Thứ sáu 29/11/2024 08:27

Nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước bằng tiêu chí phân loại

Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư, sử dụng vốn tại doanh nghiệp nhà nước (DNNN), Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg về Tiêu chí phân loại DNNN, doanh nghiệp (DN) có vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn giai đoạn 2021-2025.

3 mục tiêu về Doanh nghiệp nhà nước

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Trần Duy Đông, với vai trò là cơ quan tổng hợp, tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ về công tác sắp xếp, đổi mới DNNN, trong quá trình xây dựng Quyết định 22/2021/QĐ-TTg, Bộ KH&ĐT đã bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng về nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN, sắp xếp lại hệ thống DNNN tại Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII và Nghị quyết 12-NQ/TW để nghiên cứu soạn thảo và trình Thủ tướng ký ban hành Nghị quyết với 3 quan điểm, bao gồm: Thứ nhất, xác định DNNN chỉ hiện diện trong những lĩnh vực then chốt, thiết yếu; những địa bàn quan trọng và quốc phòng, an ninh; những lĩnh vực mà DN thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư. Thứ 2, tăng cường phân cấp, phân quyền cho cơ quan đại diện chủ sở hữu trong việc quyết định, chịu trách nhiệm và phù hợp với thực tiễn của mỗi ngành, mỗi địa phương gắn với xây dựng các thiết chế, công cụ để thực hiện kiểm tra, giám sát. Thứ 3, phát huy vai trò của những DNNN quy mô lớn, có thương hiệu, có vai trò mở đường, dẫn dắt trong một số lĩnh vực.

Tiến trình sắp xếp, đổi mới DNNN hướng tới 3 mục tiêu

Trên cơ sở đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh, tiến trình sắp xếp, đổi mới DNNN trong giai đoạn tới cần hướng tới 3 mục tiêu sau: Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại DNNN, cơ bản đảm bảo hoàn tất việc sắp xếp lại khối DNNN đến năm 2025. Đưa ra các tiêu chí phân loại tổng thể xét theo ngành, lĩnh vực, địa bàn, tính chất hoạt động… nhưng vẫn tính đến các đặc thù riêng biệt của từng ngành, địa phương để tạo khung pháp lý thực hiện sắp xếp, cổ phần hoá, thoái vốn giai đoạn 2021-2025. Tạo nguồn thu cổ phần hoá, thoái vốn cho ngân sách nhà nước thực hiện đầu tư phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong sắp xếp doanh nghiệp nhà nước

Đặc biệt, theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Duy Đông, khi xây dựng Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg, Bộ KH&ĐT đã kế thừa Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí phân loại DNNN, DN có vốn nhà nước và danh mục DNNN thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016-2020 và bổ sung nhiều điểm mới. Trong đó, điểm mới đầu tiên phải là Quyết định đã thể hiện mạnh mẽ tinh thần phân cấp, phân quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công tác sắp xếp, đổi mới DNNN. Cụ thể, đối với DN cấp 1 (các công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ-con và công ty độc lập), Thủ tướng Chính phủ sẽ phê duyệt hình thức sắp xếp. Đối với DN cấp 2 (công ty con trong nhóm công ty mẹ-con) thì công ty mẹ được quyền chủ động đưa ra phương án sắp xếp căn cứ vào hiệu quả hoạt động và vai trò của DN.

Cùng với đó, Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg cũng bổ sung quy định các bộ, ngành trong chức năng, nhiệm vụ được phân công có trách nhiệm chủ động sửa đổi hoặc đề xuất với cơ quan có thẩm quyền sửa đổi các quy định có liên quan nhằm giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình sắp xếp. Bổ sung, điều chỉnh một số ngành tại Phụ lục Tiêu chí phân loại theo ngành, lĩnh vực cho phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành và thực tiễn hoạt động. Ví dụ như, bổ sung thêm lĩnh vực “sản xuất phim khoa học, thời sự phục vụ nhiệm vụ tuyên truyền, thông tin đối ngoại và nhiệm vụ an ninh tư tưởng, văn hóa”, “bảo hiểm tiền gửi và mua bán, xử lý nợ xấu gắn với cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng”, “Quản lý, khai thác các bến cảng tại cảng biển đặc biệt theo quy định về phân loại cảng biển Việt Nam”...

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Duy Đông khẳng định, việc ban hành Quyết định 22/2021/QĐ-TTg tiếp tục thể hiện cam kết mạnh mẽ của Chính phủ trong tiến trình cải cách khu vực DNNN. Đồng thời là khung pháp lý quan trọng để các cơ quan đại diện chủ sở hữu có căn cứ đề xuất hình thức sắp xếp, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn tại DNNN.

Nguyễn Hòa
Bài viết cùng chủ đề: doanh nghiệp nhà nước

Tin cùng chuyên mục

PC Quảng Trị: Hào hứng đón chờ 'Tuần lễ hồng EVN' lần thứ X

17 doanh nghiệp được vinh danh nhờ đóng góp vào thúc đẩy bình đẳng giới

Bảo hiểm Bảo Minh: khắc phục khó khăn, chuẩn bị hành trang tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Petrolimex Hải Phòng đón đầu xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt

Empowered Startups: cơ hội đặc biệt dành cho các doanh nhân và Start-up

Petrovietnam: 'Một đội ngũ – Một mục tiêu' cho ngọn lửa năng lượng quốc gia luôn rực sáng

15 năm vững bước tại Campuchia, Metfone nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Gần 400 gian hàng tham gia triển lãm các sản phẩm dịch vụ khởi nghiệp sáng tạo quốc gia

Petrolimex Sài Gòn nỗ lực mang lại chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng

PC Quảng Trị: hơn 8.000 khách hàng tham gia thi đua 'Hộ gia đình tiết kiệm điện' năm 2024

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam tổ chức đào tạo về quản trị kinh doanh, chuyển dịch năng lượng xanh

Con đường để Petrovietnam trở thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia

'Gian hàng Quốc gia Việt Nam – Vietnam Pavilion' trên nền tảng thương mại điện tử Alibaba

Chân dung doanh nhân 8X ngồi 'ghế nóng' Tập đoàn BIM Group

Nhà máy thủy điện Khe Bố tích cực thực hiện công tác an sinh xã hội

Quảng Trị: tiết kiệm hơn 18 triệu kWh trong 10 tháng đầu năm 2024

Công ty Điện lực Hà Giang: Giảm thiểu nguy cơ mất an toàn hành lang lưới điện

FA’NU khẳng định mình trên thị trường dinh dưỡng: Top 5 thương hiệu uy tín quốc gia 2024

Delta Group dấu ấn một tổng thầu xây dựng hàng đầu, nơi con người là giá trị cốt lõi.

Thông tin khách hàng được ngành điện TP. Hồ Chí Minh bảo mật như thế nào?