Thứ hai 23/12/2024 04:27

Mỗi người dân biên giới là một cột mốc sống trong việc bảo vệ biên giới quốc gia

Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Thông tin và truyền thông cho rằng, bảo vệ biên giới quốc gia cần dựa vào dân và “mỗi người dân biên giới là một cột mốc sống".

Ngày 20/8, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tập huấn về chính sách, pháp luật bảo vệ biên giới tại tỉnh Quảng Ninh.

Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Hồ Hồng Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Thông tin và Truyền thông, nhấn mạnh tầm quan trọng của Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 28/9/2018 của Bộ Chính trị về chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia.

Ông Hồ Hồng Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh tầm quan trọng của Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 28/9/2018 của Bộ Chính trị. Ảnh: nhandan.vn

Đây là nhiệm vụ trọng yếu và thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và hệ thống chính trị. Theo ông Hải, bảo vệ biên giới quốc gia cần dựa vào dân, với quan điểm “mỗi người dân biên giới là một cột mốc sống".

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1191/QĐ-TTg ngày 5/8/2020, nhằm nâng cao công tác tuyên truyền, đối ngoại về xây dựng biên giới quốc gia hòa bình, hợp tác và phát triển. Theo đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đã triển khai kế hoạch tổ chức các hội nghị tập huấn để phổ biến chính sách, pháp luật liên quan.

Ông Hải nhấn mạnh, trong bối cảnh hiện nay, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là biên giới quốc gia, đặt ra nhiều thách thức mới. Việc tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật đóng vai trò quan trọng đối với cán bộ làm công tác thông tin đối ngoại, phóng viên và biên tập viên, giúp lan tỏa thông điệp về bảo vệ biên giới đến mọi tầng lớp nhân dân.

Tại hội nghị, Thượng tá Phạm Ngọc Khoái - nguyên trợ lý Phòng Tuyên huấn Bộ đội Biên phòng - đã trình bày về "Tình hình biên giới và công tác thực thi pháp luật của Bộ đội Biên phòng". Ông Phạm Ngọc Khoái đã cung cấp thông tin về tình hình biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với Trung Quốc, Lào, Campuchia và các tuyến biên giới trên biển, cùng một số vụ việc nổi cộm, qua đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giữ gìn hòa bình biên giới.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan Hương, trợ lý Viện trưởng Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao, đã nêu rõ chính sách ngoại giao của Việt Nam trong giải quyết tranh chấp Biển Đông phải dựa trên nguyên tắc hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế qua bài trình bày về "Tình hình tranh chấp Biển Đông và quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước".

Thế Duy

Tin cùng chuyên mục

Nhân sự địa phương: Ban Bí thư chỉ định hai Giám đốc Công an tỉnh giữ chức vụ Đảng

Hải quân Việt Nam và Campuchia tuần tra chung lần thứ 77

Hơn 260.000 lượt khách tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Áp thấp nhiệt đới hướng về quần đảo Trường Sa, miền Trung mưa lớn

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Hàng chục nghìn người dân nhận thẻ đi tuyến số 1 metro VikkiGO miễn phí

Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên chính thức vận hành thương mại

Trung đoàn 451: Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân

Tìm ra quán quân Cuộc thi Innovation and Development 2024 - The Future of Food

Dự báo thời tiết biển hôm nay 22/12/2024: Quần đảo Hoàng Sa biển động mạnh

Dự báo thời tiết hôm nay 22/12/2024: Bắc Bộ trưa chiều trời nắng, Trung Bộ có mưa

Nhiều địa phương tích cực triển khai Kế hoạch hành động CBRN

Bộ Nội vụ: Hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm 2024

Tinh gọn bộ máy là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm việc làm phù hợp năng lực

Chợ truyền thống Hà Nội: Nơi tấp nập - chốn vắng khách

Bộ Nội vụ thực hiện 4/6 nhiệm vụ về cải cách chính sách tiền lương năm 2024

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Cải tiến quá trình sản xuất - yếu tố ''sống còn'' với cộng đồng doanh nghiệp

Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/12/2024: Xuất hiện một vùng áp thấp ở phía nam biển Đông

Nhân sự 20/12: Thường vụ Đảng ủy Quân khu 7 trao quyết định về công tác cán bộ