Mỹ-Nhật tăng tốc đàm phán hiệp định thương mại

Ngày 25/4, các nhà đàm phán của Mỹ và Nhật Bản đã bắt đầu vòng đàm phán thương mại thứ hai tại Washington nhằm bảo đảm một thỏa thuận nhanh chóng tập trung vào nông nghiệp và ô tô.  

Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Motegi đã gặp Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer, đồng thời Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso có cuộc thảo luận riêng với Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin và đàm phán về tiền tệ. Ngày 26/4, Thủ tướng Shinzo Abe có kế hoạch gặp Tổng thống Donald Trump tại Washington.

Phía Mỹ đang đẩy mạnh cắt giảm thâm hụt thương mại với Nhật Bản và tiếp cận tốt hơn với thị trường nông nghiệp của quốc gia Châu Á. Về phần mình, Nhật Bản đang tìm kiếm một lời hứa cụ thể rằng họ sẽ không bị Mỹ áp thuế đối với hàng nhập khẩu ô tô, tương tự như các mức thuế mà chính quyền Trump đã áp đặt vào năm ngoái đối với thép và nhôm vì lý do an ninh quốc gia. Trước đó, tại vòng đàm phán đầu tiên, các bên đã thể hiện mong muốn hướng đến một hiệp định “sớm” và tại vòng đàm phán thứ hai này, Mỹ-Nhật có những thảo luận hiệu quả hơn.

my nhat tang toc dam phan hiep dinh thuong mai nham khac phuc ton that cua my sau cptpp

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Mỹ Donald Trump

Nhật Bản cũng thể hiện lập trường rõ ràng không đồng ý về bất kỳ cuộc thảo luận nào liên kết giữa tiền tệ và chính sách thương mại. Người nông dân Mỹ cũng đang lên tiếng gây sức ép để muốn có giải pháp nhanh chóng, khi có gần 90 tổ chức nông nghiệp đã gửi thư tới Cơ quan Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) cho biết các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ đang mất dần trên thị trường Nhật Bản sau khi Nhật Bản cắt giảm thuế quan lần thứ hai đối với các mặt hàng nhập khẩu từ EU và các quốc gia CPTPP.

Sau khi Tổng thống Trump rút Mỹ ra khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (nay là hiệp định CPTPP), người nông dân Mỹ đã ngày càng gặp bất lợi khi CPTPP được thực thi cùng với hiệp định đối tác kinh tế giữa Nhật Bản với Liên minh Châu Âu có hiệu lực. Việc tiến hành cắt giảm thuế quan trong CPTPP đã khiến các doanh nghiệp Mỹ gặp bất lợi cạnh tranh đáng kể, cụ thể xuất khẩu ngũ cốc, thịt và các mặt hàng nông sản khác của Mỹ sang Nhật Bản đang bị ảnh hưởng. Do đó, hiện nay, Nhà Trắng đang gấp rút khắc phục các tổn thất, thiệt hại từ việc rút ra khỏi hiệp định thương mại tự do khu vực lớn nhất thế giới.

Đứng đầu trong chương trình nghị sự của cuộc gặp giữa Thủ tướng Nhật Bản và Tổng thống Mỹ ngày 26/4 là đàm phán thương mại để tạo sân chơi bình đẳng cho Mỹ. Trong khi chính quyền Trump “bận rộn” áp thuế quan đối với Trung Quốc và các nước khác, Nhật Bản đã ký kết hiệp định với EU về việc giảm thuế và các rào cản khác để tạo thuận lợi cho dòng chảy thương mại. Giữa EU và CPTPP, Nhật Bản hiện đang bắt đầu nhập khẩu nhiều hơn từ các đối tác thương mại tự do còn chi phí cho doanh nghiệp Mỹ đang tăng lên. Đó là tác động tồi tệ cho những người nông dân Mỹ, những người đang vật lộn với cuộc chiến thuế quan trả đũa đối với các mặt hàng như đậu nành và hàng nông sản khác xuất khẩu sang Trung Quốc.

