Thứ bảy 10/05/2025 23:32

Muối hồng Himalaya có tốt cho sức khỏe hơn muối trắng?

Muối là khoáng chất mà cơ thể chúng ta cần để thực hiện một số chức năng như vận chuyển, hấp thụ chất dinh dưỡng, duy trì huyết áp và truyền tín hiệu thần kinh.

Muối hồng là loại muối có màu hồng tự nhiên, chủ yếu được khai thác từ mỏ muối Khewra nằm gần dãy Himalaya ở Pakistan. Đây là một trong những mỏ muối lâu đời nhất và lớn nhất thế giới. Muối hồng Himalaya thu hoạch từ mỏ này được hình thành từ hàng triệu năm trước do sự bốc hơi của các nguồn nước cổ xưa.

Muối hồng Himalaya. Ảnh minh họa
Sau khi khai thác, muối hồng được chế biến ở mức tối thiểu để tạo ra sản phẩm chưa tinh chế, không có chất phụ gia.

Muối hồng có tốt hơn muối trắng?

Cũng như muối thường, muối hồng Himalaya có thành phần chính là natri clorua. Tuy nhiên, do quá trình hình thành và quy trình khai thác tự nhiên, muối hồng Himalaya có nhiều khoáng chất và nguyên tố vi lượng khác không được tìm thấy ở muối ăn thông thường, đặc biệt là sắt - chất đem lại cho muối màu hồng đặc trưng.

Muối hồng đã được người dân vùng Tây Tạng khai thác và dùng trong nấu ăn từ rất lâu.

Nó có thể được dùng làm muối ăn, để ngâm chân, tắm, sát trùng, làm đẹp. Nó cung cấp một số chất khoáng có tác dụng tích cực tới cơ thể, Muối hồng đắt do được vận chuyển từ nơi xa xôi; còn những khoáng chất có trong loại muối này cũng dễ dàng được tìm thấy trong nhiều thực phẩm khác.

Muối trắng. Ảnh minh họa

Theo Healthline, muối hồng Himalaya chứa nhiều canxi, kali, magie và sắt hơn muối trắng thông thường. Tuy nhiên, hàm lượng khoáng chất này trong muối hồng Himalaya thực sự rất nhỏ, đến mức bạn cần dùng tới 1,7kg muối mới có đủ lượng kali khuyến nghị mỗi ngày. Nói cách khác, lượng khoáng chất bổ sung trong muối hồng Himalaya không đủ để mang lại cho bạn bất kỳ lợi ích sức khỏe nào.

Vậy muối hồng có tốt hơn muối trắng? Câu trả lời là có, nhưng lợi ích cộng thêm này rất nhỏ so với chênh lệch về giá cả; và bạn dễ dàng bổ sung phần thiếu hụt đó bằng việc sử dụng các loại trái cây, thực phẩm khác.

Muối hồng Himalaya có thể được dùng trong nấu nướng như muối trắng, tuy nhiên mức giá của nó khiến ít người dùng cho mục đích này. Một số đầu bếp dùng dùng tảng muối hồng Himalaya để nướng thịt, giúp tăng hương vị cho món ăn.

Ứng dụng phổ biến nhất của muối hồng Himalaya là cho vào bồn tắm, giúp cải thiện tình trạng da và làm dịu cơ bắp đau mỏi. Nó cũng được gắn lên tường các phòng xông hơi khô ở một số spa, phòng trị liệu...

Các khối muối hồng lớn được dùng làm đèn bằng cách gắn nguồn sáng phía trong. Đèn muối Himalaya được dùng làm vật trang trí, đèn ngủ, đèn phong thủy, có thể góp phần loại bỏ các chất gây ô nhiễm không khí, tốt cho sức khỏe.

Dùng muối thế nào để tốt cho sức khoẻ?

Nhu cầu về muối của con người rất thấp. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, con người chỉ nên ăn dưới 5 gram muối mỗi ngày, nếu vượt quá mức khuyến nghị sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tuy nhiên, các khảo sát cho thấy người Việt Nam đang dùng muối quá nhiều so với liều lượng cần thiết, trung bình mỗi người đưa vào cơ thể 9,4 gram muối mỗi ngày

Thói quen ăn thừa muối chính là yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim. Tình trạng thừa muối còn làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, suy thận, loãng xương và nhiều rối loạn cho sức khỏe khác.

Lê Nguyệt
Bài viết cùng chủ đề: ngành muối

Tin cùng chuyên mục

‘Giọt hồng yêu thương' và sự sẻ chia sống có trách nhiệm

Bộ trưởng Bộ Y tế nói gì về vụ bệnh viện bị tố 'đóng đủ tiền mới cấp cứu’?

Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ 'đóng đủ tiền mới cấp cứu' tại Nam Định

Hỗ trợ kịp thời gần 300 trường hợp say nắng trong Đại lễ Vesak 2025

Số ca cấp cứu do tai nạn liên quan rượu, bia giảm

Bộ Y tế thúc địa phương thanh tra thị trường thực phẩm

Bộ trưởng Bộ Y tế báo cáo gì về việc quản lý mỹ phẩm, thực phẩm chức năng?

TP. Hồ Chí Minh tăng cường xe cấp cứu cho đại lễ 30/4

Bác sĩ SIAM Thailand chăm sóc toàn diện thí sinh tại hai đấu trường nhan sắc

Thành phố Huế: Phát động Tháng hành động an toàn lao động

Hà Nội sắp xếp hệ thống khám chữa bệnh theo 3 cấp

Sự thật giật mình về nước chanh 'chữa bách bệnh' và khuyến cáo của bác sĩ

Khánh thành Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức, quy mô 1.000 giường

Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn

Bộ Y tế đề nghị xử lý hình sự Tiktoker bán hàng xách tay, trốn thuế

Sau các vụ án chấn động, Bộ Y tế xây khung pháp lý mới cho bán thuốc online

Tên 21 loại thuốc giả vừa bị triệt phá ở Thanh Hóa

Đấu thầu chính thống - sao vẫn lọt sữa giả vào bệnh viện?

Được giao 'vai chính' quản lý theo Nghị định 15, Bộ Y tế 'thúc' hậu kiểm sau bê bối sữa giả

Sau gần 4 vạn công bố, xử lý hơn 300 vi phạm, Cục An toàn thực phẩm ra cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe