Thứ tư 27/11/2024 11:37
Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV:

Luật Phòng thủ dân sự để chủ động ứng phó hiệu quả với các thảm họa

Dự thảo Luật Phòng thủ dân sự là rất cần thiết, nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý, tạo điều kiện cho việc chủ động ứng phó hiệu quả với các thảm họa.

Chiều 26/10, thừa uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòngđã trình Quốc hội dự án Luật Phòng thủ dân sự.

Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang trình bày tờ trình

Theo Đại tướng Phan Văn Giang, việc xây dựng Luật Phòng thủ dân sự là rất cần thiết, nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý, tạo điều kiện cho việc chủ động phòng, chống, ứng phó hiệu quả với các thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, bảo đảm an ninh, an toàn cho đất nước khi có tình huống xảy ra.

Thực tiễn công tác phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thời gian qua đã cho thấy cần phải có các biện pháp, hoạt động khi xã hội chuyển sang tình trạng khẩn cấp. Các biện pháp này cần được luật hoá để có cơ sở pháp lý và được thực hiện thống nhất, đồng bộ” – Đại tướng Phan Văn Giang nhấn mạnh một trong những cơ sở thực tiễn đẩy xây dựng luật này.

Dự thảo luật quy định Chiến lược quốc gia Phòng thủ dân sự được xây dựng theo chu kỳ 10 năm, tầm nhìn 20 năm và được cập nhật, điều chỉnh định kỳ 5 năm hoặc khi có thảm họa, chiến tranh. Chiến lược này do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Các dạng thảm họa, sự cố, gồm: Thảm họa, sự cố trong chiến tranh; Thảm họa, sự cố do thiên nhiên, con người gây ra và các dạng thảm hoạ, sự cố khác theo quy định pháp luật

Luật hiện quy định 4 cấp độ Phòng thủ dân sự và thẩm quyền ban bố, bãi bỏ phòng thủ dân sự theo từng cấp.

Cụ thể, cấp độ 1 được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố trên một khu vực nhất định trong phạm vi địa bàn cấp huyện, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, không có khả năng lan sang địa phương khác. Chủ tịch UBND ở những đơn vị hành chính này ban bố, bãi bỏ Phòng thủ dân sự cấp độ 1 trên địa bàn quản lý.

Phòng thủ dân sự cấp độ 2 được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố trên một khu vực nhất định trong phạm vi địa bàn cấp tỉnh, không có khả năng lan sang địa phương khác. Thẩm quyền ban bố, bãi bỏ thuộc Chủ tịch UBND cấp tỉnh.

Phòng thủ dân sự cấp độ 3 được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố trên địa bàn một hoặc một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có khả năng lan rộng. Thủ tướng Chính phủ ban bố, bãi bỏ phòng thủ dân sự ở cấp độ này.

Phòng thủ dân sự cấp độ 4 được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố trong tình trạng khẩn cấp. Trong trường hợp này, căn cứ Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Lệnh của Chủ tịch nước về tình trạng khẩn cấp, các địa phương được đặt trong tình trạng khẩn cấp thực hiện các biện pháp Phòng thủ dân sự cấp độ 4.

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới cho biết, phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật rộng, nhiều nội dung liên quan đến các luật chuyên ngành.

Chủ nhiệm Lê Tấn Tới chỉ ra, một số ý kiến đề nghị cân nhắc không nên quy định phòng thủ dân sự cấp độ 4 (tình trạng khẩn cấp), vì các biện pháp ứng phó đã được pháp luật về tình trạng khẩn cấp điều chỉnh hoặc sẽ phải sửa nội dung này khi xây dựng Luật về tình trạng khẩn cấp.

Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội cho rằng, việc phân loại 4 cấp độ là nội dung quan trọng, nhằm phân biệt với các dạng cấp độ thảm họa, sự cố tại các luật chuyên ngành. Trên cơ sở phân loại cấp độ này, để điều chỉnh thống nhất hoạt động của các cấp chính quyền, lực lượng tham gia phòng thủ dân sự và người dân trong ứng phó, khắc phục thảm họa, sự cố.

Theo đó, cơ quan thẩm tra đề nghị cơ quan soạn thảo cần rà soát, làm rõ cơ sở để xây dựng các nội dung này; quy định cả phạm vi xảy ra và hậu quả thiệt hại của thảm họa, sự cố để xác định cấp độ phòng thủ dân sự phù hợp để vận hành, kích hoạt các biện pháp phòng thủ dân sự tương ứng.

Theo chương trình kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV dự án Luật Phòng thủ dân sự sẽ được Quốc hội thảo luận tại tổ vào chiều 1/11.
Quỳnh Nga- Lan Anh
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Dẫn đường quán tính sợi quang, đột phá trong hiện đại hóa Hải quân Việt Nam

Bộ Quốc phòng thúc đẩy nghiên cứu, phát triển xe chiến đấu bộ binh

Ba Lan tăng cường ‘Lá chắn phía đông’ của NATO giáp biên giới Nga

Stryker của Mỹ đổi chủ: Chiến sự Ukraine-Nga thêm phần phức tạp

BlueWhale - ‘bóng ma biển cả’ mới của Hải quân Đức

Colibri - ''cánh tay nối dài'' của Pháp trong cuộc chiến ở Ukraine

Mỹ và Ấn Độ ký kết thỏa thuận trị giá 3,5 tỷ USD mua 31 máy bay không người lái

'Thần Hercules' - niềm tự hào của quân đội Mỹ bất ngờ rơi vào tay Nga

'Bóng ma' trên bầu trời của Nga và những ẩn số chưa được khám phá

Sức mạnh mới của Su-27: Ukraine tích hợp bom chính xác đối đầu với Nga

Cực nóng: Chiến đấu cơ F-16 Ukraine lần đầu bắn hạ Su-34 của Nga trên bầu trời

Quân đội Mỹ tiết lộ UAV bay ở tầng bình lưu có thể hoạt động liên tục hàng tháng trời

Thứ gì làm 'siêu xe tăng' Leopard 2 của Đức 6 lần 'gục ngã' ở Ukraine?

Ukraine thêm loạt máy bay không người lái, robot tối tân vào 'vòng chiến’

Anh có thể giao cho Ukraine vũ khí laser bắn trúng mục tiêu nhỏ như 1 đồng xu ở khoảng cách 1km

‘Răng rồng’ là gì mà NATO rải khắp biên giới phía đông giáp Nga?

Ukraine độ ‘chiến thần’ Toyota Land Cruiser thành xe bọc thép hạng nhẹ, 200 mã lực

Lữ đoàn 2.300 lính tinh nhuệ Pháp nhận đào tạo cho Ukraine có gì đặc biệt?

Mỹ - Nhật hợp tác sản xuất ‘siêu tên lửa’ AIM-120 tiếp lực cho Ukraine

Bất chấp chiến sự ở Ukraine, Nga sắp chuyển giao 'siêu pháo đài' phòng không cho Ấn Độ