Thứ hai 23/12/2024 20:42

Năm 2023: Lấy phiếu tín nhiệm giữa nhiệm kỳ, quy hoạch cán bộ chiến lược

Ban Tổ chức Trung ương xác định 10 nhiệm vụ trọng tâm của ngành Tổ chức xây dựng Đảng trong năm 2023 như: Lấy phiếu tín nhiệm giữa nhiệm kỳ, quy hoạch cán bộ...

Năm 2023, sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Trung ưng bầu. Ảnh: Nhật Bắc

Theo Ban Tổ chức Trung ương, năm 2023 là năm bản lề có ý nghĩa quan trọng. Toàn Ngành Tổ chức xây dựng Đảng tiếp tục nỗ lực, quyết tâm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp.

Theo đó, ngành Tổ chức xây dựng Đảng xác định 10 nhiệm vụ trọng tâm 2023.

Trong đó, một trong những nhiệm vụ rất quan trọng đó là: Tham mưu cấp ủy các cấp triển khai thực hiện các đề án, báo cáo về công tác tổ chức xây dựng Đảng.

Tập trung tham mưu xây dựng Đề án trình Hội nghị Trung ương 7 (khóa XIII) “Kế hoạch tổ chức lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Ban Chấp hành Trung ương bầu”; Hội nghị Trung ương 8 (khóa XIII) “Quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIV và lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ 2026-2031”.

Nhiệm vụ trọng tâm thứ hai đó là tiếp tục tham mưu thực hiện đồng bộ 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trong Kết luận số 21-KL/TW tại Hội nghị Trung ương 4 (khóa XIII) về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”...

Ba là, tăng cường xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng, đảng viên. Tiếp tục tham mưu kiện toàn tổ chức cơ sở đảng phù hợp với việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng ở cấp cơ sở.

Bốn là, đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 17.11.2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XIII) về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn mới đáp ứng quan điểm, mục tiêu đặt ra.

Năm là, tham mưu thành lập Ban Chỉ đạo, triển khai tổng kết 15 năm thi hành Điều lệ Đảng. Sơ kết, tổng kết, sửa đổi, bổ sung một số quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tổ chức bộ máy; đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị.

Bà Trương Thị Mai - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương. Ảnh: Nhật Bắc

Sáu là, tham mưu thực hiện tốt các nghị quyết, kết luận, quy định của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác cán bộ. Tham mưu sơ kết, tổng kết, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản của Đảng về công tác cán bộ đáp ứng yêu cầu giai đoạn mới; sơ kết công tác quy hoạch cán bộ cấp chiến lược nhiệm kỳ khóa XIII, Kế hoạch quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhiệm kỳ 2026-2031.

Tham mưu xây dựng kế hoạch tổ chức lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Ban Chấp hành Trung ương bầu; Báo cáo về tình hình đội ngũ cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; cơ chế, chính sách phát hiện, lựa chọn, trọng dụng, bố trí sắp xếp cán bộ có bản lĩnh, năng lực nổi trội, cán bộ trẻ vào vị trí lãnh đạo, quản lý các cấp.

Bảy là, tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ, trong đó có công tác bảo vệ Cương lĩnh, đường lối, nền tảng tư tưởng của Đảng, sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, giữ gìn bí mật nội bộ, bí mật quốc gia.

Tám là, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền về xây dựng Đảng, bám sát thực tế cơ sở, kịp thời phản ánh thực chất kết quả công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị.

Chín là, tăng cường tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học, góp phần bổ sung lý luận về công tác tổ chức xây dựng Đảng, làm cơ sở để nâng cao chất lượng tham mưu chiến lược cho Đảng.

Mười là, đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát một số chuyên đề quan trọng về công tác tổ chức xây dựng Đảng, công tác cán bộ, bảo vệ chính trị nội bộ, khắc phục có hiệu quả tình trạng cán bộ vi phạm nguyên tắc, quy định của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ. Tiếp tục đổi mới phương pháp, lề lối, tác phong làm việc gắn với cải cách hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành. Hoàn thiện cơ sở dữ liệu chung về công tác tổ chức xây dựng Đảng.

laodong.vn
Bài viết cùng chủ đề: Ban tổ chức trung ương

Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong: Chống lãng phí, tiết kiệm góp phần tăng sức mạnh quốc gia

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

Bộ Công Thương hoà cùng ‘dòng chảy’ chống lãng phí, tạo đột phá phát triển trong kỷ nguyên mới

Đường dây 500kV mạch 3: 'Chiến dịch' thần tốc, tiết kiệm và hiệu quả

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)

10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

Đại tá Nguyễn Hữu Sơn chỉ ra 4 giải pháp để phòng, chống lãng phí nguồn lực

PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Nhân sự Trung ương: Thông tin về tổ chức nhân sự tại Quân chủng Hải quân

Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội

Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân