Lành mạnh hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp: “Bắt chuột không làm vỡ bình”

Thị trường chứng khoán (TTCK) là kênh huy động vốn trung và dài hạn hết sức quan trọng cho nền kinh tế và cho cộng đồng doanh nghiệp (DN). Hơn nữa, một thị trường trái phiếu doanh nghiệp luôn là một bộ phận hợp thành trụ cột của TTCK.

Những tín hiệu tích cực từ thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Sự phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp ổn định, lành mạnh, minh bạch, an toàn, bền vững, bảo vệ được quyền lợi và củng cố được niềm tin các nhà đầu tư là động lực mạnh mẽ và có tính thị trường cao cho phát triển doanh nghiệp và thị trường chứng khoán, cũng như cho cả nền kinh tế quốc gia; đồng thời, là tín hiệu, thước đo hội tụ và phản ánh những bước phát triển mới, tích cực của TTCK và nền kinh tế Việt Nam, trong sự hội nhập và phù hợp xu thế chung của thế giới.

Lành mạnh hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp: “Bắt chuột không làm vỡ bình”

Trong thời gian gần đây, thị trường trái phiếu doanh nghiệp nước ta có sự bùng nổ khá ngoạn mục, với sự gia tăng mạnh mẽ về lượng tài khoản mở mới, quy mô phát hành và tỷ lệ vốn hóa trên TTCK; giúp phát triển đồng bộ và cân đối hơn trên thị trường vốn doanh nghiệp và nền kinh tế. Sự phát triển của thị trường trái phiếu không chỉ mở ra cơ hội lựa chọn và kênh đầu tư mới cho các nhà đầu tư, mà còn có vai trò quan trọng và là giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp (DN) đa dạng hóa nguồn vốn kinh doanh, tăng cơ hội tiếp cận trực tiếp nguồn vốn xã hội với chi phí rẻ; Đồng thời, giúp giảm nhẹ gánh nặng huy động vốn cho hệ thống ngân hàng và cải thiện sự phụ thuộc vốn quá mức như trước đây của doanh nghiệp vào tín dụng ngân hàng. Đặc biệt, kể từ năm 2018 đến nay, trái phiếu DN đã được coi là một kênh huy động vốn hàng đầu của nhiều doanh nghiệp bất động sản, khi mà nguồn tín dụng ngân hàng cho bất động sản dần được siết chặt theo yêu cầu của quản lý nhà nước đối với bảo đảm an toàn thị trường tài chính quốc gia.

Theo số liệu từ Trung tâm Lưu ký chứng khoán, tính chung 3 tháng đầu năm 2022 lượng tài khoản chứng khoán mở mới là 676,6 nghìn tài khoản, nâng tổng số tài khoản hiện tại của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam lên gần 5 triệu tài khoản (trong đó, các nhà đầu tư cá nhân trong nước chiếm 98,92%), bằng 5% dân số Việt Nam hiện nay và đã vượt mục tiêu đề ra trước thời hạn 3 năm trong đề án cơ cấu lại thị trường chứng khoán và bảo hiểm do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Theo Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), tổng khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong nước 3 tháng đầu năm 2022 đạt xấp xỉ 40.000 tỷ đồng; năm 2021 đạt trên 658.000 tỷ đồng (gấp đôi huy động qua trái phiếu chính phủ), tăng 42% so với năm 2020 (có 243 doanh nghiệp lần đầu phát hành trái phiếu, chiếm 40% tổng khối lượng phát hành, chủ yếu từ nhóm bất động sản nhà ở). Tính chung 5 năm qua, thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam tăng trưởng bình quân 46%/năm. Đến cuối năm 2021, thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam đạt gần 1,2 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 12% tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế và khoảng 15% GDP sau điều chỉnh. Từ năm 2019 đến nay lượng trái phiếu doanh nghiệp bắt đầu vượt lượng phát hành trái phiếu Chính phủ…

Theo Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), năm 2021, thị trường có 964 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong nước với tổng giá trị đạt 594.520 tỷ đồng, tăng 35,83% so với cùng kỳ. Tính cả trái phiếu phát hành quốc tế, tổng giá trị trái phiếu DN tăng gần 50% so với năm 2020. Nếu chia theo phương thức phát hành, có 937 đợt phát hành riêng lẻ với tổng giá trị 568,66 nghìn tỷ đồng và tiếp tục là hình thức chủ đạo khi chiếm tới 98,5% tổng lượng phát hành thành công; có 23 đợt phát hành ra công chúng giá trị 26,34 nghìn tỷ đồng.

Gạn đục khơi trong, bắt chuột không làm vỡ bình

Tuy nhiên, thực tế cũng đang nổi lên một số quan ngại về thị trường trái phiếu doanh nghiệp nói riêng, TTCK Việt Nam nói chung, nổi bật là cảnh báo về trạng thái phát triển nhanh nhưng chưa vững chắc, phát triển nóng và thiên nhiều về lượng hơn là chất, và sự tập trung nghiêng lệch cơ cấu vốn huy động vào lĩnh vực bất động sản…

Theo một ước tính được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dẫn chiếu báo chí và đề nghị xác minh trong phiên họp thứ 10 ngày 25/4/2022, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thì năm 2021, huy động trái phiếu DN đến hơn 700.000 tỉ đồng, trong đó 44% liên quan đến lĩnh vực bất động sản; ngoài ra, khoảng 50% trái phiếu DN sẽ đáo hạn trong giai đoạn 2023 – 2024, riêng trái phiếu bất động sản chiếm đến trên dưới 65%....Đồng thời, số lượng công ty niêm yết quá lớn (khoảng 800 DN) so với nhiều nước, kể cả nhiều nước G7 như Pháp (457 DN), Đức (438 DN) và Ý (218 DN). Chỉ số VN-Index hiện có mức 1.310,92 điểm, ngày 25-4, sau khi mất 68 điểm, cao hơn nhiều so với 1.217 điểm trong tháng 4-2021; 712 điểm hồi tháng 4-2017 và 468 điểm tháng 4-2012. Đặc biệt, gần đây liên tiếp xuất hiện các sai phạm và rủi ro tiềm ẩn, cũng như nhiều tin đồn thất thiệt gây rung lắc thị trường trong phát hành và quản lý vốn phát hành trái phiếu DN (điển hình là 9 đợt phát hành trái phiếu Tân Hoàng Minh tổng cộng 10300 tỷ đồng).

Cả về logic và thực tiễn thị trường đã, đang và sẽ còn chứng tỏ: Sự tập trung về cơ cấu và mức lãi cao của các trái phiếu DN trong lĩnh vực bất động sản sẽ gây nguy cơ mất khả năng thanh khoản và trả lãi theo cam kết, từ đó kéo theo các tranh chấp và tổn thất tài chính, làm tổn hại quyền lợi, giảm niềm tin nhà đầu tư và hạn chế khả năng huy động vốn qua trái phiếu doanh nghiệp. Hệ lụy xã hội và rủi ro hệ thống càng lớn khi càng nhiều ngân hàng tham gia đầu tư trái phiếu doanh nghiệp. Nói cách khác, rủi ro trên thị trường trái phiếu DN còn có thể làm ảnh hưởng đến sự ổn định và an toàn tài chính của các nhà đầu tư cá nhân, cũng như các tổ chức tín dụng đã mua trái phiếu doanh nghiệp.

Bởi vậy, thực tế đòi hỏi cần có sự tiếp cận đa chiều và giải pháp đồng bộ để đảm bảo cho TTCK nói chung, thị trường trái phiếu DN nói riêng phát triển lành mạnh, minh bạch, bảo đảm sự bình đẳng và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư, doanh nghiệp, nhà phát hành.

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý cho TTCK nói chung, thị trường trái phiếu DN nói riêng: Cần chủ động rà soát và tiếp tục hoàn thiện thể chế, sửa Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp và Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu DN ra thị trường quốc tế; Đồng thời, triển khai nghiêm túc các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong Công điện số 304/CĐ-TTg ngày 7/4/2022 về chấn chỉnh hoạt động thị trường trái phiếu doanh nghiệp và đấu giá quyền sử dụng đất, cũng như tinh thần Công điện số 8857/CĐ-VPCP ngày 03 tháng 12 năm 2021 của Văn phòng Chính phủ; Trước mắt, cần tiếp tục siết chặt hơn các quy định quản lý nhà nước về phát hành trái phiếu DN (về điều kiện phát hành và hồ sơ chào bán, trong đó có yêu cầu về tỷ lệ an toàn tài chính khi phát hành trái phiếu, tổ chức đại diện người sở hữu trái phiếu, nhất là về phát hành trái phiếu riêng lẻ; thu hẹp quy định về mục đích phát hành trái phiếu và yêu cầu minh bạch sử dụng vốn đúng mục đích, hoàn trả gốc và lãi trái phiếu đúng hạn; Hướng dẫn cụ thể về quy trình và nội dung công bố thông tin phát hành với sự xác nhận của các cơ quan quản lý nhà nước như UBCKNN; Quy định rõ loại trái phiếu nhà đầu tư cá nhân được mua và giao dịch nhằm định hướng nhà đầu tư các nhân mua các trái phiếu doanh nghiệp có tính an toàn và công khai, minh bạch hơn; Bổ sung các quy định để đẩy nhanh việc thiết lập thị trường giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại Sở giao dịch chứng khoán cho các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp; Bổ sung, cụ thể hóa và đề cao hơn nữa quy định về trách nhiệm của các tổ chức tư vấn phát hành và các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan; bổ sung các quy định về kiểm soát mức độ tham gia đầu tư vào thị trường trái phiếu DN của các tổ chức tín dụng…

Thứ hai, đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật về phát hành, đầu tư, phân phối, giao dịch và sử dụng vốn thu được từ phát hành trái phiếu.

Các cơ quan quản lý cần tăng cường tách nhiệm và phối hợp chặt chẽ trong giám sát hoạt động tuân thủ, nhận diện, bắt lỗi và và xử lý, tạo điều kiện sửa lỗi vi phạm trong phát hành trái phiếu DN, là nhất là phát hành trái phiếu riêng lẻ của các doanh nghiệp bất động sản, của tổ chức tín dụng có liên quan đến doanh nghiệp bất động sản, các doanh nghiệp có khối lượng phát hành lớn, lãi suất cao, các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh thua lỗ, các doanh nghiệp phát hành không có tài sản bảo đảm hoặc tài sản bảo đảm không chất lượng…

Đồng thời, cần giám sát sự tuân thủ pháp luật và nâng cao vai trò của các tổ chức cung cấp dịch vụ trong việc cung cấp thông tin đầy đủ, minh bạch, chính xác cho nhà đầu tư.

Các cơ quan chức năng cũng cần tăng cường phối hợp chặt chẽ và cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu trong quá trình thanh tra, kiểm tra, điều tra các vụ việc, cảnh báo sớm và có phương án xử lý kịp thời các rủi ro có thể phát sinh, ổn định tâm lý nhà đầu tư và bảo đảm an toàn thị trường.

Ngoài ra, cần sớm phát triển các thể chế xếp hạng tín nhiệm DN và trái phiếu DN ở Việt Nam để đa dạng hóa căn cứ khách quan và độ tin cậy cho việc ra quyết định của các nhà đầu tư và giúp minh bạch hoá thị trường. Theo tinh thần đó, Bộ Tài chính cần đưa ra các giải pháp để ngăn ngừa, “tiền phòng - hậu kiểm” để bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư và các công ty hoạt động trên thị trường chứng khoán một cách bình đẳng, minh bạch và có giá trị đúng đắn nhất.

Thứ ba, tăng tuyên truyền nâng cao nhận thức về pháp luật và kịp thời xử lý nghiêm khắc các tin đồn thất thiệt, sai lệch và giả mạo trên TTCK.

Thời gian gần đây xuất hiện nhiều tin đồn thất thiệt gây lo lắng và hành xử theo tâm lý đám đông, tạo rung lắc thị trường và gây tổn hại cho lợi ích các nhà đầu tư, cũng như doanh nghiệp, thậm chí đe dọa sự ổn đinh, lành mạnh chung của TTCK và gây áp lực tiêu cực cho dòng chảy vốn đầu tư xã hội và sự ổn định chung của nền kinh tế.

Bởi vậy, cần tăng cường tuyên truyền, cung cấp thông tin chính thống chính xác, kịp thời cho các nhà đầu tư cá nhân, nhất là thông tin về Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán và các quy định, động thái quản lý nhà nước có liên quan để các nhà đầu tư khi tham gia TTCK có sự lựa chọn đúng đắn cân nhắc, chịu trách nhiệm về việc đầu tư của mình trong môi trường hoạt động bình đẳng giữa các nhà đầu tư, doanh nghiệp và nhà phát hành.

Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công an và các cơ quan hữu quan cần thống nhất các giải pháp giám sát chặt chẽ quá trình phát hành, cũng như giao dịch trên thị trường chứng khoán; tổ chức thanh, kiểm tra và xử lý theo đúng quy định pháp luật đối với những bất cập và rủi ro, phòng ngừa, ngăn chặn các mặt trái của quy luật thị trường, các hành vi đi chệch ra khỏi quy định của luật pháp, các hành động lách luật hoặc lợi dụng thị trường để làm méo mó các quy định pháp luật...

Việc xử lý các vi phạm trên TTCK chỉ là cá biệt và riêng lẻ, đây là hành động cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư, doanh nghiệp phát hành, ổn định thị trường vốn, thị trường tài chính và thị trường chứng khoán, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Đặc biệt, trong quá trình đó, các cơ quan chức năng cũng cần quán triệt thấu đáo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc không lạm dụng, hình sự hóa các quan hệ dân sự, kinh tế trên thị trường chứng khoán; kể cả nhà đầu tư hay doanh nghiệp đã có những sai phạm thì cũng được tạo điều kiện để khắc phục và ổn định sản xuất kinh doanh, nhằm giúp doanh nghiệp phát triển trở lại, bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư cổ đông và việc làm cho người lao động, duy trì động lực phục hồi và phát triển kinh tế...

Nói cách khác, việc “gợn đục khơi trong”, “bắt sâu nhổ cỏ” là cần thiết, song “đánh chuột không được làm vỡ bình” cũng là yêu cầu thực tế đặt ra cấp thiết trong quản lý quá trình phát triển lành mạnh và bền vững TTCK nói chung, thị trường trái phiếu DN nói riêng ở nước ta.

Là thể chế bậc cao và nhậy cảm bậc nhất của KTTT, TTCK như một bình pha lê quý, đang và sẽ tiếp tục cần được gia cố và bảo vệ tốt; Việc xử lý nghiêm các hành vi vi phạm để làm trong sạch thị trường trái phiếu doanh nghiệp cũng có nghĩa là tạo điều kiện thuận lợi để phát huy tiềm năng và phát triển thị trường lành mạnh, an toàn, tích cực. Hai yêu cầu này đều là cấp thiết, song song với nhau…

Tất cả nhằm bảo đảm các hoạt động phát hành, đầu tư và sử dụng vốn trái phiếu doanh nghiệp nói riêng, các hoạt động phát hành, mua-bán, chuyển nhượng các chứng khoán nói chung bám sát và đáp ứng tốt với nhu cầu thị trường, bảo đảm tính minh bạch, ổn định, đúng quy định pháp luật, đúng mục đích, đúng nguyên tắc và quy luật kinh tế thị trường; hướng tới mục tiêu ổn định và tiếp tục phục hồi, phát triển kinh tế cả vĩ mô và vi mô, trước mắt và lâu dài, góp phần phát triển thị trường vốn nói chung, thị trường bất động sản nói riêng.

Theo GS Vũ Minh Khương, Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, ĐH Quốc gia Singapore, trong cải cách thể chế, đặc biệt với TTCK, Chính phủ nên xem xét mô hình ba lớp phòng vệ:

Lớp 1: Bảo vệ nội bộ DN, với các quy định, quy chế được soạn thảo hết sức chặt chẽ. Các thành viên HĐQT và bộ máy quản lý của các công ty niêm yết đều được kiểm tra, huấn luyện chu đáo. Đồng thời họ phải làm khai báo định kỳ qua mạng, khẳng định sự tuân thủ tuyệt đối của họ trong thời gian qua (có thể là hằng năm hoặc hằng quý) và họ sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có vi phạm.

Lớp 2: Hệ thống cảnh báo và xử lý kiên quyết, triệt để và kịp thời các dấu hiệu vi phạm, dù nhỏ. Bộ phận trực chiến (như đội cứu hộ ở bãi biển) ở lớp bảo vệ này có nhiệm vụ nắm bắt mọi thông tin, dấu hiệu về nguy cơ vi phạm để bàn bạc và có ứng đáp kịp thời. Nếu ai vi phạm thì phát hiện ngay và xử lý rốt ráo khi sự việc chưa quá nặng. Những người vi phạm cần được chỉ dẫn và giám sát chu đáo để về sau không bao giờ dám lặp lại.

Lớp 3: Định kỳ rà soát hằng năm, với sự tham gia của chuyên gia và nhiều ngành liên quan. Qua đó để cùng nghe thấu đáo ý kiến góp ý của các doanh nghiệp và xem kỹ các khả năng rủi ro mới để không ngừng hoàn thiện hệ thống phòng vệ. Báo cáo này được công bố để toàn xã hội được biết. Trên cơ sở đó, không ngừng tăng cường hiệu lực của lớp 1 và lớp 2.

Với ba lớp phòng vệ chặt chẽ nêu trên, TTCK Việt Nam sẽ là một điểm sáng toàn cầu, có tính đại diện cho công cuộc phát triển của đất nước. Khi đó, một công ty sẽ rất tự hào nếu họ được niêm yết trên TTCK Việt Nam.

