Thứ hai 23/12/2024 05:30

Máy bay không người lái gắn thiết bị thả mìn hình chiếc trống

Trong các cuộc xung đột cục bộ gần đây, nhiều đơn vị vũ trang nỗ lực chế tạo máy bay không người lái thương mại thành phương tiện mang vũ khí.

Máy bay điều khiển từ xa Multicopter được lắp thiết bị để vận chuyển và thả mìn cối.

Sản phẩm mới này đã được kênh điện tín QuadroNews chuyên về máy bay không người láicông bố ngày 14/5 vừa qua. Thông tin cho biết, một công ty tư nhân của Hà Lan đã chế tạo thiết bị đặc biệt để thả mìn từ máy bay không người lái. Một số chi tiết kỹ thuật của thiết bị này cũng đã được tiết lộ.

Theo đó, người ta sử dụng máy bay không người lái cỡ trung bình có 4 cánh quạt. Thiết bị hình chiếc trống được treo ở giữa dưới chiếc máy bay và đây cũng là thiết bị lớn nhất trên máy bay đó.

Thiết bị thả mìn

Sản phẩm mới của công ty Hà Lan là thiết bị thả mìn treo dạng quay dùng để gắn trên máy bay không người lái có kích thước và trọng tải phù hợp. Theo các tài liệu được công bố, nó được thiết kế để mang và thả những quả mìn cối 60mm tiêu chuẩn NATO. Sản phẩm này có thể được cải biên cho phù hợp với các loại mìn khác.

Máy bay không người lái gắn thiết bị thả mìn hình chiếc trống

Thiết bị được chế tạo bao bọc bên trong bằng lớp vỏ có thiết kế đơn giản và gọn nhẹ. Thực tế, nó là một bộ khung được lắp ráp từ các nắp đầu mút và thanh sườn giữa, cũng như một số thanh dọc. Điều này giúp đảm bảo các chức năng cần thiết và giảm tối đa trọng lượng.

Ở phía dưới bộ khung này có một khoảng trống để thả mìn. Phía trên là các dụng cụ để lắp đặt thiết bị trên máy bay không người lái. Có thể, phần hộp đựng nằm bên trên có đặt cục pin và hệ thống điều khiển vô tuyến.

Một chiếc trống quay có các ô chứa mìn được đặt bên trong khung. Nguyên mẫu trên bệ thử nghiệm có thời gian hoạt động lên đến 10 phút. Có hệ thống dẫn điện điều khiển từ xa. Chuyển động quay của trống được thực hiện từng bước với một góc tương ứng khoảng cách giữa các ô liên kề.

Thiết bị thả mìn hiện tại có kích thước và khối lượng bị hạn chế bởi kích cỡ loại mìn đã chọn. Những quả mìn sử dụng chính cỡ nòng 60mm tiêu chuẩn NATO có chiều dài khoảng 370-380mm. Khối lượng mìn xấp xỉ 1,7kg. Như vậy, đường kính của thiết bị thả mìn phải trong giới hạn khoảng 300-350mm, còn chiều dài phải trên 400-450mm. Khối lượng thiết bị bao gồm cơ số mìn là khoảng 20kg.

Nguyên lý hoạt động

Máy bay mang thiết bị thả mìn đầu tiên là chiếc điều khiển từ xa Quadrocopter thuộc mẫu máy bay chưa được đặt tên. Mẫu máy bay này bán sẵn trên thị trường dân sự. Nó có kích cỡ khá lớn và tải trọng cao, cho phép mang theo cả thiết bị và những quả mìn. Theo thông tin của QuadroNews, “oanh tạc cơ” có thể hoạt động cách xa người điều khiển 10km và được trang bị dụng cụ quang học với độ phóng đại 36 lần.

Thử nghiệm thiết bị bằng cách thả loạt mìn trên bệ

Có thể thiết bị này tương thích với các loại máy bay không người lái khác. Trên thị trường thương mại hiện bán nhiều máy bay Multicopter có thể mang theo thiết bị thả mìn có tải trọng lớn và khá nặng.

Nguyên lý hoạt động của thiết bị này khá đơn giản. Máy bay không người lái tìm thấy mục tiêu và bay đến vị trí phía trên mục tiêu đó. Sau đó, người điều khiển ra hiệu lệnh để động cơ điện làm quay chiếc trống. Ô tiếp theo được kéo đến khoảng trống thả mìn, sau đó quả mìn rơi ra ngoài dưới sức nặng của chính nó. Lệnh thả tiếp theo làm cho chiếc trống tiếp tục quay và nhả quả mìn rơi ra ngoài.

Những ưu điểm và hạn chế

Dự án mới của công ty Hà Lan ít nhất là quan tâm về mặt kỹ thuật. Nó cung cấp một giải pháp đáng chú ý cho vấn đề cấp thiết, đồng thời có nhiều ưu thế rõ ràng so với các sản phẩm khác trong lĩnh vực này. Do vậy, không thể loại trừ khả năng xuất hiện những dự án mới dựa trên ý tưởng này.

