Thứ hai 23/12/2024 06:34

Loạn" thực phẩm chay

Hiện tại, có rất nhiều người lựa chọn thực phẩm chay sử dụng hàng ngày để chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình.

Nắm bắt được nhu cầu này, thị trường thực phẩm chay chế biến sẵn ngày càng sôi động. Hàng trăm sản phẩm chay được tung ra thị trường với mức giá không hề rẻ, dù chất lượng chưa được kiểm định rõ ràng.

Thực phẩm chay nhập lậu bị thu giữ

Khảo sát tại một số chợ đầu mối, chợ dân sinh trên địa bàn TP. Hà Nội, không khó để tìm thấy những sản phẩm chay chế biến sẵn. Không chỉ tại các chợ truyền thống, trên "chợ mạng" như Zalo, Facebook… cũng rất sôi động. Thị trường cũng có nhiều thực phẩm chay nhập khẩu từ nước ngoài với mức giá cao gấp 3 - 4 lần hàng trong nước sản xuất. Tuy đa dạng chủng loại, song điều đáng lo ngại, không ít sản phẩm chay giả mặn như các loại giò, chả, heo quay, đùi gà… được bọc gói sơ sài, bên ngoài không có nhãn hiệu hay bất cứ thông tin gì về thành phần sản phẩm hay hướng dẫn sử dụng chi tiết, nhất là ngày sản xuất và hạn sử dụng. Chưa kể, các loại thực phẩm chay được quảng cáo nhà làm, handmade… không qua kiểm nghiệm, không có thông tin nhãn mác rõ ràng, khó bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thời gian qua, lực lượng chức năng các tỉnh, thành phố đã liên tục phát hiện, thu giữ, tiêu hủy các lô hàng, thực phẩm chay vi phạm, không rõ nguồn gốc tuồn vào nội địa tiêu thụ. Lực lượng quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp vừa phát hiện và thu giữ 500 kg thực phẩm chay, trên nhãn hàng hóa là tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam theo quy định tại xã An Hòa, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Lực lượng chức năng đã phát hiện 50 thùng (500 kg) giấy carton có chứa hàng hóa là thực phẩm chay do nước ngoài sản xuất, trên nhãn hàng hóa là tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam theo quy định, trị giá tang vật gần 34 triệu đồng. Lực lượng quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp đã ra quyết định tạm giữ toàn bộ tang vật và đang hoàn tất hồ sơ trình Cục trưởng Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp ra quyết định xử phạt với số tiền 12.500.000 đồng.

Trước đó, Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang phối hợp các ngành chức năng tiến hành tiêu hủy 600kg chả nấm trên nhãn hàng hóa không thể hiện khối lượng tịnh, không ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng 6 tháng và không có người thừa nhận. Theo đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, thị trường thực phẩm chay đang phát triển mạnh mẽ với sự phong phú về chủng loại. Tuy nhiên, công tác quản lý các sản phẩm này còn thiếu thống nhất, bộc lộ nhiều bất cập, nên chất lượng thực phẩm chay đang bị "thả nổi". Trong khi đó, việc kiểm soát, thu hồi triệt để mặt hàng bảo đảm an toàn vẫn còn gặp nhiều khó khăn... là một trong những nguyên nhân dẫn đến các vụ ngộ độc thực phẩm không đáng có.

Để siết chặt quản lý an toàn thực phẩm chay, bảo đảm sức khỏe người tiêu dùng, thời gian tới, cùng với việc tăng cường quản lý hoạt động của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chay các ngành chức năng cần tăng cường các biện pháp mạnh trong công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm đối với các công ty, nhà sản xuất thực phẩm nói chung, thực phẩm chay nói riêng…

Theo chuyên gia y tế, người tiêu dùng cần tự nâng cao cảnh giác trong mua sắm và sử dụng thực phẩm. Nên ưu tiên các cơ sở kinh doanh uy tín, có thương hiệu, nhãn sản phẩm ghi đầy đủ thông tin. Đặc biệt, đối với tất cả các loại đồ hộp dù chay hay mặn, người tiêu dùng cần nấu chín trước khi ăn để đảm bảo vệ sinh. Việc nấu lại thức ăn đóng hộp ở 70 độ C trong khoảng từ 10 - 20 phút có thể ngăn ngừa nhiễm độc hiệu quả. Nếu thực phẩm đóng gói công nghiệp bị phồng, rách hay hết hạn, người dân không nên sử dụng.

Người tiêu dùng cần tự trang bị các kiến thức về an toàn thực phẩm để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình, ưu tiên lựa chọn sản phẩm từ các nhà sản xuất đáng tin cậy.
Trang Anh
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Thu giữ số lượng lớn hàng hoá giả nhãn hiệu

Hà Nội: Tạm giữ nhiều thực phẩm nghi nhập lậu tại 2 cơ sở ở La Phù

Bắc Giang: Chuyển công an điều tra vụ Nguyễn Hữu Điện sản xuất thực phẩm giả

Bắc Giang: Kiểm tra hộ kinh doanh Lan Quý, tạm giữ hơn 27.000 sản phẩm mỹ phẩm

Ninh Bình: Kinh doanh thực phẩm nhập lậu, bị phạt 34,5 triệu đồng

Hà Nội: Đột kích kho hàng, tạm giữ hàng nghìn túi xách có dấu hiệu giả nhãn hiệu

Phú Thọ: Tạm giữ gần 6.000 đôi giày có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu NIKE, Adidas

Tiền Giang: Quyết liệt kiểm tra thuốc lá lậu cuối năm

Hòa Bình: Tiêu hủy gần 1 tấn nội tạng không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Năm 2024, lực lượng quản lý thị trường cả nước kiểm tra 68.280 vụ việc

Tổng cục Quản lý thị trường tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Bắc Giang: Thu nộp ngân sách trên 900 triệu đồng từ xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử

Đến hẹn lại lên, buôn lậu thuốc lá lại 'nóng' dịp cuối năm

Hoà Bình: Thu giữ gần 1 tấn nội tạng hôi thối khi đang đi tiêu thụ

Cục Quản lý thị trường Đà Nẵng: Năm 2024, xử lý 81 đơn vị vi phạm trong kinh doanh thuốc lá

Buôn lậu, gian lận thương mại: Giảm số vụ nhưng tăng trị giá hàng hóa

TP. Hồ Chí Minh: Quản lý thị trường tiêu hủy hơn 19.000 đơn vị sản phẩm vi phạm

Lạng Sơn: Tiêu hủy hơn 1 tấn thực phẩm nhập lậu là tang vật vi phạm

Hải Phòng: Tăng cường kiểm soát thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025

Đà Nẵng: Quý IV/2024, xử lý 28 vụ buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu