Thứ sáu 16/05/2025 17:35

Năm nhuận khác gì với các năm khác?

Năm 2024 là năm nhuận, điều này có nghĩa là tháng 2 sẽ có 29 ngày. Ngày 29/2 còn được gọi là ngày nhuận và 4 năm mới có 1 lần.

Vì sao lại có năm nhuận?

Một năm trong lịch Gregory dài chính xác là 365 ngày, nhưng thời gian cần thiết để Trái Đất quay hoàn toàn một vòng quanh Mặt Trời khoảng 365,24 ngày hay 365 ngày, 5 giờ, 48 phút và 56 giây.

Như vậy, sau đúng 365 ngày, Trái Đất chưa trở về đúng điểm xuất phát ban đầu trên vòng quỹ đạo.

Ảnh minh họa

Chặng đường còn thiếu của 0,2422 ngày dù là nhỏ nhưng càng lâu càng tích lại thành dài. Nếu cứ mãi mãi chỉ có các năm đúng 365 ngày thì lịch sẽ bị chậm lại so với thời tiết các mùa, và tính ra sau 3 thế kỷ, ngày mùng 1 tháng 1 sẽ rơi vào mùa thu; sau 6 thế kỷ, ngày này sẽ rơi vào mùa hè.

Thành Rome của nước Ý đã rơi vào tình trạng này trong thế kỷ 1 trước Công nguyên. Khi đó lịch đã bị chậm đúng 2 tháng so với mùa tự nhiên, và theo như lời của nhà sử học Richard Armstrong của Trường đại học Houston, Mỹ, thì “lịch La Mã khi đó hoàn toàn sai lệch”.

Đến năm 1582, khái niệm năm nhuận mới xuất hiện sau khi Giáo hoàng Gregorius XIII đưa ra một cách tính lịch mới để tạo nên lịch Gregonrius. Cụ thể, một năm sẽ chia thành 12 tháng với 365 ngày, cứ 4 năm thì thêm một ngày vào cuối tháng 2 tạo thành năm nhuận.

Nguyên tắc xác định năm nhuận

Theo lịch dương:

Chia số năm cho 4: Nếu kết quả chia hết cho 4 mà không có phần dư, thì đó là năm nhuận. Ví dụ: Năm 2024 chia hết cho 4, do đó là năm nhuận. Tuy nhiên, có một quy tắc đặc biệt đối với các năm tròn thế kỷ (có hai số 0 ở cuối). Nếu năm tròn thế kỷ chia hết cho 400 mà không có phần dư, thì đó cũng là năm nhuận. Ví dụ: Năm 2000 và 2400 chia hết cho 400, nên là những năm nhuận.

Theo đó, 2024 chia hết cho 4, vì thế năm 2024 là năm nhuận theo Dương lịch. Năm 2024 sẽ có thêm ngày 29/2.

Cứ 4 năm mới xuất hiện một năm nhuận và có ngày 29/2. Ảnh: Business Insider

Theo lịch âm:

Để xác định xem một năm Âm lịch có phải là năm nhuận hay không, chúng ta có quy tắc sau đây: Chia số năm Dương lịch cho 19: Nếu kết quả chia hết cho 19 hoặc có phần dư là 3, 6, 9, 11, 14 hoặc 17, thì đó là năm nhuận có tháng nhuận.

Với công thức trên, ta lấy 2024 chia cho 19 sẽ có số dư là 10. Do đó, theo lịch âm, năm 2024 không phải là năm nhuận.

Năm nhuận tiếp theo là khi nào?

Năm nhuận xảy ra khoảng 4 năm 1 lần. Ngày nhuận năm nay sẽ rơi vào ngày 29/2/2024.

Sau đó, các năm nhuận tiếp theo sẽ rơi vào các năm 2028, 2032 và 2036. Ngày nhuận sẽ rơi vào ngày 29/2/2028, ngày 29/2/2032 và ngày 29/2/2036.

Chí Tâm
Bài viết cùng chủ đề: Năm nhuận

Tin cùng chuyên mục

Điện Biên rung chuyển bởi động đất 5.0 độ richter, cảnh báo cấp độ 2

Lai Châu: Huy động trên 392 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thương mại điện tử tiếp sức sản phẩm chủ lực nông thôn mới

Bức thư đoạt giải Nhất Cuộc thi viết thư quốc tế UPU năm 2025 có nội dung gì?

Chuyện chưa biết về ngôi nhà đặc biệt từng hai lần đón Bác Hồ

Thời tiết hôm nay 16/5: Hà Nội có mưa rào và dông

Thời tiết biển hôm nay 16/5/2025: Vịnh Thái Lan có lốc xoáy

Báo Công Thương đoạt giải cuộc thi viết 'Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới'

Dòng người xếp hàng dài chiêm bái xá lợi Phật linh thiêng

Quy định mới về chế độ trả lương dạy thêm

Hướng dẫn mới về quản lý tài sản công sau sáp nhập

Đông đảo người dân về thăm nơi Bác Hồ từng sinh sống tại TP. Hồ Chí Minh

Bộ Y tế thông tin kiểm tra nhà nước về thực phẩm

Xã cấp sổ đỏ, bước tiến cải cách phục vụ người dân

Khu vực nào của Lào Cai không đấu giá quyền khai thác khoáng sản?

Điện an toàn, ổn định: Động lực phát triển nông thôn mới

Trà Vinh: Hơn 10.000 thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Bạch Đằng Giang tái hiện 3 trận thủy chiến lừng danh

Đề xuất chính sách mới về hướng nghiệp, phân luồng giáo dục

Lai Châu: Hơn 4.400 thí sinh sẵn sàng thi tốt nghiệp