Thứ hai 25/11/2024 12:39

Một doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ vẫn được bảo lãnh lô trái phiếu gần 3.000 tỷ đồng

Công ty CP Phát triển tổng hợp Hưng Thịnh Phát được một ngân hàng bảo lãnh thanh toán lô trái phiếu HTPCH2327001 có giá trị 2.888 tỷ đồng.

Lỗ khủng vẫn được bảo lãnh trái phiếu cả nghìn tỷ

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết, hồi tháng 3/2024, Công ty CP Phát triển tổng hợp Hưng Thịnh Phát (Công ty CP Hưng Thịnh Phát) công bố thông tin kết quả chào bán lô trái phiếu HTPCH2327001.

Theo đó, lô trái phiếu HTPCH2327001 được Công ty CP Hưng Thịnh Phát này phát hành ngày 31/12/2023, hoàn tất ngày 6/3/2024, kỳ hạn 48 tháng, tức đáo hạn ngày 31/12/2027. Khối lượng phát hành là 28.800 trái phiếu, mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu, giá trị phát hành là 2.888 tỷ đồng.

Kinh doanh thua lỗ, Công ty Hưng Thịnh Phát vẫn được ngân hàng bảo lãnh thanh toán lô trái phiếu gần 3.000 tỷ đồng - Nguồn HNX.

Lãi suất lô trái phiếu trong 2 kỳ tính lãi đầu tiên là 12%/năm. Lãi suất áp dụng cho các kỳ tiếp theo được tính lãi suất tham chiếu tại ngày xác định lãi suất của kỳ tính lãi đó cộng với 4,5%/năm.

Lô trái phiếu HTPCH2327001 là loại trái phiếu không kèm chứng quyền, không chuyển đổi và được đảm bảo. Tổ chức lưu ký/đăng ký là Công ty CP Chứng khoán HD (HDS). Đối tượng chào bán là cá nhân chuyên nghiệp và tổ chức chuyên nghiệp và lô trái phiếu này không có xếp hạng tín nhiệm trái phiếu.

Điều đáng nói sau ngày hoàn tất phát hành lô trái phiếu không lâu, ngày 28/3/2024, Công ty Hưng Thịnh Phát có văn bản số 02/2024/CBTT gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội về công bố thông tin định kỳ về tài chính với mức lỗ nặng.

Cụ thể, theo văn bản này, năm 2023, Công ty Hưng Thịnh Phát lỗ sau thuế gần 1.043 tỷ đồng, trong khi năm 2022 lãi chỉ hơn 240 triệu đồng. Với mức lỗ này, việc đảm bảo thanh toán cho lô trái phiếu HTPCH2327001, giá trị 2.888 tỷ đồng rủi ro là rất lớn.

Điều đáng chú ý nữa là mặc dù lỗ 1.043 tỷ đồng nhưng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tăng đột biến 30,2 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2022 lên 157,2 tỷ đồng tại ngày 31/12/2023.

Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của Công ty Hưng Thịnh Phát tăng vọt từ 0,6 lần hồi cuối năm 2022 lên 20,1 lần tại thời điểm cuối năm 2023, tương ứng với nợ phải trả của doanh nghiệp tăng từ 18,8 tỷ đồng lên 3.165,5 tỷ đồng. Trong đó dư nợ trái phiếu là 1.000 tỷ đồng. Theo dữ liệu HNX, ngoài lô trái lô trái phiếu HTPCH2327001 thì Công ty Hưng Thịnh Phát không còn lưu hành lô trái phiếu nào khác.

Vốn chủ sở hữu tăng "thần tốc" sau kiểm toán

Sau gần 2 tháng công bố báo cáo tài chính, mới đây, ngày 27/5/2024, Công ty Hưng Thịnh Phát có Văn bản số 07/2024/CBTT gửi HNX về việc đính chính báo cáo tài chính định kỳ năm 2023 với lý do “cập nhật lại số liệu tài chính sau khi kiểm toán”.

Trái ngược với đa số doanh nghiệp khác thường lợi nhuận “bốc hơi” sau kiểm toán, thậm chí chuyển từ lãi thành lỗ thì bản báo cáo tài chính đính chính này của Công ty Hưng Thịnh Phát lại giúp bức tranh tài chính của doanh nghiệp “bớt xấu” hơn nhiều.

Số liệu tài chính của Công ty Hưng Thịnh Phát “nhảy múa” sau kiểm toán - Nguồn tổng hợp HNX.

Cụ thể, sau kiểm toán, tại ngày 31/12/2023, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tăng từ 157,2 tỷ đồng lên mức 969,2 tỷ đồng, tăng tới 812 tỷ đồng và cao gấp 6,16 lần so với lúc chưa kiểm toán. Nợ phải trả của doanh nghiệp giảm từ 3.165,5 tỷ đồng xuống còn 2.301,5 tỷ đồng, tương ứng giảm 864 tỷ đồng.

Lợi nhuận sau thuế cũng thay đổi từ lỗ sau thuế gần 1.043 tỷ đồng xuống còn lỗ gần 231 tỷ đồng, tương ứng giảm lỗ 812 tỷ đồng bằng con số tăng vốn chủ sở hữu sau kiểm toán.

Mặc dù chưa công bố đơn vị nào kiểm toán cho Công ty Hưng Thịnh Phát nhưng báo cáo tài chính hậu kiểm toán thay đổi rất lớn so với bản ngày 28/3.

Được biết, tiền thân Công ty CP Phát triển Tổng hợp Hưng Thịnh Phát là Công ty TNHH Phát triển Tổng hợp Hưng Thị Phát, được thành lập vào ngày 13/10/2021. Ngành nghề chính của doanh nghiệp là kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sở hữu hoặc đi thuê.

Doanh nghiệp có trụ sở chính đặt tại số 119 Trương Văn Bang, phường Thạnh Mỹ Lợi, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh. Người đại diện pháp luật của doanh nghiệp là ông Nguyễn Đình Ngọc (sinh năm 1974) - Tổng Giám đốc công ty. Hiện vốn điều lệ của Công ty Hưng Thịnh Phát là 1.200 tỷ đồng.

Ngân Nga
Bài viết cùng chủ đề: Phát hành trái phiếu

Tin cùng chuyên mục

VietinBank duy trì đà tăng trưởng CASA, tối ưu hóa nguồn vốn huy động, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn: Lộ trình nào phù hợp?

Làm thế nào để không phát sinh phí SMS Banking khi giao dịch?

Đà Nẵng: Thúc đẩy đầu tư xanh và thị trường tài chính xanh hướng tới mục tiêu Net Zero

Từ 1/1/2025, ứng dụng Mobile Banking không được ghi nhớ mật khẩu

Triển khai xác thực khách hàng số tại các cơ sở cầm đồ ở Thành phố Hồ Chí Minh

Thu ngân sách nhà nước 2024 dự báo sẽ về đích trước hẹn

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và chống buôn lậu thuốc lá - những vấn đề đặt ra

VietinBank giành cú đúp giải thưởng về Báo cáo thường niên tại VLCA 2024

Ngành ngân hàng tiên phong trong áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Chính phủ bổ sung quy định xử lý chứng khoán để bảo đảm thi hành án dân sự

ABBANK được vinh danh ngân hàng có Chất lượng điện thanh toán quốc tế xuất sắc 2024

Vốn cho đồng bằng sông Cửu Long: Nếu ngân hàng thương mại không đủ, Ngân hàng Nhà nước sẽ tái cấp vốn

VPBank lọt Top 10 Doanh nghiệp vốn hóa lớn có Quản trị công ty tốt nhất năm 2024

Đại hội cổ đông bất thường, LPBank chốt 3 nội dung quan trọng

Nhà băng 'tung' ưu đãi, ‘trợ lực’ cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu dịp cuối năm

Manulife được vinh danh vì những đóng góp tiêu biểu cho cộng đồng năm 2024

Cơ hội vàng cho doanh nghiệp SME: Mở tài khoản BIZ MBBank, rinh xe hơi Vinfast VF3 và iPhone 15 Pro Max

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: 25 năm hành trình vun đắp niềm tin

VietinBank có thu nhập hoạt động (TOI) cao nhất ngành Ngân hàng