EPU đề xuất giải pháp đào tạo nhân lực cho điện hạt nhân

Để phục vụ nguồn nhân lực cho chương trình điện hạt nhân Ninh Thuận, Trường Đại học Điện lực (EPU) đề xuất một số giải pháp đảm bảo chất lượng, số lượng đào tạo
Trường Đại học Điện lực: Cán bộ là khâu then chốt trong đổi mới giáo dục Trường Đại học Điện lực: Cầu nối giữa giảng dạy, nghiên cứu và thực tiễn sản xuất Trường Đại học Điện lực đề xuất phối hợp với Nhật Bản để phát triển nguồn nhân lực điện hạt nhân

Mở chuyên ngành về kỹ thuật hạt nhân

Tại Hội nghị “Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ chương trình điện hạt nhân” của Bộ Công Thương diễn ra sáng 2/1/2025, PGS.TS Đinh Văn Châu - Hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực (EPU) - cho biết: Để đảm bảo an ninh năng lượng, cung cấp đủ điện năng cho phát triển đất nước, giảm khí thải nhà kính, Trung ương đã quyết định tái khởi động dự án điện hạt nhân.

Theo PGS.TS Đinh Văn Châu, để dự án điện hạt nhân tại Việt Nam diễn ra thành công, việc xây dựng một đội ngũ nhân lực chất lượng cao, có kiến thức chuyên sâu về điện hạt nhân và an toàn bức xạ là yếu tố vô cùng quan trọng.

Tìm giải pháp phát triển nhân lực cho điện hạt nhân
Các đại biểu tham dự hội nghị. Ảnh: Cấn Dũng

Theo PGS.TS Đinh Văn Châu, Quyết định số 906/QĐ-TTg, ngày 17/6/2010 về “Phê duyệt định hướng quy hoạch phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam giai đoạn đến năm 2030”, cả nước có thể có đến 16 nhà máy điện hạt nhân, với tổng công suất 15GW-16GW. Để chuẩn bị nhân lực cho các nhà máy điện hạt nhân, ngày 18/8/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1558/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử đến năm 2020” (Đề án 1558). Theo đề án này, dự kiến đến năm 2020 nhân lực phục vụ nhà máy điện hạt nhân: Sẽ đào tạo được 2.400 kỹ sư các chuyên ngành điện hạt nhân, 350 thạc sĩ và tiến sĩ các chuyên ngành điện hạt nhân; trong đó 200 kỹ sư, 150 thạc sỹ và tiến sỹ được đào tạo tại nước ngoài.

Giai đoạn 2010-2015, Việt Nam đã gửi hơn 400 sinh viên đi đào tạo Liên bang Nga, 32 kỹ sư của EVN đi đào tạo 2 năm Nhật Bản và một số khác đào tạo ngắn hạn tại Hungary để phục vụ cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Tuy nhiên, kế hoạch đầu tư dự án đã bị dừng lại vào tháng 11/2016, hầu hết các nhân sự này đã chuyển sang làm việc cho các lĩnh vực khác.

PGS.TS Đinh Văn Châu phân tích, điện hạt nhân là lĩnh vực đòi hỏi trình độ khoa học kỹ thuật cao, yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng từ khâu thiết kế, công nghệ, xây dựng hạ tầng đến vận hành và quản lý pháp quy hạt nhân. Nguồn nhân lực không chỉ là yếu tố quyết định sự thành công của dự án mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an toàn và hiệu quả vận hành lâu dài.

Thực hiện Quyết định 1558/QĐ-TTg, một số trường đại học đã mở các chương trình đào tạo liên quan đến năng lượng hạt nhân, cung cấp nguồn nhân lực cơ bản cho ngành như: Đại học Bách khoa, Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội, EPU, Đại học Đà Nẵng, Đại học Khoa học tự nhiên TP. Hồ Chí Minh, Đại học Đà Lạt.

Từ năm 2016 đến nay, sau khi dự án điện hạt nhân tạm dừng đã không có kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cho điện hạt nhân, nhiều sinh viên tốt nghiệp trong lĩnh vực hạt nhân đã phải làm trong các lĩnh vực khác tại các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, bệnh viện có sử dụng tia bức xạ...

Cũng theo PGS. TS Đinh Văn Châu, thực hiện Đề án 1558, Trường Đại học Điện lực đã mở chuyên ngành điện hạt nhân nằm trong ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử. Các học phần đã bám sát với các nội dung liên quan đến lĩnh vực hạt nhân và an toàn bức xạ.

Về cơ sở vật chất, nhà trường đã được nhà nước đầu tư các trang thiết bị thí nghiệm hiện đại cùng với mô hình nhà máy điện hạt nhân của Mitsubishi, phòng thí nghiệm có 75 nguồn phóng xạ.

Bên cạnh đó, các sinh viên được học tập, thực tập, trao đổi với các cơ quan, đơn vị có kinh nghiệm trong lĩnh vực hạt nhân như Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, Viện Nghiên cứu hạt nhân nguyên tử Đà Lạt, Trung tâm chiếu xạ Hà Nội… được các chuyên gia trong và ngoài nước giảng dạy các khóa học chuyên sâu, các chuyên đề liên quan lĩnh vực điện hạt nhân.

“Trong giai đoạn từ năm 2011 - 2017, nhà trường đã đào tạo 7 khóa học ngành điện hạt nhân với 188 sinh viên đã tốt nghiệp ra trường. Đến năm 2018, EPU mở ngành công nghệ kỹ thuật hạt nhân” - PGS.TS Đinh Văn Châu thông tin.

Ngoài ra, EPU đã và đang duy trì mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các đối tác quốc tế uy tín như Viện Nghiên cứu hạt nhân - Đại học Fukui (Nhật Bản), Đại học Công nghệ Nagaoka (Nhật Bản), Tập đoàn Công nghiệp nặng Mitsubishi, Hitachi (Nhật Bản), Trường Đại học Năng lượng Moscow (Nga), Trường Đại học Saclay - Paris (Pháp)... Nhà trường thường xuyên có các chương trình trao đổi giảng viên, sinh viên với các đơn vị trong và ngoài nước.

Cùng với đó, trường cũng đã thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học phục vụ cho lĩnh vực điện hạt nhân như: “Nghiên cứu lò phản ứng công suất nhỏ không phải thay nhiên liệu tại chỗ FBNR và khả năng phát triển - xây dựng tại Việt Nam”, “Nghiên cứu tìm hiểu công nghệ, tính toán vật lý lò phục vụ nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Việt Nam”… Các giảng viên, sinh viên của nhà trường tích cực tham gia các hội thảo khoa học về lĩnh vực hạt nhân và an toàn bức xạ trong và ngoài nước.

Đề xuất các giải pháp

Tuy nhiên, PGS. TS Đinh Văn Châu cũng chỉ ra những khó khăn, thách thức hiện nay cho đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ cho điện hạt nhân.

Trường Đại học Điện lực đề xuất giải pháp đào tạo nhân lực cho điện hạt nhân
PGS.TS Đinh Văn Châu - Hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực - phát biểu tại hội nghị. Ảnh Cấn Dũng

Đơn cử như, thiếu chiến lược phát triển khoa học hạt nhân - nguyên tử liên tục, do đó có rất nhiều khó khăn trong triển khai, duy trì các hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo nhân lực trong lĩnh vực điện hạt nhân và an toàn phóng xạ. Việc thiếu chính sách dài hơi và liên tục của nhà nước khiến cho một số nhà khoa học, giảng viên, sinh viên chưa yên tâm công tác.

Điện hạt nhân và an toàn bức xạ là lĩnh vực khoa học công nghệ cao, đòi hỏi trình độ rất cao, khắt khe đối với các chuyên gia, giảng viên và cả sinh viên. Tuy nhiên, số lượng các chuyên gia giỏi, giảng viên trình độ cao và sinh viên có chất lượng đầu vào cao là một hạn chế nói chung với các cơ sở giáo dục đại học và EPU nói riêng.

Bên cạnh đó, chương trình đào tạo của các trường đại học, mặc dù được chuẩn bị công phu kỹ lưỡng, tuy nhiên nhìn chung vẫn còn nặng về lý thuyết. Hệ thống cơ sở phòng thí nghiệm thường rất đắt tiền do đó nói chung còn hạn chế, nhất là máy móc chuyên sâu, các mô hình đào tạo gắn liền với các nhà máy hạt nhân trong thực tế.

Cùng với đó là hạn chế trong hợp tác quốc tế với các tổ chức tại các quốc gia tiên tiến và có kinh nghiệm về hạt nhân như Nga, Nhật Bản, Hungary, Pháp…; thiếu những chính sách hỗ trợ, khuyến khích đặc thù đối với giảng viên, sinh viên tham gia giảng dạy, nghiên cứu và học tập các chương trình về điện hạt nhân và an toàn bức xạ.

Từ những hạn chế trên, lãnh đạo Trường Đại học Điện lực đã đưa ra một số giải pháp.

Trước hết về mặt chính sách, do là ngành đòi hỏi số lượng nhân lực lớn, trình độ chuyên môn cao, đặc thù, trải rộng trên nhiều lĩnh vực của khoa học hạt nhân - nguyên tử,... Do đó, nhà nước cần ban hành chiến lược phát triển khoa học hạt nhân - nguyên tử trong đó có điện hạt nhân và an toàn để làm cơ sở tiền đề cho chiến lược phát triển khoa học, đào tạo liên quan.

Khi khởi động lại chương trình điện hạt nhân thì trước mắt tập hợp các nhân lực đã được đào tạo trước đây để tận dụng nguồn nhân lực đã có. Đồng thời, cần ban hành những kế hoạch đào tạo phát triển nhân lực mới trong lĩnh vực điện hạt nhân và an toàn bức xạ cũng như cần có chính sách hỗ trợ tài chính, cấp học bổng cho sinh viên và cán bộ đi đào tạo về lĩnh vực điện hạt nhân và an toàn bức xạ…

Nhà nước cũng cần đầu tư cơ sở vật chất cho các đơn vị đào tạo; các trường đại học cần cập nhật chương trình đào tạo theo các tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời nội dung đào tạo cũng cần gắn bó chặt chẽ với những hệ thống nhà máy điện hạt nhân thực tế tại Việt Nam sẽ triển khai xây dựng.

Tăng cường đào tạo thực hành trên các thiết bị mô hình, mô phỏng về các nhà máy điện hạt nhân sẽ triển khai tại Việt Nam; đẩy mạnh hợp tác quốc tế để tạo thuận lợi cho hợp tác trao đổi cử giảng viên đi đào tạo và chuyên gia nước ngoài sang Việt Nam tham gia đào tạo, nghiên cứu..

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Điện hạt nhân

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Trường Sa xanh trong mắt vị tướng ngày trở lại

Trường Sa xanh trong mắt vị tướng ngày trở lại

Sau 8 năm trở lại Trường Sa, Thiếu tướng Trần Ngọc Thanh xúc động trước sự đổi thay kỳ diệu của đảo xanh và càng vững tin vào thế trận lòng dân nơi hải đảo.
Vô lễ với cựu chiến binh, nam sinh Đại học Văn Lang bị kỷ luật khiển trách

Vô lễ với cựu chiến binh, nam sinh Đại học Văn Lang bị kỷ luật khiển trách

Sau khi xem xét hành động vô lễ đối với cựu chiến binh của N.N.G, trường Đại học Văn Lang đã ra thông báo kỷ luật khiển trách đối với nam sinh viên này.
Ấn Độ công bố hai giống lúa chỉnh sửa gen đầu tiên