Đối với một số sản phẩm, sự khác biệt về thuế quan diễn ra rất rõ ràng. Ví dụ, rượu vang Australia vào Nhật Bản bị đánh thuế ở mức 5,6% và cuối cùng sẽ giảm về 0. Rượu vang từ EU và Chile cũng có thuế suất bằng 0. Nhưng rượu vang từ California sẽ có thuế suất 15% khiến cho thị phần rượu vang nhập khẩu của Mỹ tại Nhật Bản ngày càng bị “chèn ép”. Viện rượu vang Nhật Bản cho rằng hiệp định EU-Nhật Bản đang mở ra nhiều cơ hội hơn cho rượu vang châu Âu. Italia là nhà xuất khẩu rượu vang lớn thứ ba sang Nhật Bản, gần đây đã ký một thỏa thuận quảng bá vang Italia tại 10.000 siêu thị ở Nhật Bản. Rượu vang Mỹ đứng thứ tư trong số hàng nhập khẩu tại Nhật Bản, sau Pháp và Chile. Các nhà xuất khẩu Mỹ về lúa mì, thịt bò, thịt lợn, sữa, rượu vang, khoai tây, trái cây và rau quả và các sản phẩm khác đang phải đối mặt với sự suy giảm nghiêm trọng thị phần tại Nhật Bản khi các doanh thu lớn được chuyển giao cho các đối thủ cạnh tranh.

Shige Watanabe, Bộ trưởng kinh tế của Đại sứ quán Nhật Bản tại Washington, cho biết Nhật Bản đã sẵn sàng dành cho Mỹ mức thuế suất tương tự mà Tokyo đã đàm phán với EU và 10 quốc gia khác của CPTPP, bao gồm cả Canada, Mexico và Việt Nam. Điều đó sẽ mang lại một chút nhẹ nhõm cho nông dân Mỹ, mặc dù chưa rõ liệu thỏa thuận có thể tăng tốc nhanh đến thế nào. Hai bên chưa thống nhất về phạm vi đàm phán thương mại. Chính quyền Trump sẽ yêu cầu cắt giảm thuế quan nhiều hơn đối với hàng nhập khẩu nông nghiệp. Tranh luận nhiều khả năng sẽ là đối với lĩnh vực ô tô. Mặc dù các công ty Nhật Bản hiện đang sản xuất 3,7 triệu xe mỗi năm ở Mỹ - với một số mẫu xe thậm chí có hàm lượng nội địa cao hơn các thương hiệu Mỹ - thương mại ô tô Nhật Bản chiếm phần lớn trong thặng dư thương mại trị giá 68 tỷ USD với Mỹ, trong khi thặng dư thương mại hàng hóa của Trung Quốc với với Mỹ năm 2018 là 419 tỷ USD.

Nhật Bản đã chỉ ra rằng họ sẽ không nhận hạn ngạch xuất khẩu tự nguyện hoặc hạn chế đối với ô tô, như đã từng xảy ra vào những năm 1980 khi chính quyền Mỹ yêu cầu kiềm chế xuất khẩu các lô hàng TV, dệt may, thép, ô tô và các sản phẩm khác. Các chuyên gia kinh tế dự báo đó sẽ là một cuộc thảo luận khó khăn. Hơn nữa, Tổng thống Trump đang xem xét đánh giá sâu rộng thuế đối với ô tô nhập khẩu, trên cơ sở an ninh quốc gia mà chính quyền đã áp dụng khi đưa ra mức thuế 25% đối với thép và nhôm. Các quan chức chính phủ cho biết ngay cả khi ông Trump quyết định sẽ tiếp tục áp dụng thuế quan xe hơi vào tháng 5 tới, Mỹ cũng sẽ không áp đặt thuế với Nhật Bản khi hai bên đang đàm phán một hiệp định thương mại. Nhưng mối đe dọa đó dù sao cũng sẽ treo lơ lửng trong các cuộc đàm phán, vì Tổng thống Trump đã rất muốn sử dụng thuế quan làm đòn bẩy để giành được những nhượng bộ.

Việt Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Kalashnikov giao loạt súng bắn tỉa Chukavin mới cho quân đội Nga

Kalashnikov giao loạt súng bắn tỉa Chukavin mới cho quân đội Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 15/11: Nga diệt tàn quân Ukraine ở Kursk; Ukraine đẩy lùi cuộc tấn công Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 15/11: Nga diệt tàn quân Ukraine ở Kursk; Ukraine đẩy lùi cuộc tấn công Nga

Toàn cảnh thế giới 14/11: Nga ồ ạt

Toàn cảnh thế giới 14/11: Nga ồ ạt 'không kích' bằng tên lửa, Israel không kích vào Beirut

Ấn Độ tìm kiếm cơ hội mới ở Trung Đông

Ấn Độ tìm kiếm cơ hội mới ở Trung Đông

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 14/11/2024: Ukraine bị

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 14/11/2024: Ukraine bị 'gậy ông, đập lưng ông' ở Kurakhove

Chiến sự Nga-Ukraine 14/11/2024: New York Times cho rằng, Ukraine coi đảm bảo an ninh quan trọng hơn vấn đề lãnh thổ

Chiến sự Nga-Ukraine 14/11/2024: New York Times cho rằng, Ukraine coi đảm bảo an ninh quan trọng hơn vấn đề lãnh thổ

Chiến sự Nga-Ukraine trưa 14/11: Ukraine ‘sụp đổ’ tại Rovnopol, Nga ồ ạt tiến sâu vào Donbass

Chiến sự Nga-Ukraine trưa 14/11: Ukraine ‘sụp đổ’ tại Rovnopol, Nga ồ ạt tiến sâu vào Donbass

Nhóm hỗ trợ Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump lên danh sách

Nhóm hỗ trợ Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump lên danh sách 'thanh lọc' Lầu Năm Góc

Chiến sự Nga-Ukraine tối 14/11: Ông Donald Trump có động thái mới về hoà bình; Nga cảnh báo NATO

Chiến sự Nga-Ukraine tối 14/11: Ông Donald Trump có động thái mới về hoà bình; Nga cảnh báo NATO

Bí mật tác chiến điện tử của Nga khiến GPS phương Tây ‘tê liệt’

Bí mật tác chiến điện tử của Nga khiến GPS phương Tây ‘tê liệt’

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 14/11: Donbass vỡ trận 3.000 quân Azov bị đánh bại, Ukraine tiết lộ tổn thất của Moskva

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 14/11: Donbass vỡ trận 3.000 quân Azov bị đánh bại, Ukraine tiết lộ tổn thất của Moskva

Toàn cảnh thế giới 13/11: Israel

Toàn cảnh thế giới 13/11: Israel 'nã đạn' vào Lebanon, Hezbollah không kích đáp trả

Chiến sự Nga-Ukraine tối 13/11: Tổng thống Zelensky nguy cơ ‘mất quyền lực’; Nga cứng rắn từ chối đàm phán

Chiến sự Nga-Ukraine tối 13/11: Tổng thống Zelensky nguy cơ ‘mất quyền lực’; Nga cứng rắn từ chối đàm phán

Xung đột Trung Đông: Liệu thị trường năng lượng thế giới có bị cuốn vào?

Xung đột Trung Đông: Liệu thị trường năng lượng thế giới có bị cuốn vào?

Chiến sự Nga - Ukraine: Kiev ‘rung chuyển’ trước cuộc tấn công bằng tên lửa đầu tiên kể từ tháng 8

Chiến sự Nga - Ukraine: Kiev ‘rung chuyển’ trước cuộc tấn công bằng tên lửa đầu tiên kể từ tháng 8

Biên giới số: Cơ quan Hải quan đón nhận sự đổi mới sáng tạo với các đối tác

Biên giới số: Cơ quan Hải quan đón nhận sự đổi mới sáng tạo với các đối tác

Báo Mỹ: Đồng minh của Ukraine

Báo Mỹ: Đồng minh của Ukraine 'nhẹ nhõm' với lựa chọn nội các của ông Donald Trump

Người được Tổng thống đắc cử Donald Trump chọn giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là ai?

Người được Tổng thống đắc cử Donald Trump chọn giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là ai?

'Điểm tên' lãnh đạo của Chính phủ Mỹ được Tổng thống đắc cử Donald Trump đề cử

Chiến sự Nga-Ukraine 13/11/2024: Ba Lan nói đàm phán hòa bình về Ukraine sẽ thiết lập trật tự thế giới mới

Chiến sự Nga-Ukraine 13/11/2024: Ba Lan nói đàm phán hòa bình về Ukraine sẽ thiết lập trật tự thế giới mới

Xem thêm