Thứ hai 18/11/2024 10:17

Lo cầm cự qua dịch, doanh nghiệp chưa mặn mà xin cấp mã số REX

Do phải loay hoay vực dậy sau dịch nên dù thời điểm thực hiện cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo GSP (gọi tắt là mã số REX) cận kề, song nhiều doanh nghiệp vẫn không mặn mà. Tuy nhiên sắp tới đây khi Quốc hội thông qua Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), tiến độ này có thể sẽ được đẩy nhanh hơn.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong hai tháng gần đây, việc đăng ký mã số REX cho doanh nghiệp (DN) được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đẩy nhanh nhằm đảm bảo việc hưởng ưu đãi thuế quan theo GSP của DN không bị gián đoạn.

Thống kê của VCCI cho biết, tới nay đã có hơn 1.200 thương nhân được đăng ký mã số REX. Số lượng hồ sơ đã nộp để đăng ký mã số tại VCCI đang chờ sửa đổi, bổ sung, xét duyệt còn 280 hồ sơ. Các tổ cấp C/O của VCCI đã và đang tiếp tục hướng dẫn DN khai báo trực tuyến hồ sơ đăng ký mã số REX trên trang điện tử của EU và VCCI.

Mặc dù vậy, số lượng DN đăng ký mã số REX đến thời điểm hiện tại còn ít so với số lượng thương nhân đề nghị cấp C/O mẫu A năm trước. Trong khi đó, thời hạn để thương nhân đăng ký mã số REX chỉ còn gần hai tháng. Sau ngày 30/6/2020, cơ quan hải quan EU, Na Uy, Thụy Sỹ không chấp nhận C/O mẫu A để cho hưởng ưu đãi thuế quan theo GSP.

Nhiều DN dệt may chưa mặn mà với việc cấp mã số REX

Lý giải việc DN chưa chịu đẩy nhanh tiến độ xin cấp mã số REX, ông Phạm Xuân Hồng - Chủ tịch HĐQT của May Sài Gòn 3 - chia sẻ: Hầu hết DN dệt may tại TP. Hồ Chí Minh không mặn mà đến việc xin cấp mã này bởi hiện DN còn đang phải gồng mình vượt qua bĩ cực từ đại dịch. Thêm vào đó, họ cho rằng thời gian từ nay đến 30/6 vẫn còn đủ để xin cấp mã nếu sau thời điểm tháng 5 DN vẫn tồn tại và dịch được khống chế trên thế giới. “Riêng với công ty chúng tôi cũng chưa tiến hành xin cấp mã số REX bởi đầu ra đang bế tắc, nguồn vốn hỗ trợ từ ngân hàng chậm, việc xin giảm giãn nợ dù đã thực hiện nhưng chưa hỗ trợ được bao nhiêu. Vì thế, trước tiên cứ lo sống sót qua đại dịch mới tính bước tiếp được”, ông Hồng phân trần.

Khẳng định áp dụng REX sẽ được hưởng lợi từ việc rút gọn các thủ tục và chi phí hành chính so với đăng ký C/O Mẫu A truyền thống. Thậm chí, việc này sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh cho DN Việt Nam tại thị trường châu Âu so với đối thủ xuất khẩu từ các nước chưa áp dụng REX mà vẫn đang áp dụng C/O mẫu A. Tuy nhiên, ông Nguyễn Tiến Chương - Chủ tịch Hiệp hội XNK Đồng Nai (Domimexa) - cho biết, các DN xuất khẩu hiện rất cẩn trọng khi thực hiện REX, ưu tiên lúc này của DN làm sao phải cầm cự vượt qua khó khăn khủng hoảng trong đại dịch.

Bên cạnh những vấn đề trên, theo ông Phạm Văn Việt - Tổng giám đốc của Việt Thắng Jean - để được cấp mã REX thuận lợi, trước tiên DN phải có thương hiệu, uy tín với đối tác ở EU. Khi đã xây dưng được thương hiệu rồi quá trình cấp mã rất nhanh. Song với ngành may hiện hầu hết là DN vừa và nhỏ, chủ yếu là gia công nên sẽ rất khó.

Ông Việt cho rằng, muốn được cấp, DN phải liên kết với đối tác theo hình thức hợp tác sản xuất. Song ở thời điểm hiện tại sẽ rất khó vì phía EU đang lo chống dịch, không mấy quan tâm việc này.

“Tôi cho rằng các khâu tuyên truyền, hỗ trợ từ phía Bộ Công Thương đã làm rất tốt. Việc chậm cấp mã REX hiện nay theo tôi không phải ở khâu thủ tục, giấy tờ mà nằm ở chính nhu cầu của các DN. Có thể nhiều DN đang chờ khi Quốc hội thông qua Hiệp định EVFTA mới tiến hành xúc tiến xin cấp chứng nhận này. Vì thế nhiều khả năng tháng 6 tới đây sẽ có nhiều DN quan tâm và gửi đăng ký xin cấp mã REX nhiều hơn”, ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết.

Theo Cục Xuất nhập khẩu, REX là kế hoạch về tự chứng nhận xuất xứ được EC triển khai tới toàn bộ các nước thụ hưởng GSP. Sau ngày 30/6/2020, cơ quan hải quan EU, Na Uy, Thụy Sỹ không chấp nhận C/O mẫu A để cho hưởng ưu đãi thuế quan theo GSP. Chính vì vậy để đảm bảo việc hưởng ưu đãi thuế quan theo GSP không bị gián đoạn, DN cần khẩn trương đăng ký mã số REX trực tuyến theo hướng dẫn của VCCI trong thời gian sớm nhất.
Thanh Thanh - Mai Ca

Tin cùng chuyên mục

Mục tiêu tăng trưởng GDP qua lăng kính chuyên gia quốc tế

Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP Quảng Ninh

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

ITTC Hoà Bình: Đổi mới, nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Sở Công Thương Long An hỗ trợ doanh nghiệp tham gia nhiều hội chợ xúc tiến thương mại

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Khai mạc Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thủy sản tại Cà Mau

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Nhiều nhà nhập khẩu quốc tế đến Cà Mau tìm kiếm đối tác

Hà Nội: Triển lãm các sản phẩm, mẫu thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ mới, sáng tạo huyện Thạch Thất

Ngành dệt may Việt Nam đang trên đà bứt phá

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Mô hình 'con tôm ôm cây lúa' đưa đặc sản An Giang lên sàn thương mại điện tử

Khu thương mại tự do Đà Nẵng cần chính sách ưu đãi vượt khung, vượt trội

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024: Kết nối giao thương, mở ra cơ hội