Thứ sáu 25/04/2025 19:59

Lợi ích và rủi ro khi uống nước lạnh

Khi cơ thể bị thiếu nước, khát,... việc uống nước lạnh sẽ làm bạn nhanh chóng cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều.

Bổ sung đủ nước cho cơ thể là rất quan trọng. Nhiều người có thói quen uống nước lạnh. Vậy uống nước lạnh có tốt cho sức khỏekhông?

Để đảm bảo các lợi ích của nước lạnh với sức khỏe, bạn không nên uống nước quá lạnh hay uống quá nhiều

Nước lạnh là nước có nhiệt độ từ 2 - 10oC. Nước mát từ 20 - 30oC, nước ấm từ 40 - 50oC, nước nóng từ 70 - 80oC.

Mặc dù uống nước ở bất kỳ nhiệt độ nào, lạnh, mát, ấm hay nóng đều hỗ trợ sức khỏe tổng thể.

Uống nước lạnh có thể mang lại những lợi ích sau

Giữ nước cho cơ thể: Giữ đủ nước cho cơ thể hết sức cần thiết, đảm bảo cho các bộ phận trong cơ thể hoạt động trơn tru. Nước lạnh giúp bạn sảng khoái hơn khi uống nên có thể uống được nhiều hơn để ngăn ngừa mất nước, nhất là sau các hoạt động thể lực, đổ nhiều mồ hôi nhiều giúp bù đủ nước cho cơ thể, ngăn ngừa mất nước.

Tăng cường trao đổi chất: Nước lạnh có thể tăng cường đáng kể quá trình trao đổi chất của cơ thể. Một nghiên cứu gần đây của các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, tiêu thụ sáu cốc nước lạnh mỗi ngày có thể làm tăng quá trình trao đổi chất khi nghỉ ngơi, dẫn đến đốt cháy khoảng 50 calo mỗi ngày, tương đương với mức đốt cháy calo trong 15 phút đi bộ. Sự trao đổi chất tăng cường này góp phần giảm cân hiệu quả và lành mạnh.

Phục hồi sau tập luyện: Sau khi hoạt động thể chất, nhiệt độ cơ thể thường tăng lên và duy trì trong một thời gian. Uống nước lạnh lúc này giúp hạ nhiệt và giảm nhiệt độ cơ thể, giảm bớt tình trạng quá nóng và hỗ trợ phục hồi cơ bắp sau khi tập luyện.

Giảm đau: Nước lạnh có khả năng giúp giảm đau cho một số loại đau cụ thể. Chẳng hạn, nước lạnh có thể có hiệu quả trong việc giảm đau đầu và đau nửa đầu bằng cách làm co mạch máu và giảm lưu lượng máu đến đầu, từ đó dẫn đến giảm đau.

Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận, vì nước lạnh có thể làm trầm trọng thêm sự khó chịu nếu bạn bị đau họng, đau bụng kinh hoặc bị chứng co thắt tâm vị, một tình trạng cản trở việc di chuyển thức ăn qua thực quản.

Ngoài ra, uống nước lạnh còn có tác dụng cải thiện sự tỉnh táo, giải độc cơ thể, tăng cường sức khỏe làn da… Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng uống nước lạnh, nhất là trong bữa ăn vì nước lạnh có thể cản trở quá trình tiêu hóa.

Rủi ro khi uống nước lạnh

Vấn đề về tiêu hóa: Uống nước quá lạnh có thể gây khó chịu về tiêu hóa ở một số trường hợp. Nguyên nhân do nước lạnh làm co mạch máu, cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng và làm chậm quá trình tiêu hóa, gây ra tình trạng khó tiêu, táo bón.

Đau họng: Uống nước lạnh có thể gây đau họng và nghẹt mũi do giảm nhiệt độ đột ngột ở vùng mũi họng khi nước lạnh đi qua. Điều này cũng là nguyên nhân khiến bạn dễ bị mắc nhiều bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản…

Giảm nhịp tim: Uống nước lạnh cũng là nguyên nhân làm giảm nhịp tim do tác động và kích thích dây thần kinh phế vị. Vì vậy, để đảm bảo các lợi ích của nước lạnh với sức khỏe, bạn không nên uống nước quá lạnh hay uống quá nhiều.

Ngoài những tác dụng không mong muốn trên, uống nước lạnh còn có thể gây ê buốt răng, làm nặng hơn tình trạng ngạt mũi nếu bị cảm lạnh…

Hà Trần
Bài viết cùng chủ đề: Chăm sóc sức khỏe

Tin cùng chuyên mục

Sau các vụ án chấn động, Bộ Y tế xây khung pháp lý mới cho bán thuốc online

Tên 21 loại thuốc giả vừa bị triệt phá ở Thanh Hóa

Đấu thầu chính thống - sao vẫn lọt sữa giả vào bệnh viện?

Được giao 'vai chính' quản lý theo Nghị định 15, Bộ Y tế 'thúc' hậu kiểm sau bê bối sữa giả

Sau gần 4 vạn công bố, xử lý hơn 300 vi phạm, Cục An toàn thực phẩm ra cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Cục Quản lý Dược 'mách nước' để không mua phải thuốc giả

Vietnam Beautycare Expo: Cơ hội vàng để ngành làm đẹp hội nhập

Vingroup hợp tác với Cleveland Clinic xây bệnh viện chuẩn quốc tế

'Lỗ hổng' quản lý thực phẩm sữa: Bài 2 - Tự công bố và hậu kiểm lỏng lẻo - kẽ hở chết người!

Giả mạo Bộ Y tế tổ chức chương trình niềng răng

Bộ Y tế thông tin về đường dây sản xuất thuốc giả

Cả nước có hơn 67.900 ca nghi sởi, 8 người tử vong

Phương án sắp xếp cơ sở y tế khi bỏ cấp huyện

Chuyên gia giải mã gen hàng đầu thế giới đến Việt Nam

Quảng Nam: Hoa Kỳ cử cán bộ dịch tễ phối hợp cùng Bộ Y tế điều tra về dịch sởi

Người nổi tiếng quảng cáo 'nổ': Bộ Y tế đề nghị xử lý

Quảng cáo sai sự thật, người nổi tiếng hết ‘né’ trách nhiệm

Bộ Y tế nói gì về trách nhiệm vụ 600 loại sữa giả?

Vụ sữa giả: Bộ Y tế truy hoạt động cấp phép, hậu kiểm

Đừng để tự công bố trở thành ‘con dao hai lưỡi'