Ấn Độ công bố hai giống lúa chỉnh sửa gen đầu tiên

Viện Nghiên cứu nông nghiệp Ấn Độ (ICAR) vừa công bố hai giống lúa chỉnh sửa gen đầu tiên trên thế giới sử dụng công nghệ CRISPR-Cas SDN-1.
Thời tiết hôm nay 9/5: Hà Nội ngày nắng nóng, đêm mưa

Thời tiết hôm nay 9/5: Hà Nội ngày nắng nóng, đêm mưa

Thời tiết hôm nay 9/5, Hà Nội ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Thời tiết biển hôm nay 9/5/2025: Gió nhẹ, sóng êm

Thời tiết biển hôm nay 9/5/2025: Gió nhẹ, sóng êm

Dự báo thời tiết biển hôm nay 9/5/2025, gió trên hầu khắp các vùng biển hoạt động với cường độ yếu đến trung bình, sóng nhẹ, biển êm.

Tin cùng chuyên mục

Thi tốt nghiệp 2025: Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt

Thi tốt nghiệp 2025: Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện số 58/CĐ-TTg về việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đầu cấp giáo dục phổ thông năm 2025.
Chuyện về những sĩ quan

Chuyện về những sĩ quan 'giữ lửa' giữa trùng khơi

Giữa hải trình đầy sóng gió, những sĩ quan làm công tác hậu cần trên tàu 561 đã tiếp sức cho đoàn công tác vượt sóng đến với Trường Sa, nhà giàn DK-1.
PGS.TS Tô Văn Hòa làm Quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội

PGS.TS Tô Văn Hòa làm Quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội

Ngày 8/5, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức hội nghị công bố Quyết định công nhận Quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Đảm bảo kinh phí cho lao động nghỉ việc theo Nghị định 178

Đảm bảo kinh phí cho lao động nghỉ việc theo Nghị định 178

Bộ Tài chính đảm bảo đủ kinh phí thực hiện chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nghỉ việc theo Nghị định 178 và Nghị định 67 của Chính phủ.
Vụ lòng se điếu: Quán Lòng Chát nói gì về nguồn gốc sản phẩm?

Vụ lòng se điếu: Quán Lòng Chát nói gì về nguồn gốc sản phẩm?

Liên quan vụ lòng se điếu, quán Lòng Chát (268 Hồng Lạc, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh) thông báo, quán kinh doanh đúng luật, nhập hàng có nguồn gốc xuất xứ.
Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm: 28 năm chắp cánh ước mơ

Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm: 28 năm chắp cánh ước mơ

Với lối đi riêng, thấu hiểu triết lý trong giáo dục, Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm đã xây dựng một môi trường giáo dục "trưởng thành" từ sự khác biệt.
Thúc đẩy các mô hình, giải pháp phát triển hạ tầng internet

Thúc đẩy các mô hình, giải pháp phát triển hạ tầng internet

Việt Nam bày tỏ mong muốn cùng cộng đồng quốc tế thúc đẩy các mô hình, giải pháp quản lý, phát triển tài nguyên và hạ tầng Internet trong tương lai.
Đại học Văn Lang bị ‘tấn công’: Không thể bao biện là “bảo vệ lẽ phải”

Đại học Văn Lang bị ‘tấn công’: Không thể bao biện là “bảo vệ lẽ phải”

Sau vụ nam sinh vô lễ với cựu chiến binh, nhiều sinh viên của Đại học Văn Lang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí bị tấn công trên mạng xã hội và ngoài đời.
Học 2 buổi, ăn miễn phí: Chủ trương chạm đến triệu trái tim

