Thứ năm 03/04/2025 14:08

Liên minh kinh tế Á - Âu: Tăng cường FTA với các nước ASEAN

Á - Âu (EAEU) bao gồm Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kygryzstan và Nga chiếm phần lớn lãnh thổ đất đai khu vực Á-Âu và về mặt địa lý nằm giữa Liên minh châu Âu và Trung Quốc. 

EAEU có dân số khoảng 183 triệu người và GDP khoảng 5 nghìn tỷ USD. Thương mại nội bộ của EAEU đã tăng đáng kể và tăng 38% trong năm ngoái. Việt Nam đã ký kết FTA với EAEU từ năm 2015 và gần đây, Trung Quốc đã ký FTA không ưu đãi với EAEU trong năm 2018, cho thấy EAEU đang ngày càng quan tâm và tăng cường các FTA với các nước ở khu vực ASEAN và châu Á. EAEU thường được mô tả trọng tâm là nước Nga, tương đương với EU.

Các thành viên của EAEU

Thông báo về tiến trình đàm phán thương mại tự do của EAEU, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp Nga - ông Sergey Tsyb - cho biết, Israel cũng sẽ tham gia EAEU trong tương lai gần nên sẽ rất hiệu quả nếu EAEU chủ động tiến tới hoàn tất các khu vực thương mại tự do. Điều này sẽ giúp thúc đẩy xuất khẩu trong khuôn khổ các trung tâm thương mại khu vực và chắc chắn sẽ tạo cơ hội thúc đẩy các sáng kiến xuất khẩu của Nga.

EAEU cũng bao gồm Moldova là một quốc gia quan sát viên, trong khi Tajikistan, Uzbekistan, Mông Cổ, Turkmenistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Syria và Tunisia cũng đều có kế hoạch tham gia liên minh này. Các quốc gia châu Á khác, bao gồm Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang đàm phán FTA với EAEU; Thái Lan đã nâng cấp quan hệ thương mại với EAEU vào đầu năm nay. Khái niệm về quan hệ đối tác Á-Âu mở rộng bắt đầu từ Tổng thống Nga Vladimir Putin, đề xuất mở rộng hiệu quả Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc trong các cuộc thảo luận với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi năm 2016.

Sự phát triển của EAEU đang khiến nhiều nhà phân tích ngạc nhiên. Sau FTA EAEU-Trung Quốc đã ký kết năm 2018, EAEU đang xem xét các quốc gia có thể bổ sung vào danh sách tiềm năng để triển khai FTA. Cụ thể là Ai Cập, Iran, Ấn Độ. Đối với khu vực ASEAN, việc các doanh nghiệp Nga đã đầu tư 10 tỷ USD vào Việt Nam kể từ FTA của EAEU với Việt Nam được ký kết là vấn đề Singapore rất quan tâm. Hiện trong chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài, Singapore coi Nga là thị trường ưu tiên.

Campuchia đang đàm phán hiệp định thương mại tự do với EAEU với hy vọng các thị trường mới trong khối sẽ giúp duy trì tăng trưởng kinh tế của nước này. Phát biểu tại một cuộc hội thảo nhằm thúc đẩy các ưu đãi thương mại của EAEU tới Campuchia vào ngày 21/3 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Thương mại Campuchia cho biết, EAEU đã dành tiếp cận thị trường miễn thuế cho 46 sản phẩm do Campuchia sản xuất trong 3 năm vì Campuchia là một nước kém phát triển. Ưu đãi thuế quan EAEU dành cho hàng hóa Campuchia bao gồm gạo, lụa, dệt may, thịt, rau và cà phê. Hiện trong ASEAN, chỉ có Việt Nam đã đạt được FTA với EAEU và thực thi vào năm 2016 (Singapore đang trong quá trình đàm phán).

Sau khi có FTA, thương mại song phương giữa Việt Nam và EAEU đã tăng 31% trong năm 2017 so với năm 2016. Thương mại song phương năm 2017 lên tới 3,9 tỷ USD. Nga là đối tác thương mại chính của khối, chiếm gần 90% giao dịch với Việt Nam. Phòng Thương mại Campuchia thừa nhận rằng xuất khẩu của Campuchia sang EAEU vẫn còn rất khiêm tốn, nên mục tiêu của Campuchia là tranh thủ ưu đãi đồng thời đàm phán để mở cửa thị trường mới cho các sản phẩm nông nghiệp. Có thể nói, việc EAEU đang phát triển giúp các đối tác trong khu vực, đặc biệt là các nước ASEAN và Việt Nam có thêm lựa chọn, bổ sung bên cạnh các định chế thương mại khác như CPTPP, RCEP và FTAAP.

Việt Dũng

Tin cùng chuyên mục

Năng lượng tái tạo Ấn Độ đối mặt khó khăn về vốn

Chiến sự Nga - Ukraine: Liệu có thể kết thúc trong năm 2025?

Long Thành - Changi: Hai sân bay hàng đầu du lịch Đông Nam Á

Xuất hiện nhà tiên tri động đất: Tin hay không?

Khủng hoảng gạo ở Nhật Bản: Việt Nam học được gì?

Chiến sự Nga-Ukraine tối 1/4: Hàng loạt lính Ukraine đào tẩu

Động đất tại Myanmar: Quân đội Việt Nam tìm được nạn nhân đầu tiên

Máy bay chiến đấu F-16 Ba Lan sắp 'gặp' Su-30 của Nga tại Hy Lạp

Động đất tại Myanmar: Nghĩa tình người Việt Nam trong hoạn nạn

Động đất rình rập: Đông Nam Á đã thực sự sẵn sàng?

Chiến sự Nga-Ukraine tối 31/3: Lính Ukraine rút lui ở Kursk

Từ bản đồ địa chấn mới công bố: Việt Nam có an toàn trước động đất?

Máy bay chiến đấu Su-57E sẽ xuất hiện ở Nam Mỹ

Hình ảnh đầu tiên về đoàn cứu trợ Việt Nam tại Myanmar

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 31/3: Nga trút bão lửa xé toạc Kiev

Tên lửa Storm Shadow đã biến mất khỏi Ukraine?

Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh: Làm gì để không mất tiền tỷ trên vỉa hè, lòng đường?

Chiến sự Nga-Ukraine tối 29/3: Nga bắt trinh sát Ukraine

Cuộc đua hydro xanh kết thúc trước khi thực sự bắt đầu?

Động đất Myanmar: Khuyến nghị với an toàn công nghiệp Việt Nam!