Thứ ba 26/11/2024 16:24

Lo sợ Trung Quốc xuất siêu, Bộ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ kêu gọi EU vào cuộc

Bộ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ Janet Yellen vừa đưa ra cảnh báo về khả năng dư thừa hàng hóa từ Trung Quốc, và kêu gọi EU tăng cường kiểm soát xuất khẩu từ nước này.

Trong một bài phát biểu tại Frankfurt, Đức vào hôm 21/5, Bộ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ Janet Yellen cho rằng Mỹ và các đồng minh phương Tây cần phải phản ứng quyết liệt trước sức mạnh sản xuất ngày càng tăng của Trung Quốc, hoặc đối diện với nguy cơ rủi ro cho các ngành công nghiệp của phương Tây.

Bộ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ Janet Yellen. Nguồn ảnh: Kevin Dietsch, Getty Images.

“Chính sách công nghiệp của Trung Quốc có vẻ xa vời khi chúng ta ngồi đây, nhưng nếu chúng ta không phản ứng một cách chiến lược và thống nhất, các doanh nghiệp ở Mỹ, châu Âu và trên toàn thế giới có thể gặp rủi ro” bà Yellen nói. Chia sẻ thêm, Bộ trưởng Ngân khối nói: “Hỗ trợ cho các nước có thu nhập thấp và trung bình cũng như người lao động trên khắp thế giới là điều cần thiết cho sức mạnh của nền kinh tế toàn cầu”.

Theo tờ Financial Times, bà Yellen cho biết việc tăng thuế, bao gồm tăng thuế 100% đối với xe điện của Trung Quốc, là “những bước đi chiến lược và có mục tiêu”. Trong bài phát biểu, bà Yellen cũng đã bác bỏ những lời chỉ trích từ các đồng minh châu Âu rằng việc giảm thuế mạnh mẽ và tăng cường trợ cấp cho ngành công nghiệp xanh của chính quyền Tổng thống Biden đã vô tình gây thiệt hại cho Liên minh châu Âu (EU).

Bộ trưởng Yellen nói: “Chúng tôi không tạo ra cơ hội chỉ trên sân nhà. Thương mại Mỹ - EU về các sản phẩm năng lượng xanh đã vượt quá 2 tỷ USD vào năm 2022 và các nước châu Âu có thể dẫn đầu trong lĩnh vực này. Khi chúng tôi sản xuất nhiều hơn ở Mỹ, chúng tôi sẽ giảm chi phí cho công nghệ năng lượng sạch trên toàn cầu, mang lại lợi ích cho người dân và nền kinh tế trên toàn thế giới.”

Bà Yellen thông tin thêm rằng, với dòng vốn đầu tư hơn 3 nghìn tỷ USD mỗi năm từ nay đến 2050, mục tiêu giảm thiểu biến đổi khí hậu của Mỹ tương thích với mục tiêu tăng cường an ninh năng lượng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của thế giới.

Bà Yellen phát biểu: “Về phía trước, vẫn còn cơ hội cho những hành động chung để bổ sung và thúc đẩy ba mục tiêu trên. Luật Giảm Lạm phát (IRA) vẫn đang hoạt động và chúng tôi hoan nghênh hành động tương tự trên khắp thế giới, bao gồm cả Thỏa thuận Xanh châu Âu.”

Bộ trưởng Yellen cũng đã kêu gọi EU tăng cường hợp tác với Mỹ về các khoáng sản quan trọng, do lo ngại chuỗi cung ứng của cả hai khu vực đều “tập trung quá mức ở Trung Quốc”. Bà cũng khuyến khích EU nâng cao phát triển các ngân hàng phát triển đa phương, như /chu-de/ngan-hang-the-gioi.topic, cũng như đẩy mạnh hợp tác trong ngành trí tuệ nhân tạo (AI) và chất bán dẫn.

Bài phát biểu của bà Yellen diễn ra trong bối cảnh châu Âu đang tìm kiếm một đối tác trung gian khi căng thẳng thương mại ngày càng gia tăng giữa Washington và Bắc Kinh. Bài phát biểu cũng xảy ra chỉ một tuần sau khi Nhà Trắng tăng mạnh thuế đối với hàng xuất khẩu công nghệ xanh của Trung Quốc sang Mỹ. Theo các nhà phân tích, đây là một động thái nhằm bảo vệ ngành công nghiệp ở các bang như Pennsylvania và Michigan, nơi /chu-de/tong-thong-hoa-ky-joe-biden.topic và đối thủ chính /chu-de/donald-trump.topic đang cạnh tranh về lá phiếu của tầng lớp dân lao động trong cuộc bầu cử Tổng thống sắp tới.

