Thứ hai 25/11/2024 01:51

Liên Bộ Công Thương - Tài nguyên và Môi trường phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý

Công tác phối hợp trong quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Công Thương năm 2023 được thực hiện chặt chẽ, hiệu quả.

Phát biểu tham luận về công tác phối hợp quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Công Thương trong năm 2023, tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 ngành Công Thương, ông Lê Hoài Nam - Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài Nguyên và Môi trường) cho biết, trong năm 2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Bộ Công Thương cùng các cơ quan có liên quan xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất tại Quyết định số 13/2023/QĐ-TTg ngày 22/5/2023; phối hợp trong công tác rà soát và xây dựng các Quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia về phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất (dự kiến hoàn thiện và trình ban hành vào năm 2024).

Ông Lê Hoài Nam - Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài Nguyên và Môi trường)

Cũng trong năm 2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Nghị định này sẽ bổ sung một số các quy định mới liên quan đến các cái chính sách về lộ trình hạn chế nhập khẩu phế liệu cũng như quy định tỉ lệ phế liệu được phép nhập khẩu của các ngành kinh tế trong nước. Đây là một chính sách hết sức quan trọng bởi, bên cạnh mục tiêu tiếp tục đảm bảo được cái nhu cầu nguyên liệu sản xuất của các ngành kinh tế trong nước; đồng thời đảm bảo việc giảm thiểu nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài, khuyến khích phân loại, thu gom, tái chế phế liệu phát sinh trong nước nhằm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.

Thứ nhất, do đây là chính sách quan trọng, có thể tác động đến một số ngành sản xuất (thép, giấy, nhựa...), Bộ Tài nguyên và Môi trường mong muốn tiếp tục có sự trao đổi, với Bộ Công Thương để báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định về nội dung này.

Thứ hai, liên quan đến công tác bảo vệ môi trường đối với các khu công nghiệp. Theo số liệu báo cáo của các địa phương, đến hết tháng 6/2022, trên cả nước có 748 khu công nghiệp đang hoạt động với tổng diện tích gần 24.000 ha, trong đó, số cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường là 171, chiếm 22,7% tổng số cụm công nghiệp đang hoạt động. Tỷ lệ cụm công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung còn rất cao, chiếm khoảng 77%. Nguyên nhân chính của tình trạng nhiều cụm công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung là do các đơn vị quản lý ở cấp địa phương không bố trí được nguồn vốn đầu tư, nhiều cụm công nghiệp không có chủ đầu tư hạ tầng.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đề xuất Bộ Công Thương xem xét, xây dựng các cơ chế chính sách để đa dạng hóa, thu hút nguồn lực đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp theo quy định tại Điều 52 Luật Bảo vệ môi trường, tăng dần tỷ lệ cụm công nghiệp có hạ tầng về bảo vệ môi trường.

Thứ ba, về công tác phối hợp trong quản lý chất thải. Trong quản lý về tro xỉ, thạch cao, tính đến hết tháng 5/2023, 32 nhà máy nhiệt điện tồn kho khoảng trên 48 triệu tấn tro xỉ. Trong đó, miền Bắc khoảng trên 30 triệu tấn, miền Trung khoảng 14 triệu tấn, miền Nam khoảng 4 triệu tấn.

Những khó khăn, vướng mắc tồn tại trong công tác quản lý tro xỉ, thạch cao hiện nay các Bộ đã ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn để sử dụng tro xỉ làm vật liệu xây dựng (gạch không nung, vật liệu san lấp, nguyên liệu sản xuất xi măng). Tuy nhiên, thực tế vẫn còn các hạn chế trong sản xuất, tiêu thụ, do vậy Bộ Tài Nguyên và Môi trường đề xuất, để đẩy mạnh việc tái chế tro xỉ cần mở rộng phạm vi sử dụng và hoàn thiện quy định về sử dụng tro xỉ, thạch cao thải trong quá trình hoạt động; tăng cường nghiên cứu sử dụng tro xỉ vào các lĩnh vực khác ngoài việc sử dụng làm vật liệu xây dựng như hiện nay.

Thứ tư, liên quan đến vấn đề cung ứng xăng dầu, để đáp ứng cho các tiêu chuẩn mới, hiện nay quy chuẩn về khí thải của các phương tiện ô tô, xe máy ở Việt Nam đã được Bộ Giao thông vận tải ban hành. Tuy nhiên, để đảm bảo đồng bộ về mặt quy chuẩn khí thải cũng như là cái quy chuẩn về nhiên liệu, đề xuất Bộ Công Thương cũng như các Bộ, ngành liên quan có sự phối hợp chặt chẽ trong thời gian tới để đưa ra được những quy định phù hợp, thống nhất.

Nhóm Phóng viên
Bài viết cùng chủ đề: Bộ trưởng Bộ Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chào xã giao lãnh đạo Campuchia nhân dịp dự IPTP 11

Củng cố nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam-Malaysia

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Nhiều ý kiến đóng góp tích cực, bổ sung cho dự án Luật Hóa chất (sửa đổi)

Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, xây dựng ngành hóa chất hiện đại

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Đại học Quốc gia Malaya

Đại biểu Quốc hội: Cần thống nhất một đầu mối quản lý nhập khẩu, kinh doanh hóa chất

Bộ trưởng Bộ Công Thương giải trình, làm rõ về Luật Hóa chất (sửa đổi)

Tổng Bí thư và Phu nhân lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Malaysia

Kỹ sư dầu khí Việt kiều báo cáo Tổng Bí thư Tô Lâm kinh nghiệm phát triển năng lượng tái tạo Malaysia

Tổng Bí thư và Phu nhân thăm Đại sứ quán và gặp cộng đồng người Việt ở Malaysia

Thảo luận về quản lý đầu tư, Thủ tướng nêu loạt vướng mắc và giải pháp từ doanh nghiệp ngành Công Thương

Tổng Bí thư hoan nghênh doanh nghiệp Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài ở Việt Nam

Cần cơ chế thử nghiệm có kiểm soát để sớm đưa thành quả nghiên cứu vào thực tiễn

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình kiểm tra tiến độ Dự án cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột

Khẳng định Việt Nam độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, đóng góp trách nhiệm trước các vấn đề toàn cầu

Cần đưa quy định phát triển công nghiệp bán dẫn vào Luật Công nghiệp công nghệ số

Sẽ quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp theo dòng vốn đầu tư

Sửa đổi Luật Hóa chất phù hợp với bối cảnh trong nước, quốc tế hiện nay

Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia