Thứ hai 25/11/2024 01:36

Một số lưu ý khi xuất khẩu thủy hải sản vào thị trường Algeria

Ngày 4/7/2017, Cơ quan kiểm soát kinh tế và trấn áp gian lận thương mại Algeria đã có công văn gửi các sở thương mại và các cảng biển nước này về vấn đề sử dụng các chất phụ gia bảo quản thực phẩm ký hiệu SIN 330, SIN 331 và SIN 451 đối với cá nguyên con, cá filet và các sản phẩm đánh bắt được đông lạnh. Theo đó, trên bao bì hàng nhập khẩu phải ghi rõ các chất phụ gia bảo quản nói trên, nếu không hàng sẽ bị ách tại cảng khi vào Algeria. 
Ảnh minh họa

Cụ thể:

  • Chất phụ gia bảo quản thực phẩm axít xitric (SIN 330) được phép sử dụng đối với thủy hải sản.
  • Chất phụ gia bảo quản thực phẩm citrate de sodium (SIN 331) có thể có các dạng sau:

+ SIN 331 (i): citrate biacide de sodium: Được phép sử dụng

+ SIN 331 (ii): citrate monoacide disodique: Không được phép sử dụng

+ SIN 331 (iii): citrate trisodique: Được phép sử dụng

- Chất phụ gia bảo quản thực phẩm triphosphates (SIN 451) có thể có 3 dạng sau:

+ SIN 451 (i): triphosphate pentasodique: Được phép sử dụng

+ SIN 451 (ii): triphosphate pentapotassique: Được phép sử dụng.

+ SIN 451 (iii): triphosphate de sodium et potassium: Không được phép sử dụng.

Đối với hàng hóa nói chung, theo quy định của Hải quan Algeria, nếu hàng nằm ở cảng quá 81 ngày sẽ bị Hải quan tịch thu và sau 6 tháng, nếu không có người nhận hàng, Hải quan sẽ tiến hành bán đấu giá sung công quỹ. Khi tàu đã vào cảng Algeria, hàng thuộc trách nhiệm của người mua vì bản khai sơ lược hàng hóa (manifest) đã mang tên khách hàng.

Kể cả khi khách không nhận hàng cũng như không thanh toán, chủ hàng (tức doanh nghiệp xuất khẩu) dù đang giữ bộ chứng từ gốc cũng không thể tái xuất hàng về nước hoặc bán lại cho khách khác nếu không có sự đồng ý của người mua cũ. Theo Hải quan Algeria, chỉ khi thắng kiện với khách hàng ở tòa, doanh nghiệp Việt Nam mới có thể kéo hàng về nước hoặc bán cho khách hàng khác.

Tình hình xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam sang Algeria

Thủy hải sản luôn nằm trong Top 5 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất của Việt Nam sang Algeria, với kim ngạch từ 9 đến 10 triệu USD/năm. Năm 2016, giá trị xuất khẩu thủy sản (chủ yếu là cá tra, cá basa) đạt 6,8 triệu USD.

Trong 3 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này sang Algeria giảm, chỉ đạt 1,2 triệu USD. Cá tra, basa của Việt Nam (với tên gọi pangasius) đã xuất hiện tại các hệ thống siêu thị của Algeria như Ardis, Unos…

Hoàng Đức Nhuận, Thương vụ VN tại Algeria

Tin cùng chuyên mục

Ấn Độ tham dự Vietnam FoodExpo 2024 và hoạt động xúc tiến thương mại tại Long An

Toạ đàm doanh nghiệp Việt Nam – Thuỵ Điển năm 2024: Gia tăng quan hệ hai chiều trong lĩnh vực logistics

Israel thông báo Hiệp định VIFTA có hiệu lực trong tháng 11/2024

Doanh nghiệp Hoa Kỳ muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp năng lượng

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác thương mại gạo giữa hai nước Việt Nam và Philippines

Liên minh châu Âu công bố danh sách cấp chứng nhận hữu cơ cho sản phẩm nhập từ Việt Nam

Xelex Việt Nam ra mắt mẫu laptop và máy tính bảng Latimer tại thị trường Hoa Kỳ

Đa dạng hóa hàng xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng thương mại Việt Nam - Philippines

Không có gạo Việt Nam trong số gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Doanh nghiệp Việt kiều làm 'cầu nối' đưa hàng Việt Nam ra thế giới

Hàng trăm tấn gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Liên kết Việt - cầu nối đưa hàng Việt Nam dần tiếp cận chuỗi phân phối tại Bỉ

Xuất khẩu thủy sản duy trì thị phần tốt tại Singapore

Tình hình kinh tế Gambia và quan hệ thương mại với Việt Nam

Cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Senegal

Xuất khẩu gạo toàn cầu năm 2025 dự báo đạt 56,3 triệu tấn

Tuần hàng Việt Nam tại Pháp - nền tảng để doanh nghiệp phát triển, xây dựng thương hiệu tại châu Âu

Algeria cấm nhập khẩu một số sản phẩm sắt thép

Senegal thị trường tiềm năng cho hàng nông sản, thực phẩm

EU thay đổi quy định kiểm dịch động thực vật, an toàn thực phẩm đối với hàng nhập khẩu