Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị:

Một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 – kết quả sau một năm thực hiện

Ngày 27 tháng 9 năm 2019 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với mục tiêu tổng quát “Tận dụng có hiệu quả các cơ hội do cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại để thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với thực hiện các đột phá chiến lược và hiện đại hoá đất nước; phát triển mạnh mẽ kinh tế số, phát triển nhanh và bền vững dựa trên khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao; nâng cao chất lượng cuộc sống, phúc lợi của người dân; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái”.

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (sau đây gọi là Nghị quyết số 52-NQ/TW), Ban cán sự đảng Bộ Công Thương đã ban hành Kế hoạch số 15-KH/BCSĐ ngày 28 tháng 4 năm 2020 về việc thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW trong đó đã đề ra 06 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thực hiện trong thời gian tới, trong đó phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ triển khai thực hiện, cụ thể: (1) Hoàn thiện thể chế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và quá trình chuyển đổi số; (2) Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ quá trình chuyển đổi số và phát triển của ngành Công Thương; (3) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển công nghiệp 4.0; (4) Tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; (5) Tăng cường hợp tác quốc tế; (6) Tuyên truyền phổ biến, quán triệt đổi mới tư duy, thống nhất nhận thức, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, cấp ủy, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ trong triển khai thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết số 52 NQ/TW của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 – kết quả sau một năm

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đã phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan để xây dựng các Chiến lược, Đề án của Chính phủ, cụ thể: Nghị quyết của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia vào cuộc CMCN4.0 (do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì xây dựng); Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030, Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ (do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng).

Sau một năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị, Kế hoạch số 15-KH/BCSĐ của BCSĐ có thể kể đến những kết quả bước đầu như sau:

Một là, tiếp tục xây dựng và triển khai nhiều nhiệm vụ hướng tới chủ động tham gia CMCN 4.0: đề án phát triển Thương mại Điện tử và Kinh tế số đến năm 2025; đề án “Đánh giá tác động của CMCN4.0 đến hoạt động xuất khẩu các sản phẩm chủ lực, đề xuất cơ cấu xuất khẩu phù hợp với xu hướng CMCN4.0”; đề án Tăng cường hệ thống cảnh báo sớm trong lĩnh vực phòng vệ thương mại và hệ thống tài liệu điện tử và quản lý vụ việc trong lĩnh vực phòng vệ thương mại; đề án Xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành và nâng cao năng lực của lực lượng quản lý thị trường trên toàn quốc giai đoạn 2019-2021; đề án “Đánh giá tác động của Cách mạng Công nghiệp 4.0 đến hoạt động xuất khẩu các sản phẩm chủ lực, đề xuất cơ cấu xuất khẩu phù hợp với xu hướng Cách mạng công nghiệp 4.0”; đề tài “Đánh giá tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến phát triển hộ kinh doanh cá thể của Việt Nam”; dự thảo “Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”; đề án “Chuyển đổi số Bộ Công Thương”; chú trọng đến nội dung đổi mới công nghệ và chuyển đổi số trong nghiên cứu, triển khai đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn 2021-2030, v.v; Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 3138/QĐ-BCT ngày 16/10/2019, triển khai Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định số 999/QĐ-TTg ngày 12 tháng 8 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành “Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ”.

Hai là, hoàn thành việc rà soát, đánh giá việc thực hiện các Chiến lược, Đề án, Quy hoạch, định hướng phát triển ngành, lĩnh vực đã được phê duyệt giai đoạn đến 2020, tầm nhìn đến 2025, 2030 và kiến nghị điều chỉnh, lồng ghép các nội dung về tăng cường năng lực tiếp cận và ứng dụng thành quả của cuộc CMCN4.0. Hiện nay, trong quá trình xây dựng các Chiến lược, Chương trình, Kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực trong giai đoạn tiếp theo, Bộ đã quán triệt và yêu cầu các đơn vị nghiên cứu, đánh giá tác động của CMCN4.0 tới phát triển ngành, lĩnh vực và đề xuất định hướng phát triển, giải pháp phù hợp.

Ba là, trong quá trình tổng kết thực thi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các văn bản có liên quan, Bộ đã ghi nhận tác động, ảnh hưởng của các mô hình kinh doanh mới được phát triển trên nền tảng của CMCN4.0, trên cơ sở đó, kiến nghị điều chỉnh, bổ sung Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhằm tạo hành lang pháp lý cho việc triển khai các mô hình kinh doanh mới trên nền tảng công nghệ của cuộc CMCN4.0.

Bốn là, các nội dung về kinh tế số và chuyển đổi số được đưa vào chương trình làm việc với các đối tác quốc tế, chủ động phối hợp với các quốc gia và doanh nghiệp có kinh nghiệm trong ứng dụng công nghệ cao để giải quyết các bài toán công nghệ, phát triển sản xuát thông minh, năng lượng tái tạo, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, v.v.; đẩy mạnh hợp tác quốc tế với các quốc gia, tổ chức, doanh nghiệp có thể mạnh, kinh nghiệm trong việc thực hiện chuyển đổi số, phát triển công nghiệp 4.0 như: Tập đoàn Siemens, Hội đồng phát triển kinh tế của Singapore, Tổ chức phát triển công nghiệp của Nhật Bản (JICA); đề cao việc thường xuyên theo dõi diễn biến của thị trường, tình hình kinh tế chính trị trong và ngoài nước, từ đó chủ động có những tham mưu đề xuất kịp thời trong bối cảnh tác động sâu rộng của CMCN 4.0 đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.

Năm là, hoàn thành việc xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ Đề án phát triển nhân lực kỹ thuật công nghệ chất lượng cao phục vụ sản xuất trong bối cảnh và yêu cầu của cuộc CMCN4.0. Đồng thời Bộ đang tiếp tục hợp tác với tổ chức KOSEN - Nhật Bản để thí điểm mô hình đào tạo kỹ sư thực hành trong các trường của Bộ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ các ngành: Điện tử công nghiệp, Cơ điện tử, Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử.

Sáu là, tích cực triển khai các hệ thống thông tin, điều hành, văn bản trực tuyến đảm bảo hiệu quả sử dụng và bảo mật chặt chẽ. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bùng phát việc chủ động ứng dụng công nghệ 4.0 các hình thức truyền thông trực tuyến, tổ chức họp online… đã mang lại những kết quả tích cực, tạo sự thông suốt trong công tác chỉ đạo điều hành của Bộ; các hoạt động trao đổi với đối tác, xúc tiến thương mại đa biên nhờ thế mà không bị gián đoạn, đứt gãy. Cùng với đó Bộ cũng đã xây dựng các cơ sở dữ liệu kỹ thuật số phục vụ quản lý và chuyên môn như hệ thống dữ liệu doanh nghiệp xuất khẩu và thông tin về các nhà phân phối nước ngoài, dữ liệu thương mại hàng tháng với các quốc gia đối tác, hệ thống số liệu sử dụng năng lượng trọng điểm, v.v.; xây dựng "Cổng kết nối thông tin trực tuyến mạng lưới xúc tiến thương mại quốc gia” liên kết thông tin mạng lưới xúc tiến thương mại quốc gia (các Sở Công Thương, Trung tâm xúc tiến thương mại, Hiệp hội…) có hỗ trợ đăng nhập qua các mạng xã hội.

Bảy là, tăng cường triển khai cung cấp các dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3 và 4 như: Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm thuộc thẩm quyền cấp của Bộ Công Thương, thủ tục cấp các Giấy phép kinh doanh xăng dầu, các thủ tục hành chính trong lĩnh vực phòng vệ thương mại, các thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, các thủ tục hành chính trong lĩnh vực an toàn và môi trường công nghiệp. v.v. hướng tới kết nối với Cơ chế một cửa quốc gia, Cổng dịch vụ công quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN.

Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công Thương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Đâu là “chìa khóa” để chuyển đổi số thành công?

Đâu là “chìa khóa” để chuyển đổi số thành công?

Nhân lực số giữ vị trí then chốt để thực hiện chuyển đổi số thành công bởi đây là nhân tố có khả năng làm chủ, nắm bắt các công nghệ mới…
Điện mặt trời áp mái nối lưới càng nhiều, chi phí hệ thống càng lớn

Điện mặt trời áp mái nối lưới càng nhiều, chi phí hệ thống càng lớn

Đầu tư điện mặt trời mái nhà nếu có kết nối lưới điện thì chi phí duy trì hệ thống càng cao, từ đó, có thể sẽ ảnh hưởng tới giá điện.
Vụ “chặt chém” du khách 3 quả dứa 500 nghìn đồng: Đừng để “con sâu làm rầu nồi canh”

Vụ “chặt chém” du khách 3 quả dứa 500 nghìn đồng: Đừng để “con sâu làm rầu nồi canh”

Vụ “chặt chém” du khách 3 quả dứa 500 nghìn đồng tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội khiến dư luận trong nước bức xúc vì làm ảnh hưởng đến uy tín của du lịch Việt Nam.
Thiếu hụt nước sinh hoạt mùa hạn mặn: Đã đến lúc người dân cần chủ động ứng phó

Thiếu hụt nước sinh hoạt mùa hạn mặn: Đã đến lúc người dân cần chủ động ứng phó

Thiếu hụt nước sinh hoạt là một trong những hệ lụy của hạn hán, xâm nhập mặn mà người dân khu vực ven biển miền Tây Nam Bộ đã, đang và phải tiếp tục đối mặt.
Dệt may Việt Nam đang phải chịu áp lực kép

Dệt may Việt Nam đang phải chịu áp lực kép

Xuất khẩu dệt may đang phải chịu áp lực kép bởi chi phí tăng, khách hàng yêu cầu sản phẩm phải “xanh - sạch” nhưng giá lại không được tăng.

Tin cùng chuyên mục

Quy hoạch năng lượng rất quan trọng trong phát triển kinh tế của Bà Rịa- Vũng Tàu

Quy hoạch năng lượng rất quan trọng trong phát triển kinh tế của Bà Rịa- Vũng Tàu

Sở hữu tiềm năng lớn về dầu khí, điện…, quy hoạch năng lượng quốc gia được đánh giá rất quan trọng trong phát triển kinh tế của Bà Rịa - Vũng Tàu.
Làm rõ sự thật xung quanh đơn Trung Nam ‘kêu cứu’ Thủ tướng

Làm rõ sự thật xung quanh đơn Trung Nam ‘kêu cứu’ Thủ tướng

Khó khăn về doanh thu và những vướng mắc trong vận hành đường dây 500kV, Trung Nam đã gửi đơn kêu cứu Thủ tướng, vậy thực hư việc này ra sao?
Xuất khẩu gạo và bài toán nâng cao chuỗi giá trị

Xuất khẩu gạo và bài toán nâng cao chuỗi giá trị

Việc xây dựng một nền sản xuất lớn, ứng dụng công nghệ tốt hơn và quản lý phù hợp, kết hợp chế biến sâu sẽ giúp nâng cao chuỗi giá trị cho xuất khẩu gạo.
6 tháng đầu năm xuất khẩu gạo có thể đạt khoảng 4,5 triệu tấn

6 tháng đầu năm xuất khẩu gạo có thể đạt khoảng 4,5 triệu tấn

Nhu cầu gạo ở các thị trường trên thế giới rất lớn song để tận dụng và đẩy mạnh xuất khẩu gạo các doanh nghiệp phải tăng cường thông tin.
Vì sao cơ quan soạn thảo đề xuất điện dư phát lên lưới giá 0 đồng?

Vì sao cơ quan soạn thảo đề xuất điện dư phát lên lưới giá 0 đồng?

Cơ chế điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu, nếu dư phát lên lưới với giá 0 đồng, được cho là nhằm bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống điện, hỗ trợ nhà đầu tư.
Báo Công Thương tổ chức Tọa đàm

Báo Công Thương tổ chức Tọa đàm ''Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng''

Lúc 9h30 ngày 26/4, Báo Công Thương tổ chức Tọa đàm ''Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng''.
Xuất khẩu gạo kỳ vọng tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Xuất khẩu gạo kỳ vọng tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Dần khẳng định thương hiệu và uy tín trên thị trường quốc tế, xuất khẩu gạo được kỳ vọng sẽ tiếp tục bứt phá trong năm 2024 này.
Báo Công Thương đoạt giải Cuộc thi

Báo Công Thương đoạt giải Cuộc thi ''Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới''

Tối ngày 24/4, Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới” lần thứ ba (2023-2024) diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Xử lý thông tin xấu độc trên TikTok, phải làm nghiêm từ gốc!

Xử lý thông tin xấu độc trên TikTok, phải làm nghiêm từ gốc!

TikTok phải ủy quyền cho pháp nhân ở Việt Nam quản lý nội dung, có như vậy mới xử lý triệt để các tồn tại, mối nguy cho an ninh quốc gia.
Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo

Triển khai nhiều giải pháp, Bộ Công Thương đã, đang và sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu gạo nói riêng và ngành lúa gạo Việt Nam nói chung.
Ngày 26/4 sẽ diễn ra Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Ngày 26/4 sẽ diễn ra Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Ngày 26/4, sẽ diễn ra Hội nghị đánh giá kết quả xuất khẩu gạo năm 2023, quý I/2024 và triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Theo Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân, năm 2023 công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của ngành Công Thương đạt được những kết quả rất tích cực.
Vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Yên Bái: Bài học đắt giá về kỷ luật an toàn lao động

Vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Yên Bái: Bài học đắt giá về kỷ luật an toàn lao động

Vụ tai nạn lao động đau lòng khiến 7 công nhân tử vong tại Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái thực sự là bài học đắt giá về kỷ luật an toàn lao động.
Cần nghiêm khắc hơn nữa đối với các hành vi lợi dụng mạng xã hội tung tin bịa đặt về lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Cần nghiêm khắc hơn nữa đối với các hành vi lợi dụng mạng xã hội tung tin bịa đặt về lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Những hành vi phát tán tin giả, sai sự thật, vu khống, nói xấu, kích động, gieo rắc hoài nghi về lãnh đạo Đảng, Nhà nước... cần phải xử lý nghiêm khắc hơn nữa.
Ai vén màn sự thật về cái chết của 3 cây Sao đen trên phố Lò Đúc?

Ai vén màn sự thật về cái chết của 3 cây Sao đen trên phố Lò Đúc?

Ba cây Sao đen trên phố Lò Đúc, Hà Nội bỗng chốc "chết đứng" vào cuối năm 2023, để lại những nghi vấn, day dứt trong lòng dư luận.
Xung đột chính trị căng thẳng và nỗi lo đơn hàng của doanh nghiệp Việt

Xung đột chính trị căng thẳng và nỗi lo đơn hàng của doanh nghiệp Việt

Trong bối cảnh căng thẳng chính trị tiếp tục leo thang, các doanh nghiệp xuất khẩu lại một lần nữa đứng trước nguy cơ đứt gãy đơn hàng.
Bộ Chính trị khiển trách Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH; đề nghị khai trừ Đảng cựu Bí thư Quảng Ngãi Lê Viết Chữ

Bộ Chính trị khiển trách Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH; đề nghị khai trừ Đảng cựu Bí thư Quảng Ngãi Lê Viết Chữ

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.
Cơ hội tham gia chuỗi cung ứng: Cái khó bó cái khôn

Cơ hội tham gia chuỗi cung ứng: Cái khó bó cái khôn

Thiếu vốn đầu tư dây chuyền công nghệ đáp ứng nhu cầu sản xuất là một trong những rào cản khiến doanh nghiệp đang bỏ lỡ cơ hội tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Quyết liệt các giải pháp để sớm bình ổn thị trường vàng

Quyết liệt các giải pháp để sớm bình ổn thị trường vàng

Chưa đầy một năm, Chính phủ đã liên tiếp ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc quản lý thị trường vàng, nhằm ổn định thị trường, bảo vệ quyền lợi người mua.
Thưa chủ các tiệm vàng, cứ uy tín như PNJ thì sợ gì!

Thưa chủ các tiệm vàng, cứ uy tín như PNJ thì sợ gì!

Kinh doanh vàng có nguồn gốc rõ ràng, không nhái thương hiệu như PNJ thì không phải đóng cửa, không phải lo việc bị lực lượng chức năng kiểm tra.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động