Thứ năm 12/12/2024 12:47

Lộ trình phát triển Vân Đồn thành Khu kinh tế biển đa ngành, đa lĩnh vực

Đến năm 2024, Vân Đồn (Quảng Ninh) sẽ trở thành Khu kinh tế biển đa ngành, đa lĩnh vực, trung tâm công nghiệp giải trí có casino, du lịch biển đảo cao cấp.

Mới đây, /chu-de/ubnd-tinh-quang-ninh.topic đã ban hành Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc phê duyệt "Chương trình phát triển đô thị Vân Đồn đến năm 2030, định hướng đến năm 2040”.

Theo Chương trình phát triển, Vân Đồn sẽ trở thành Khu kinh tế biển đa ngành, đa lĩnh vực, trung tâm công nghiệp giải trí có casino, du lịch biển đảo cao cấp, dịch vụ tổng hợp. Đồng thời, phát triển Vân Đồn thành đô thị đồng bộ về hạ tầng, xanh và bền vững...

Đến năm 2025, Vân Đồn sẽ phấn đấu đạt các tiêu chí đô thị loại III và đến năm 2030 đạt các tiêu chí đô thị loại II. Thực hiện các tiêu chuẩn, chỉ tiêu phát triển đô thị đến năm 2030 phù hợp quy hoạch chung Khu kinh tế Vân Đồn và các quy hoạch, dự án ngành liên quan để làm cơ sở triển khai thực hiện.

Theo Điều chỉnh Quy hoạch chung Khu kinh tế Vân Đồn đến năm 2040 được phê duyệt theo Quyết định số 266/QĐ-TTg ngày 17/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Khu kinh tế Vân Đồn được chia không gian phát triển thành 2 vùng.

Đối với đảo Cái Bầu sẽ phát triển tập trung các khu chức năng chính của đô thị và khu kinh tế. Đảo Cái Bầu được phân chia thành các vùng phía Đông, (khu vực Cái Rồng), vùng phía Tây (khu vực sân bay Vân Đồn) và vùng phía Bắc (cảng Mũi Chùa - Vạn Hoa).

Đối với quần đảo Vân Hải, sẽ phát triển dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, du lịch sinh thái, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, gắn với bảo tồn cảnh quan sinh thái, đa dạng sinh học tại khu vực. Giới hạn phát triển dân cư tại một số đảo hiện có (Cảnh Cước, Trà Bản, Ngọc Vừng, Cống Đông - Cống Tây).

Quảng Ninh phê duyệt chương trình phát triển đô thị Vân Đồn đến năm 2030, định hướng đến năm 2040 (ảnh minh họa)

Về lộ trình phát triển khu vực phát triển đô thị chia ra làm 2 giai đoạn với kế hoạch hành động cụ thể.

Giai đoạn từ nay đến năm 2025, xây dựng và cải tạo chỉnh trang khu đô thị hiện hữu, xây dựng các dự án du lịch, khu đô thị mới, khu dân cư, tái định cư. Bên cạnh đó, tập trung đầu tư kết nối đồng bộ hệ thống hạ tầng đô thị khu vực thị trấn Cái Rồng và các xã Đông Xá, Hạ Long phấn đấu hoàn thành tiêu chuẩn thành lập phường. Huy động các nguồn lực đầu tư các dự án hạ tầng khung để tạo động lực phát triển đô thị, nâng cao chất lượng đô thị, hướng đến hoàn thiện tiêu chuẩn đô thị loại III đến năm 2025.

Giai đoạn đến năm 2026 – 2030, hoàn thiện chất lượng hạ tầng đô thị, mở rộng khu vực nội thị giai đoạn trước, hướng đến thành lập các phường Đoàn Kết, Quan Lạn, Minh Châu. Đầu tư xây dựng thành phố Vân Đồn loại II, đạt tiêu chuẩn chất lượng hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị loại I đến năm 2030.

Giai đoạn 2031 – 2040, đầu tư nâng cấp chất lượng hạ tầng, mở rộng xây dựng các khu đô thị mới, khu thương mại, dịch vụ, kết nối hệ thống hạ tầng xã Đoàn Kết qua các xã Đài Xuyên, Vạn Yên. Hoàn thiện chất lượng hạ tầng kinh tế, xã hội, hạ tầng kỹ thuật các xã đảo.

Trước đó, ngày 17/2, Chính phủ đã có Quyết định số 266/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Vân Đồn đến năm 2040. Theo đó, Vân Đồn được xác định là đô thị biển đảo xanh, hiện đại và thông minh, bền vững và là khu vực có vị trí bền vững về an ninh quốc phòng.

Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch trên phạm vi nghiên cứu toàn bộ diện tích tự nhiên huyện Vân Đồn, Quảng Ninh với 2.171,33 km2. Trong đó diện tích tự nhiên là 581,83 km2, diện tích vùng biển là 1.589,5 km2.

Quyết định nêu rõ, đến năm 2030, Vân Đồn dân số khoảng 140.000 - 200.000 người, trong đó dân số thường trú khoảng 90.000 - 140.000 người, dân số quy đổi khoảng 50.000 – 60.000 người. Nhu cầu đất sử dụng khu chức năng khoảng 5.500 ha.

Đến năm 2040, dân số tăng lên khoảng 300 – 500.000 người, nhu cầu sử dụng đất khu chức năng 12.050 ha.

Thế Hoàng
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Ninh

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Hạ Long tích cực hoàn thành công tác chuẩn bị cho bầu cử

Vĩnh Long: Sản xuất công nghiệp, bán lẻ hàng hoá tăng trưởng khá

Vĩnh Phúc chủ động đón dòng vốn đầu tư chất lượng cao

Ngành công thương Hà Nội: hỗ trợ xây dựng chuỗi sản xuất, cung ứng trái cây an toàn

Hải Dương tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đón 'sóng' đầu tư, thúc đẩy xuất khẩu

Quảng Ninh nỗ lực vượt khó, tạo đà bứt phá kinh tế

Hải Dương: Chuyển biến tích cực trong công tác chuyển đổi số, phát triển kinh tế số

Quảng Ninh tăng cường giao thương, kết nối với thị trường Trung Quốc

Bước chuyển mình mạnh mẽ của kinh tế biển Quảng Ninh

Có gì tại Hội chợ Thương mại và Du lịch miền Tây Thanh Hóa, năm 2024?

Lạng Sơn: những cán bộ cơ sở gánh tròn cả 'hai vai'

Bình Dương: Khởi công Cụm công nghiệp Tam Lập 2, vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng

Bà Rịa - Vũng Tàu: Kinh tế, thương mại 11 tháng năm 2024 duy trì ổn định

Cảng Tân Cảng - Cái Mép Thị Vải lần đầu vượt mốc 1 triệu TEU thông qua cảng

Thành phố Lai Châu đồng hành cùng doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh

Bà Rịa – Vũng Tàu: Công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn dắt tăng trưởng kinh tế

Ngành công thương Hà Nội: chung tay kết nối, lan tỏa hàng Việt

Thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng

Tây Ninh: Thương mại, dịch vụ và du lịch tăng trưởng mạnh trong tháng 11

Quảng Ninh phát triển công nghiệp văn hóa, khẳng định thương hiệu địa phương