Phản hồi về động thái của Mỹ, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cho biết, EC sẽ không hợp tác cùng Mỹ trong việc áp thuế với Trung Quốc, đồng thời nói thêm rằng Brussels sẽ có cách tiếp cận khác đối với “thuế quan chung”. Trả lời phỏng vấn với Financial Times, bà Leyen nói “Chúng tôi muốn cạnh tranh, chúng tôi muốn giao dịch song phương, nhưng chúng tôi muốn nó diễn ra công bằng và đúng luật”.

Đồng quan điểm với bà Leyen, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng bày tỏ sự bất đồng với quyết định tăng thuế của chính quyền Biden. Theo Financial Times, ông Sholz cho biết các thương hiệu phương Tây đang chiếm đến “ít nhất 50% lượng xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc”. Tương tự, thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson cho rằng việc bắt đầu dỡ bỏ trật tự thương mại toàn cầu là “một ý tưởng tồi”.

Ngược lại với Mỹ, EU, vốn là nơi xuất khẩu phần lớn hàng hóa của mình sang Trung Quốc, đã và đang cố gắng giải quyết bài toán pin mặt trời, tua-bin gió và xe điện giá rẻ từ Trung Quốc thông qua các cuộc điều tra, mà bên này cho là phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Tuy nhiên, ông Scholz, bà Leyen và cả Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, giống như Bộ trưởng Yellen, đã nói với Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm vào tháng 4 vừa qua, rằng các khoản trợ cấp sản xuất của Trung Quốc có nguy cơ làm trầm trọng thêm căng thẳng kinh tế trong khu vực.

Phú Quý (theo Financial Times)
Bài viết cùng chủ đề: Liên minh châu Âu

Tin cùng chuyên mục

Ông Donald Trump dự định dỡ bỏ lệnh cấm cấp giấy phép xuất khẩu LNG

Chiến sự Nga-Ukraine 26/11/2024: NATO cung cấp vũ khí cho Ukraine không hiệu quả; Kiev có thể sử dụng ATACMS tự vệ

Tỷ giá USD tăng mạnh, thị trường chứng khoán 'chao đảo' sau dự kiến điều chỉnh chính sách của Hoa Kỳ

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 26/11: Nga bắt giữ cựu binh Anh ở Ukraine; Kiev công bố ảnh đầu đạn tên lửa Oreshnik

Toàn cảnh thế giới 25/11: Tên lửa Nga làm Ukraine lo 'sốt vó'?; Hezbollah dội pháo liên tiếp vào Israel

Châu Âu quay lại ý tưởng đưa quân tới Ukraine; Tổng thống Nga Putin sẵn sàng đàm phán

Chiến sự Nga-Ukraine tối 25/11: Lính Ukraine bị Nga bao vây tứ phía; 'chảo lửa' Velika Novoselka sục sôi

Việt Nam - Lào - Campuchia tổ chức thành công diễn tập cứu hộ cứu nạn

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 25/11: Moscow giành lại 40% lãnh thổ Kursk; Kiev ‘khám nghiệm’ mảnh vỡ tên lửa Nga

Cựu Tổng thống Ukraine hé lộ giải pháp kết thúc chiến sự 'trong vòng 24 giờ'

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/11/2024: 200 mục tiêu của tên lửa ATACMS trên lãnh thổ Nga đã được xác định

Năng lượng hạt nhân: Xu thế của tương lai?

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 25/11/2024: Điện Kremlin hé lộ về tên lửa Oreshnik

Bước ngoặt COP29: Đạt thỏa thuận góp 300 tỷ USD để hỗ trợ biến đổi khí hậu cho các nước nghèo hơn

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 25/11: Lính đánh thuê thiệt mạng ở Kursk; Tên lửa ATACMS tập kích vào Nga

Chiến sự Nga-Ukraine tối 24/11: Ukraine 'thua đậm' tại Kursk, Nga chịu thương vong lớn

Hiệp định EVFTA - động lực mở đường lớn cho hợp tác thương mại, đầu tư Việt Nam - Bulgaria

Chiến sự Nga-Ukraine 24/11/2024: Xung đột ở Ukraine không còn mang tính khu vực; thông tin mới nhất về tình hình Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 24/11: NATO họp khẩn, Quốc hội Ukraine hủy họp vì tên lửa ICBM của Nga

Chiến sự Nga-Ukraine tối 23/11: Nga sắp bao vây vùng chiến sự; Ukraine khẩn trương đối phó với vũ khí mới