Ưu điểm chính của thiết bị mới là khả năng mang theo một số mìn có thể được sử dụng để tiêu diệt một hoặc nhiều mục tiêu khác nhau. Trong trường hợp này, người ta sử dụng các loại mìn cối 60mm tiêu chuẩn có sức công phá tương đối lớn. Tất cả điều này giúp dự án mới của công ty Hà Lan vượt trội hơn so với nhiều dự án phát triển khác trong lĩnh vực này.

Mìn cối 60mm được sử dụng cho thiết bị trên máy bay không người lái

Một ưu điểm khác của dự án là tính đơn giản của nó. Thiết bị thả mìn không phức tạp về thiết kế và không đòi hỏi phải có các linh kiện đặc biệt, trong khi phương tiện mang nó chỉ là máy bay không người lái vừa túi tiền với những tính năng thích hợp. Về lý thuyết, điều này cho phép các đơn vị vũ trang lắp ráp và đưa vào trang bị một lượng lớn “oanh tạc cơ”, từ đó tạo ra những lợi thế rõ ràng trên chiến trường.

Cấu tạo của thiết bị thả mìn hình chiếc trống có thể được điều chỉnh để sử dụng các loại mìn khác mà không cần thay đổi nguyên lý hoạt động. Trong trường hợp này, bộ phận quay bên trong phải tiếp nhận các ô chứa mìn có chiều dài và đường kính khác. Khi đó, số lượng và loại mìn sẽ phải được xác định có tính đến các tính năng của máy bay không người lái được sử dụng. Những máy bay không người lái lớn hơn sẽ có thể mang mìn 81/82mm, còn những chiếc nhỏ hơn sẽ sử dụng lựu đạn.

Tuy nhiên, tính đơn giản cũng có mặt hạn chế của nó. Theo đó, khác với những sản phẩm quân sự chuyên dụng, máy bay không người lái thương mại không có khả năng chống chiến tranh điện tử cao. Ngoài ra, thực tế còn cho thấy rằng, những sản phẩm đó có thể bị phát hiện và tiêu diệt bởi các hệ thống phòng không tiên tiến. Việc đặt các loại bom mìn có độ nổ phân mảnh cao lên máy bay càng làm tăng rủi ro trong các cuộc pháo kích.

Cần lưu ý rằng, vấn đề hoạt động trong vùng bao phủ phòng không có tầm quan trọng đặc biệt. Rõ ràng, thiết bị thả mìn chỉ cho phép oanh kích những mục tiêu trên mặt đất khi bay lơ lửng. Về nguyên tắc thì có thể thả mìn khi bay theo phương ngang, nhưng chưa rõ liệu vấn đề này sẽ được nghiên cứu và áp dụng không. Tuy nhiên, trong bất kỳ trường hợp nào, máy bay không người lái sẽ phải tiếp cận mục tiêu ở khoảng cách ngắn nhất, khiến nó rơi vào vùng bao phủ của pháo cao xạ với mức độ rủi ro cực cao.

Như vậy, một công ty của Hà Lan đã đưa ra giải pháp khá thú vị và hiệu quả nhằm giải quyết vấn đề cấp thiết. Việc chuyển đổi máy bay không người lái thương mại thành “oanh tạc cơ” quân sự là không quá phức tạp, nhưng vẫn đảm bảo hiệu suất hoạt động cao. Ngoài ra, dự án này có nhiều điểm khác biệt và lợi thế quan trọng so với các dự án phát triển tương tự khác. Trong khi đó, nền tảng thương mại và thiết kế đơn giản đặt ra những hạn chế nhất định, cũng như không cho phép xử lý những rủi ro khách quan.

Quốc Khánh (theo Topwar)

Tin cùng chuyên mục

Iran cho ra mắt tên lửa đạn đạo BM-300 tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Hàng ngàn người ‘đổ về’ Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

‘Ông lớn’ tên lửa Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ nói gì về Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024?

Cận cảnh xe chiến đấu bộ binh do Việt Nam nghiên cứu và sản xuất

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Mục sở thị dàn UAV ‘Made in Vietnam’

Phân tích tầm nhìn của Viettel về ‘người lính tương lai’, tích hợp cả AI trong chiến đấu

Triển lãm Quốc phòng 2024: 'Lá chắn rồng' chống UAV của OSB Hightech có gì đặc biệt?

Chuyên gia quốc tế nói gì về tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Trường Sơn của Việt Nam?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh loạt xe đặc chủng của Bộ Công an

Chuyên gia vũ khí quốc tế nói gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Sản phẩm thông tin quân sự của Việt Nam sẵn sàng kinh doanh tại Malaysia

Viettel đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh TP-150 - máy bay Việt chất lượng quốc tế

Mỹ đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Tập đoàn Airbus tăng cường hợp tác quốc phòng với Việt Nam

Điểm danh những mẫu máy bay Boeing tham dự Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế 2024: Việt Nam giới thiệu 68 chủng loại khí tài

Chờ đợi màn trình diễn ‘đỉnh cao’ của Su-30MK2 tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Nhiều vũ khí hiện đại từ gần 40 quốc gia trưng bày tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón