận, nâng cao năng lực và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt trở thành đối tác cung cấp cho các doanh nghiệp FDI và các tập đoàn đa quốc gia”- ông Đỗ Nam Bình kỳ vọng.

Lan Anh
Bài viết cùng chủ đề: Cạnh tranh

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương thúc đẩy kết nối chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp dệt may, da giày

Tăng cường hợp tác, thúc đẩy phát triển ngành bán dẫn tại Việt Nam

Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn hợp tác chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Vĩnh Phúc: Tỷ lệ nội địa hoá với sản xuất xe máy tại Honda đạt 96%

Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024: Kết nối giao thương, mở ra cơ hội

Hà Nội: Phát triển công nghiệp hỗ trợ, cần trợ lực hơn về chính sách

Bộ Công Thương và Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Nhiều tập đoàn nước ngoài muốn tăng tỷ lệ nội địa hoá tại Việt Nam

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Bình Định: Phát triển công nghiệp hỗ trợ theo chiều sâu

Dự án hỗ trợ nhà cung cấp thuần Việt năm thứ 3 của Toyota ghi nhận thành quả bước đầu

Viện Nghiên cứu Cơ khí: Tích cực tham gia công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Thay vì ‘than vãn’ hãy tìm phương pháp

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Doanh nghiệp cần chuyển đổi nhanh để nắm bắt cơ hội

Nóng: Toyota 'nhá hàng' phiên bản bán tải cho mẫu xe SUV Land Cruiser

Đoàn doanh nghiệp Hồng Kông (Trung Quốc) tìm kiếm cơ hội đầu tư tại HANSSIP