Học 2 buổi, ăn miễn phí: Chủ trương chạm đến triệu trái tim

Dạy 2 buổi/ngày, không thu phí và Nhà nước hỗ trợ bữa trưa vùng biên sẽ là những chủ trương nhân văn của Đảng, chạm tới trái tim hàng triệu gia đình Việt.
Hệ thống bán lẻ góp phần thay đổi diện mạo nông thôn mới

Hệ thống bán lẻ góp phần thay đổi diện mạo nông thôn mới

Sự phát triển của hệ thống bán lẻ hiện đại ở nông thôn giúp người dân tiếp cận hàng hóa chất lượng, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP.
Chuyện về những người gác rừng, giữ biển ở Côn Đảo

Chuyện về những người gác rừng, giữ biển ở Côn Đảo

Côn Đảo không chỉ được biết đến là "địa ngục trần gian" mà còn là thiên đường du lịch. Nơi đó, có những người đang ngày đêm canh giữ đem lại sự bình yên cho đảo
Bước khởi đầu hồi sinh dòng sông Tô Lịch giữa Thủ đô

Bước khởi đầu hồi sinh dòng sông Tô Lịch giữa Thủ đô

Đập dâng giữ nước đầu tiên trên sông Tô Lịch đóng vai trò điều tiết mực nước, góp phần cải tạo dòng sông ô nhiễm lâu năm giữa lòng Hà Nội.
Gửi yêu thương từ đất liền đến Trường Sa, nhà giàn DK-1

Gửi yêu thương từ đất liền đến Trường Sa, nhà giàn DK-1

Chiều 8/5, Đoàn công tác số 17 đã cập cảng Cát Lái (TP.HCM) kết thúc hành trình đến thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ đang công tác tại Trường Sa, Nhà giàn DK-1.
Diễn đàn liên kết 5 nhà: Hướng đến nền nông nghiệp xanh và hiện đại

Diễn đàn liên kết 5 nhà: Hướng đến nền nông nghiệp xanh và hiện đại

Phát triển nông nghiệp theo hướng xanh, bền vững rất cần có sự đồng hành của 5 nhà: Nhà nước, nhà băng, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nông.
Cục trưởng An toàn thực phẩm nói gì về nguyên nhân lộn xộn thực phẩm giả?

Cục trưởng An toàn thực phẩm nói gì về nguyên nhân lộn xộn thực phẩm giả?

Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) thừa nhận, cơ chế tự công bố sản phẩm đang bị một số doanh nghiệp lợi dụng để làm ăn phi pháp.
Điểm mới trong dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi

Điểm mới trong dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi

Dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi nhằm tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và xây dựng nền hành chính hiện đại, hiệu quả.
Rà soát số lượng cán bộ dự kiến tinh giản trước 30/6

Rà soát số lượng cán bộ dự kiến tinh giản trước 30/6

Bộ Nội vụ vừa có công văn 1814 gửi các bộ, ngành, địa phương để hướng dẫn triển khai thực hiện tinh giản biên chế giai đoạn 2024-2026.
Mức lương tối thiểu vùng sẽ được áp dụng như thế nào?

Mức lương tối thiểu vùng sẽ được áp dụng như thế nào?

Tại dự thảo Nghị định về phân cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước lĩnh vực nội vụ, Bộ Nội vụ đề xuất sửa danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng.
Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh nhận tài trợ HVAC

Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh nhận tài trợ HVAC

Trung tâm giải pháp HVAC giúp Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh tạo bước đột phá đào tạo thực tiễn, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngành kỹ thuật.
Cảnh báo tai nạn nghiêm trọng từ việc trèo lên cột điện cao thế bắt tổ chim

Cảnh báo tai nạn nghiêm trọng từ việc trèo lên cột điện cao thế bắt tổ chim

Điện lực huyện Văn Bàn (tỉnh Lào Cai) thông tin về vụ tai nạn điện khi một học sinh trên địa bàn xã Nậm Chày trèo lên cột điện cao thế để bắt tổ chim.
Mobile VerionPhiên bản di động