Chủ nhật 22/12/2024 23:45

Mỹ xem xét Việt Nam là nền kinh tế thị trường, cổ phiếu thủy sản, dệt may ''bật tăng''

Trước thông tin Mỹ cân nhắc công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, nhiều mã cổ phiếu tôm, cá tra, may mặc có dấu hiệu "bật tăng".

Theo Reuters, ngày 8/5/2024, Bộ Thương mại Mỹ tổ chức điều trần để xem xét công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Bộ Thương mại Mỹ đã lắng nghe lập luận của các bên về việc công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Đây là một phần trong quá trình đánh giá vấn đề kinh tế thị trường của Việt Nam. Chính phủ Mỹ dự kiến sẽ đưa ra quyết định về vấn đề trên vào tháng 7/2024.

Hiện nay, Mỹ coi Việt Nam nằm trong số các nước là nền kinh tế phi thị trường trong các vụ việc phòng vệ thương mại. Việc bị coi là nền kinh tế phi thị trường có ảnh hưởng lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là trong các vụ điều tra chống bán phá giá. Bởi, hàng hóa từ các nền kinh tế phi thị trường phải chịu mức thuế suất cao hơn trong các cuộc điều tra chống bán phá giá.

Một trong những tác động lớn là hiện Mỹ vẫn giữ nguyên mức thuế chống bán phá giá 25,76% đối với tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam nhập khẩu trong năm 2024. Trong khi đó, Mỹ công nhận Thái Lan là nền kinh tế thị trường, nên mức thuế đối với mặt hàng này của Thái Lan chỉ ở mức 5,34%.

Nhiều mã cổ phiếu ngành tôm tăng mạnh sau thông tin Mỹ xem xét Việt Nam là nền kinh tế thị trường. (Ảnh minh họa, nguồn: hanoimoi.com.vn)

Việc Mỹ xem xét đưa Việt Nam là nền kinh tế thị trường được cộng đồng doanh nghiệp Mỹ ủng hộ mạnh mẽ, với kỳ vọng hàng hóa từ Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ sẽ thuận lợi hơn và sẽ được giảm các loại thuế chống bán phá giá.

Trước thông tin trên, thị trường cổ phiếu một số ngành, đặc biệt là nhóm các ngành hàng xuất khẩu sang Mỹ như thủy sản hay dệt may bắt đầu có dấu hiệu tăng tích cực.

Đối với tôm, trên thị trường chứng khoán cổ phiếu nhóm ngành này trong 2 ngày qua tăng mạnh. Với cổ phiếu VHC của Công ty Cổ phần Thủy sản Vĩnh Hoàn phiên ngày 8/5 tăng 0,65%, nhưng sáng nay 9/5 tăng 4,03%; FMC của Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta từ hôm qua đến hôm nay cũng tăng lần lượt là 0,19% và 4,25%; MPC của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú cũng tăng 1,86% và 4,9%.

Hay một số cổ phiếu nhóm doanh nghiệp cá tra cũng tăng nhẹ. Trong đó, cổ phiếu IDI của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển đa quốc gia I.D.I phiên hôm qua tăng 2,68%, trong phiên sáng nay tăng 2,61%; cổ phiếu ACL của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang phiên sáng nay tăng lên mức 12.700 đồng/cp (tăng 2,83%).

Không chỉ có vậy, một số cổ phiếu nhóm dệt may cũng tăng cao từ ngày hôm qua. Trong đó, cổ phiếu MSH của Công ty Cổ phần May Sông Hồng phiên ngày 8/5 tăng kịch trần lên 49.200 đồng/cp (tăng 6,96%), hết phiên giao dịch buổi sáng 9/5 tiếp tục tăng thêm 0,20%; Cổ phiếu TCM của Công ty Cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công sau nhiều ngày giảm giá, tuy nhiên từ hôm qua đến hết phiên sáng nay cũng tăng lần lượt 2,68% và 2,27%; cổ phiếu NDT của Tổng công ty Cổ phần Dệt may Nam Định tương tự cũng tăng lần lượt 3,23%, 1,56%.

Năm ngoái, Bộ Công Thương đã chính thức nộp hồ sơ đề nghị Bộ Thương mại Mỹ xem xét lại vấn đề kinh tế thị trường của Việt Nam. Các bản thông tin mà Việt Nam gửi đi có đầy đủ lập luận chứng minh nền kinh tế Việt Nam đáp ứng đầy đủ 6 yếu tố về công nhận nền kinh tế thị trường theo pháp luật Hoa Kỳ.

Trong đó, bao gồm: Mức độ chuyển đổi của đồng tiền; vấn đề đàm phán tiền lương, tiền công giữa người lao động và người sử dụng lao động; mức độ đầu tư nước ngoài vào các hoạt động kinh tế; vấn đề sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân; mức độ kiểm soát của Chính phủ với một số nguồn lực và giá cả; các yếu tố khác.

Minh Quang
Bài viết cùng chủ đề: Việt Nam xuất khẩu

Tin cùng chuyên mục

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Xúc tiến quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Đà Nẵng: Tập huấn về Hệ thống quản trị thông tin và điều hành xúc tiến thương mại (Vietrade CRM)

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Hàng trăm doanh nghiệp tìm cơ hội phát triển tại chuỗi triển lãm IGHE và IBTE 2024

TP. Hồ Chí Minh: Hơn 900 gian hàng tham dự Triển lãm quốc tế Vietbuild Home

Hoa Kỳ gia hạn xử lý hành chính điều tra áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu