Lão nông ở Khánh Hòa đam mê sáng chế máy nông nghiệp

Nhờ những máy móc do ông Lưu Quang Trương (66 tuổi) sáng chế, bà con nông dân Cam Lâm (Khánh Hòa) đã bớt sức lao động, tăng năng suất.
Hợp tác sản xuất máy nông nghiệp “made in Vietnam” Khánh Hòa thí điểm wifi miễn phí ở hai huyện miền núi

Nhà sáng chế “chân đất”

Tại xã Cam An Nam, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa), ai cũng biết ông Lưu Quang Trương (66 tuổi) bởi ông rất giỏi sáng chế các máy móc, thiết bị phục vụ cho lĩnh vực nông nghiệp. Sản phẩm do ông chế tạo được người nông dân ở đây tin dùng, bởi giá thành rẻ, lại phục vụ sản xuất hiệu quả. Một điều đặc biệt, ông Trương mới học hết lớp 3, chưa từng theo học các khóa đào tạo về cơ khí, chế tạo, nhưng vì đam mê nên ông đã thành công.

Lão nông ở Khánh Hòa đam mê sáng chế máy móc nông nghiệp
Ông Lưu Quang Trương bên cạnh máy ép dầu đậu phộng bằng thủy lực tự mình sáng chế.

Xưởng chế tạo của ông Trương chỉ rộng vài chục m2, nằm phía sau căn nhà cấp bốn đã cũ, bày biện lỉnh kỉnh đồ đạc, cùng các máy móc thiết bị cơ khí do chính ông làm ra.

Nói về chuyện chế tạo máy móc, ông Trương cười, cho biết, do hoàn cảnh khó khăn, ông không có điều kiện đi học nghề, chỉ nhìn người khác làm rồi ‘bắt chước’ theo, do vậy nghề cơ khí đến với ông cũng là ‘cái duyên’.

Ông Trương kể, từ những năm 80 của thế kỷ trước, do thích tìm tòi, thấy nông dân trong xã trồng nhiều mía nhưng không có đầu ra, ông đi xem các mẫu sản phẩm máy ép để tìm hiểu cách hoạt động. Khi đã cơ bản ‘định hình’ về chiếc máy, sau khoảng 2 năm vừa lắp ráp, vừa sửa chữa, từ những phế liệu, chiếc máy ép mía chạy bằng động cơ dầu của ông Trương ra đời.

Tiếp tục hành trình sáng tạo, lão nông này cải tiến máy cắt cỏ thành máy vừa cày xới đất, tăng năng suất lao động chỉ từ động cơ xe máy cũ. “Nếu vừa xới đất vừa làm cỏ thì một người làm hai đến ba ngày mới xong một sào ruộng, còn làm bằng máy chỉ mất một ngày”, ông Trương nói.

Đặc biệt, sản phẩm cối xay đậu và bộng ép dầu phộng bằng thủy lực từng đạt giải tại hội thi khoa học kỹ thuật của tỉnh Khánh Hòa được ông Trương tìm tòi, sáng tạo từ năm 2015, đây là những chiếc máy làm nên ‘tên tuổi’ của ông, nhiều người ở xa cũng đến hỏi mua.

Máy cối xay đậu phộng của ông chỉ sử dụng động cơ công suất 5.000 W, xay nát hoàn toàn 100kg đậu phộng trong vòng 1 giờ. “Gấp đôi máy đang bán trên thị trường vào thời điểm đó, thậm chí còn xay mịn được tất cả các loại ngũ cốc bằng cách thay lưới lọc”, ông Trương nhấn mạnh.

Từ máy xay đậu phộng, ông Trương nảy thêm ý tưởng làm máy ép dầu đậu phộng. Máy rất dễ vận hành, di chuyển, phù hợp với mọi địa hình và năng suất tăng gấp 10 lần so với cách sản xuất theo phương pháp làm truyền thống. So với chiếc máy ép dầu bằng tay, hệ thống chạy điện ép dầu nhanh hơn, năng suất cũng cao hơn, đậu phộng cũng được ép kiệt hơn.

“Công việc tập trung từ tháng 3 đến tháng 6 âm lịch, là mùa thu hoạch đậu phộng. Trung bình cứ 3kg đậu phộng khô cho 1 lít dầu. Sau khi ép dầu, phần bã còn được lấy làm thức ăn chăn nuôi hoặc phân hữu cơ”, ông Trương thông tin thêm.

Lão nông ở Khánh Hòa đam mê sáng chế máy móc nông nghiệp
Máy ép dầu đậu phộng từ phế liệu của ông Trương đem lại hiệu quả cao khi sử dụng. Ngoài ra, còn có thể nghiền ép dầu từ các loại hạt thực vật như vừng (mè), đậu nành, gấc… trong cùng một quá trình giúp người sử dụng tiết kiệm thời gian, công sức lao động và chi phí sản xuất.

Sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm

Cùng với máy ép, ông Trương còn tạo ra nhiều loại máy có chức năng khác nhau, tạo thành một hệ thống ép dầu đậu phộng liên hoàn, từ xát vỏ, lọc hạt, xay thành bột, hấp chín bột đến ép dầu. Hệ thống khá gọn nhẹ, dễ lắp đặt, sử dụng và sửa chữa với tổng chi phí hoàn chỉnh 28 triệu đồng. Thời gian hoàn thành một bộ máy mất khoảng 1 tháng.

Đến nay, ông đã lắp đặt nhiều máy ép dầu đậu phộng để bán cho người dân trên địa bàn tỉnh và các vùng lân cận. “Giờ tôi già rồi, không làm nữa, nên nếu ai đến hỏi mua, tôi đều chỉ hướng dẫn cách làm”, ông Trương nói, và cho biết sẵn sàng chia sẻ bản thiết kế cho những ai muốn tìm hiểu.

Hiện ông đang hướng dẫn cho các xưởng cơ khí tại địa phương chế tạo, cải tiến các máy móc do ông sáng chế, với mục đích đưa sản phẩm phổ biến rộng rãi, tiếp cận với người cần.

Lão nông ở Khánh Hòa đam mê sáng chế máy móc nông nghiệp
Ông Trương khoe máy làm cỏ mì, mía. Máy có trọng lượng gần 15kg, làm được 4 sào một ngày nhưng chỉ tốn 1 lít xăng.

Bà Triệu Thị Kim Chi - Chủ tịch Hội nông dân xã Cam An Nam (huyện Cam Lâm) - cho biết, ông Lưu Quang Trương là một hội viên tích cực tham gia hưởng ứng các phong trào thi đua khoa học, nhất là các loại máy móc phục vụ nông nghiệp, đạt được nhiều giải thưởng các hội thi sáng tạo kỹ thuật các cấp. Gia đình ông là gia đình văn hóa, có nhiều đóng góp cho hoạt động hội và chính quyền địa phương.

“Các loại máy móc do ông Trương chế tạo đã góp phần giảm sức lao động, tiết giảm chi phí đầu tư, nâng cao sức cạnh tranh cho nông sản, tăng hiệu quả kinh tế”, bà Chi chia sẻ.

Được biết, ông Lưu Quang Trương từng 2 lần đạt giải khuyến khích, 1 lần đạt giải ba tại hội thi Sáng tạo kỹ thuật của tỉnh Khánh Hòa.

Đức Thảo
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Khánh Hòa

Tin cùng chuyên mục

Thông tin mới nhất về phương án hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Tài nguyên Môi trường

Thông tin mới nhất về phương án hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Tài nguyên Môi trường

Gia Lai: Các nhà vườn đang tất bật chăm sóc hoa để phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025

Gia Lai: Các nhà vườn đang tất bật chăm sóc hoa để phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025

Việt Nam thí điểm thành công hệ thống dữ liệu rừng và vùng trồng cà phê

Việt Nam thí điểm thành công hệ thống dữ liệu rừng và vùng trồng cà phê

Hợp tác về phát triển và cung ứng nguồn nhân lực nông nghiệp

Hợp tác về phát triển và cung ứng nguồn nhân lực nông nghiệp

Lần đầu tiên diễn ra Festival nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025

Lần đầu tiên diễn ra Festival nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025

Công ty Thủy điện Sông Bung trao tặng 30 con bò giống cho hộ nghèo tại tỉnh Quảng Nam

Công ty Thủy điện Sông Bung trao tặng 30 con bò giống cho hộ nghèo tại tỉnh Quảng Nam

Hợp nhất hai Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên: Sẽ giảm tới 25 cục, vụ, đầu mối

Hợp nhất hai Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên: Sẽ giảm tới 25 cục, vụ, đầu mối

Báo Công Thương đoạt giải Chuyên đề báo chí toàn quốc viết về tam nông

Báo Công Thương đoạt giải Chuyên đề báo chí toàn quốc viết về tam nông

Gia Lai: Khung cảnh lung linh tại các nhà vườn chong đèn

Gia Lai: Khung cảnh lung linh tại các nhà vườn chong đèn 'thức' cùng hoa Tết

Hà Giang: Quyết tâm xóa 89 nhà tạm, nhà dột nát trước Tết Nguyên đán 2025

Hà Giang: Quyết tâm xóa 89 nhà tạm, nhà dột nát trước Tết Nguyên đán 2025

Thêm 3 công trình thủy lợi vào Danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia

Thêm 3 công trình thủy lợi vào Danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia

Tăng cường phát triển kỹ năng cho ngành nuôi biển công nghiệp Việt Nam

Tăng cường phát triển kỹ năng cho ngành nuôi biển công nghiệp Việt Nam

Dưa hấu rớt giá thê thảm, nông dân Gia Lai

Dưa hấu rớt giá thê thảm, nông dân Gia Lai 'mòn mỏi' chờ thương lái

Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi

Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi

Đà Nẵng: Xử lý 144 tàu cá không đủ điều kiện khai thác thủy sản thế nào?

Đà Nẵng: Xử lý 144 tàu cá không đủ điều kiện khai thác thủy sản thế nào?

Gia Lai: Mới lạ mô hình trồng dâu tây treo tường của chàng kỹ sư công nghệ thông tin

Gia Lai: Mới lạ mô hình trồng dâu tây treo tường của chàng kỹ sư công nghệ thông tin

Cả nước còn khoảng 340 hồ chứa thủy lợi bị hư hỏng nặng

Cả nước còn khoảng 340 hồ chứa thủy lợi bị hư hỏng nặng

Thêm cơ sở để áp thuế VAT 5% với phân bón

Thêm cơ sở để áp thuế VAT 5% với phân bón

Vẫn còn 41,8% số công trình cấp nước sạch nông thôn hoạt động kém bền vững

Vẫn còn 41,8% số công trình cấp nước sạch nông thôn hoạt động kém bền vững

Rạng Đông - Ứng dụng năng lượng mặt trời trong sản xuất nông nghiệp

Rạng Đông - Ứng dụng năng lượng mặt trời trong sản xuất nông nghiệp

Xem thêm