Nâng cao dân trí cho học sinh dân tộc ít người

Sau 5 năm thực hiện Đề án Phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người đã tạo được mạng lưới cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị đồ dùng dạy học tại các điểm trường có học sinh dân tộc rất ít người học tập, giảm đáng kể tỷ lệ học sinh bỏ học.
Nâng cao dân trí cho học sinh dân tộc ít người
Cần có chính sách kế cận để trẻ em dân tộc ít người được đến trường

Tại Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Đề án Phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người mới đây, báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) cho thấy, tính đến hết tháng 10/2015, tỷ lệ huy động trẻ em, học sinh (HS) dân tộc rất ít người (DTRIN) đến trường tăng, đặc biệt là tỷ lệ huy động trẻ mầm non 5 tuổi DTRIN ra lớp. Cụ thể, đến năm học 2014 - 2015, tỷ lệ huy động trẻ DTRIN 5 tuổi ra lớp đạt 100%, cấp tiểu học đạt 99,77%, cấp THCS đạt 98,83%. Nhiều dân tộc như Cờ Lao, Pu Péo, Bố Y ở Hà Giang, Brâu ở Kon Tum đã huy động đạt 100% học sinh đến trường ở cả 3 cấp học.

Trong đó, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên hiện có 616 người dân tộc Cống và Si La (nằm trong 9 DTRIN được hưởng lợi từ Đề án), sinh sống chủ yếu tại bản Nậm Kè (xã Nậm Kè) và Nậm Sin (xã Chung Chải). Năm học 2015, cả huyện có 169 học sinh dân tộc Cống và Si La theo học ở cả 3 cấp học. Các em được hỗ trợ học phí, cấp sách vở, đồ dùng học tập, đến trường được ăn uống nên sĩ số các lớp học đông và đều trông thấy.

Ngoài ra, các địa phương đã xây dựng được 96 phòng học, 86 phòng công vụ giáo viên và đầu tư đồ dùng thiết bị dạy học cho các điểm trường tiểu học có học sinh DTRIN từ nguồn kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo. So với mục tiêu đặt ra, số phòng học được xây đạt 89,72%, số phòng công vụ giáo viên đạt 77,48%. Các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Nghệ An hoàn thành 100% việc xây dựng phòng học, các tỉnh Lai Châu, Kon Tum hoàn thành 100% việc xây dựng nhà công vụ.

Việc tăng tỷ lệ huy động trẻ em, học sinh DTRIN đến trường đã góp phần rất lớn trong việc thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục THCS ở các tỉnh có học sinh DTRIN. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cho rằng, nhờ có chính sách hỗ trợ này mà tỷ lệ HS DTRIN bỏ học đã giảm đáng kể. Nếu trước đây, huy động HS đến lớp chỉ đạt khoảng 55 - 60%, thì nay tỷ lệ bỏ học của cả 6 tỉnh có HS DTRIN chỉ còn 0,14% cấp tiểu học; cấp THCS là 1% và cấp THPT là 1,3%. Chất lượng giáo dục cũng được cải thiện, từ chỗ nhiều địa phương không có HS DTRIN nào vào được cấp 2, cấp 3, hiện nay đã có rất nhiều em được vào hệ cử tuyển, thậm chí đỗ thẳng đại học, cao đẳng.

Theo Đề án phát triển giáo dục DTRIN, đối tượng thụ hưởng là trẻ mẫu giáo 3 - 5 tuổi, HS - SV 9 dân tộc rất ít người, gồm: Ơ Đu, Pu Péo, Si La, Rơ Măm, Cống, Brâu, Bố Y, Mảng, Cờ Lao, tại 6 tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu, Nghệ An, Kon Tum. Sau 5 năm thực hiện, đã có 13.655 lượt trẻ em, HS - SV được hỗ trợ. Đây là tín hiệu đáng mừng, tuy nhiên đại diện các địa phương lại đang lo lắng khi đề án đến thời điểm kết thúc mà chưa có chính sách kế cận hỗ trợ HS tiếp tục đến trường. Phó Trưởng phòng Giáo dục huyện Mường Khương (Lào Cai)- Mộc Văn Thành cho hay, vận động HS dân tộc đến trường rất khó khăn, đối với HS DTRIN lại đặc biệt khó khăn vì gia đình các em thường sinh sống ở những nơi xa xôi hiểm trở, tập tục lạc hậu và rất nghèo, nếu không có hỗ trợ, sẽ có rất nhiều HS bỏ học. Hiện địa phương đang lo đến tháng 1/2016 không biết lấy đâu ra tiền mua gạo cho HS.

Trước tình trạng khó khăn chung và điều kiện vô cùng thiếu thốn của HS DTRIN, Trưởng ban Giáo dục dân tộc tỉnh Nghệ An, ông Nguyễn Phùng Đạt đề xuất: Bộ GD - ĐT nên tham mưu với Chính phủ nhanh chóng có chính sách kế cận để hỗ trợ cho các em. Đối với HS vùng xuôi, một vài trăm nghìn không đáng gì nhưng với HS DTRIN đó là một khoản tiền rất lớn. Trong khi chờ Chính phủ ban hành chính sách mới, đề xuất Bộ GD - ĐT nên duy trì hỗ trợ của đề án cho các em học sinh đến hết năm học này. Mặt khác, ngoài việc duy trì và nhanh chóng có chính sách hỗ trợ mới, ông Văn Trọng Lưu, Phó Trưởng phòng Giáo dục dân tộc (Sở GD - ĐT Kon Tum) cho rằng, cần mở rộng đối tượng đối với tất cả trẻ em, HS - SV đồng bào DTRIN chứ không nên dừng lại ở 9 dân tộc. Bởi hầu hết cộng đồng các dân tộc ở Kon Tum đều thuộc hộ nghèo, cận nghèo, sống ở những vùng đặc biệt khó khăn.

Theo Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Lê Sơn Hải, giáo dục cho học sinh dân tộc miền núi vốn đã khó khăn, nhưng với học sinh dân tộc rất ít người lại càng khó khăn hơn, do địa bàn sống của đồng bào DTRIN rất hiểm trở, cuộc sống còn rất hoang dã, khó khăn nên đồng bào không có ý thức đầu tư cho giáo dục... Đó là lý do Chính phủ cần có sự quan tâm đầu tư đặc biệt đến công tác giáo dục của vùng dân tộc bằng những đề án như Đề án 2123. Tuy nhiên, các chính sách tiếp theo cũng cần để ý đến đối tượng không thuộc DTRIN nhưng sinh sống trên địa bàn khó khăn và thiếu thốn ngang với đồng bào DTRIN. Có như vậy sẽ không tạo khoảng cách, dẫn đến HS không so bì nhau khi cùng học chung lớp, chung trường.

Trong kế hoạch tổng thể, Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cho biết, Bộ GD - ĐT sẽ đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ học tập đối với trẻ em, học sinh, sinh viên dân tộc rất ít người theo quy định tại Quyết định 2123/QĐ-TTg cho đến khi có chính sách mới đối với các dân tộc rất ít người. Bộ GD - ĐT mong muốn phối hợp với các bộ, ngành liên quan tiếp tục xây dựng chính sách hỗ trợ học tập đối với các dân tộc rất ít người (bao gồm các dân tộc có số dân dưới 10.000 người theo quy định tại Nghị định 05/2011/NĐ-CP ngày 14.1.2011 của Chính phủ về Công tác dân tộc) trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2016. Đặc biệt, Bộ Giáo dục - Đào tạo cũng đang tiếp tục tạo điều kiện và cơ hội cho các em được tiếp cận giáo dục, nâng cao trình độ học vấn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và an ninh - quốc phòng, xóa đói giảm nghèo, từng bước thu hẹp khoảng cách về trình độ dân trí giữa các vùng miền, các dân tộc.

Hoa Quỳnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Hơn 680.000 tỷ đồng để cải cách tiền lương từ 1/7

Hơn 680.000 tỷ đồng để cải cách tiền lương từ 1/7

Nhiều bệnh nhân được chi trả hàng tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh

Nhiều bệnh nhân được chi trả hàng tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh

25 tấn tôm hùm ở Phú Yên chết do thời tiết bất thường

25 tấn tôm hùm ở Phú Yên chết do thời tiết bất thường

Thời tiết hôm nay ngày 20/5/2024: Cả nước có mưa, nhiều nơi đề phòng lốc sét, mưa đá

Thời tiết hôm nay ngày 20/5/2024: Cả nước có mưa, nhiều nơi đề phòng lốc sét, mưa đá

Dự báo thời tiết biển hôm nay 20/5/2024: Có mưa rào và dông, khả năng xảy ra lốc, sét

Dự báo thời tiết biển hôm nay 20/5/2024: Có mưa rào và dông, khả năng xảy ra lốc, sét

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 20/5/2024: Hà Nội có mưa dông, cục bộ có mưa to, lốc sét

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 20/5/2024: Hà Nội có mưa dông, cục bộ có mưa to, lốc sét

Đức Tiến tham gia “Đóa hoa mong manh” trước khi qua đời

Đức Tiến tham gia “Đóa hoa mong manh” trước khi qua đời

Xúc động hình ảnh 9 lần Bác Hồ về thăm Phú Thọ

Xúc động hình ảnh 9 lần Bác Hồ về thăm Phú Thọ

Vinh quang Việt Nam: 20 năm lan tỏa phong trào thi đua yêu nước

Vinh quang Việt Nam: 20 năm lan tỏa phong trào thi đua yêu nước

Đồng Nai: Cháy lớn tại 1 công ty trong khu công nghiệp Sông Mây, huyện Trảng Bom

Đồng Nai: Cháy lớn tại 1 công ty trong khu công nghiệp Sông Mây, huyện Trảng Bom

Hà Nội: Lại cháy chung cư mini ở quận Thanh Xuân

Hà Nội: Lại cháy chung cư mini ở quận Thanh Xuân

Saigon Co.op trao tặng nước uống, nước sinh hoạt và bồn chứa cho bà con vùng hạn mặn

Saigon Co.op trao tặng nước uống, nước sinh hoạt và bồn chứa cho bà con vùng hạn mặn

Các điều kiện được cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất

Các điều kiện được cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất

Hà Nội: Quảng bá hơn 1.000 dòng sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, chất lượng cao

Hà Nội: Quảng bá hơn 1.000 dòng sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, chất lượng cao

Xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo trưởng thành từ công nhân, công đoàn

Xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo trưởng thành từ công nhân, công đoàn

Giải mã hiện tượng lạ trên bầu trời Hà Nội đêm qua 18/5

Giải mã hiện tượng lạ trên bầu trời Hà Nội đêm qua 18/5

Học tập và làm theo Bác: Để xây dựng giai cấp công nhân, tổ chức công đoàn vững mạnh

Học tập và làm theo Bác: Để xây dựng giai cấp công nhân, tổ chức công đoàn vững mạnh

Thời tiết hôm nay ngày 19/5/2024: Bắc Bộ mưa dông; Nam Bộ ngày nắng, đêm mưa rào

Thời tiết hôm nay ngày 19/5/2024: Bắc Bộ mưa dông; Nam Bộ ngày nắng, đêm mưa rào

Dự báo thời tiết biển hôm nay 19/5/2024: Có mưa dông, lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 6-7

Dự báo thời tiết biển hôm nay 19/5/2024: Có mưa dông, lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 6-7

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 19/5/2024: Hà Nội ngày nắng, chiều tối có lúc có mưa dông

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 19/5/2024: Hà Nội ngày nắng, chiều tối có lúc có mưa dông

Xem thêm