Thứ năm 03/04/2025 09:46

Loạt chung cư ở TP. Hồ Chí Minh bị sờ gáy sau vụ động đất nứt nhà

Bộ Xây dựng yêu cầu TP. Hồ Chí Minh rà soát lại toàn bộ các chung cư trên địa bàn liên quan đến phòng, chống động đất.

Ngày 31/3, thông tin từ Bộ Xây dựng cho biết, cơ quan này đã có công văn gửi UBND TP. Hồ Chí Minh yêu cầu báo cáo việc hàng trăm căn hộ ở chung cư Diamond Riverside (đường Võ Văn Kiệt, phường 16, quận 8) bị nứt tường, bong tróc nền.

Đồng thời, Bộ Xây dựng cũng yêu cầu rà soát lại toàn bộ các chung cư trên địa bàn liên quan đến phòng, chống động đất.

Vết nứt dài hơn 2m xuất hiện trên tường một căn hộ tại chung cư Diamond Riverside. Ảnh: Anh Tuấn

Trước đó, vào chiều 28/3, dư chấn từ trận động đất mạnh hơn 7,7 độ tại Myanmar đã làm các tòa nhà của khu chung cư Diamond Riverside, đường Võ Văn Kiệt, phường 16 (quận 8) bị rung lắc.

Theo đại diện Ban quản trị tòa nhà, chiều 28 và ngày 29/3, Ban quản trị có tiếp nhận nhiều tin phản ánh của cư dân sinh sống tại các tòa nhà về việc căn hộ của họ xuất hiện các vết nứt ở tường, gạch nền bị phồng rộp…

Qua thống kê ban đầu, có hơn 300 căn hộ xảy ra hiện tượng này với các mức độ khác nhau.

Ngay sau vụ việc, Ban quản trị chung cư đã báo cáo chính quyền địa phương để phối hợp kiểm tra, ghi nhận thiệt hại và có phương án khắc phục. Kết quả kiểm tra ban đầu cho thấy, có hàng trăm căn hộ bị nứt và kết cấu công trình vẫn đảm bảo.

UBND quận 8 đã báo cáo lên UBND TP. Hồ Chí Minh để có phương án tổ chức kiểm tra, đánh giá, xác định nguyên nhân chính gây ra tình trạng trên.

Trao đổi với báo chí, PGS.TS Cao Đình Triều - nguyên Phó Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu (nay là Viện Các Khoa học Trái đất), Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam - cho biết, năm 2009, các nhà khoa học thực hiện bản đồ phân vùng rủi ro động đất của TP. Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy, nền địa chất khu vực này yếu và rất phức tạp.

Trong quá trình phát triển của thành phố, các khu vực mở rộng sau này có nền địa chất yếu hơn, nhiều nơi từng là các bãi đầm lầy với nền địa chất rất yếu, nhất là khu vực phía Nam và Đông Nam của thành phố.

PGS.TS Cao Đình Triều cho rằng, nền địa chất yếu, kết hợp với việc gia cố nền móng chưa đảm bảo tiêu chuẩn có thể khiến các công trình xây dựng bị ảnh hưởng sau khi rung chấn xảy ra.

Nguyên Thảo
Bài viết cùng chủ đề: TP. Hồ Chí Minh

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ngãi: Ấm áp gian hàng 0 đồng cho người khó khăn

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất gì về bồi hoàn phí đào tạo?

Cảnh giác với chiêu trò "việc nhẹ lương cao": Sinh viên dễ mắc bẫy

Đà Lạt tôn vinh gia đình có công với cách mạng tiêu biểu

Công trường đê sông Mã: Nơi lịch sử hóa tượng đài

“HiGreen Trường Sa" – một triệu mầm xanh vươn mình giữa biển

Bộ Y tế vào cuộc vụ hành hung bác sĩ

Thấy gì từ việc xây cầu đường bộ xuyên biên giới?

Phát hiện chất cấm trong 5 sản phẩm tăng cường sinh lý

​Chi tiết kế hoạch kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Quân đội Việt Nam cứu sống thêm 1 nạn nhân động đất ở Myanmar

Tăng học phí đại học: Phụ huynh thêm áp lực

Giải mã công thức quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025

Long Thành - Changi: Hai sân bay hàng đầu du lịch Đông Nam Á

Đề xuất quy định tính lương theo năng suất lao động

Lan tỏa văn hóa xanh từ sản xuất đến tiêu dùng

Nhiều hoạt động huấn luyện diễn ra tại Vùng 5 Hải quân

Thông tin mới nhất vụ cháy nhà ở Quận 8 làm 3 người tử vong

Nhân sự 1/4: Thiếu tướng Công an nhận nhiệm vụ tại Quốc hội; các địa phương sắp xếp cơ quan báo chí

Thời tiết hôm nay 2/4: Nam Bộ có mưa đá, lốc xoáy