TS. Nguyễn Minh Phong
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường chứng khoán

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xuất khẩu hàng hóa dự báo sẽ bứt phá trong quý II và cả năm 2024

Xuất khẩu hàng hóa dự báo sẽ bứt phá trong quý II và cả năm 2024

Đơn hàng của các doanh nghiệp tương đối tốt và được kỳ vọng sẽ tiếp tục phục hồi, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam dự báo sẽ bứt phá trong quý II và cả năm 2024.
Nhiều dự báo khả quan cho sản xuất công nghiệp quý II/2024

Nhiều dự báo khả quan cho sản xuất công nghiệp quý II/2024

Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục xu hướng tăng trưởng dương, dự báo quý II/2024, tình hình sản xuất công nghiệp sẽ khả quan hơn quý trước.
Ai vén màn sự thật về cái chết của 3 cây Sao đen trên phố Lò Đúc?

Ai vén màn sự thật về cái chết của 3 cây Sao đen trên phố Lò Đúc?

Ba cây Sao đen trên phố Lò Đúc, Hà Nội bỗng chốc "chết đứng" vào cuối năm 2023, để lại những nghi vấn, day dứt trong lòng dư luận.
Trước các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải tuân thủ luật chơi quốc tế

Trước các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải tuân thủ luật chơi quốc tế

Hiện nay, doanh nghiệp, ngành hàng phải nhận thức rõ rằng hàng hoá Việt Nam đang trong tầm ngắm về phòng vệ thương mại của nhiều thị trường.
Sữa sản xuất trong nước mới đáp ứng 40% nhu cầu

Sữa sản xuất trong nước mới đáp ứng 40% nhu cầu

Sữa nguyên liệu tại Việt Nam hiện chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu tiêu thụ trong nước nên đây vẫn là ngành có nhiều tiềm năng phát triển.

Tin cùng chuyên mục

Giảm thiểu rủi ro khi giá cà phê tăng bất thường

Giảm thiểu rủi ro khi giá cà phê tăng bất thường

Giữa bối cảnh giá cà phê tăng cao, doanh nghiệp nên hạn chế "mua xa, bán xa" còn ngân hàng nên tăng hạn mức cho doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cà phê.
Phát triển dịch vụ logistics: 5 kiến nghị từ Sở Công Thương Phú Thọ

Phát triển dịch vụ logistics: 5 kiến nghị từ Sở Công Thương Phú Thọ

Vẫn còn những vướng mắc nhất định trong công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực dịch vụ logistics của ngành Công Thương tại các địa phương cần được tháo gỡ.
Duy trì ổn định kinh tế vĩ mô để thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng

Duy trì ổn định kinh tế vĩ mô để thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng

Để thúc đẩy tăng trưởng GDP năm 2024, Việt Nam cần duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện hiệu quả,linh hoạt các giải pháp được đề ra tại Nghị quyết 01/NQ-CP.
Yêu cầu điều tra chống bán phá giá thép cán nóng nhập khẩu sẽ được xử lý khách quan, minh bạch

Yêu cầu điều tra chống bán phá giá thép cán nóng nhập khẩu sẽ được xử lý khách quan, minh bạch

Hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá thép cán nóng (HRC) nhập khẩu Bộ Công Thương đang thẩm định và sẽ xử lý công khai, khách quan.
Hàng hóa xuyên biên giới ồ ạt vào thị trường Việt Nam: Doanh nghiệp Việt cần làm gì?

Hàng hóa xuyên biên giới ồ ạt vào thị trường Việt Nam: Doanh nghiệp Việt cần làm gì?

Hàng hóa xuyên biên giới tràn vào Việt Nam ngày càng mạnh mẽ, khiến nhà sản xuất, kinh doanh trong nước gặp nhiều khó khăn và mất thị phần.
Bài 3: Xây dựng, phát triển thương hiệu đòi hỏi sự bền bỉ và phải luôn đổi mới

Bài 3: Xây dựng, phát triển thương hiệu đòi hỏi sự bền bỉ và phải luôn đổi mới

Trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh, xây dựng thương hiệu là một công việc đòi hỏi sự bền bỉ, liên tục không ngừng nghỉ và phải luôn đổi mới.
Tăng cơ hội kết nối giao thương doanh nghiệp Việt Nam - Bắc Âu

Tăng cơ hội kết nối giao thương doanh nghiệp Việt Nam - Bắc Âu

Tiếp nối thành công của chuỗi sự kiện năm 2023, Global Sourcing Fair Việt Nam 2024 sẽ mở ra cơ hội kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và Bắc Âu.
Chủ tịch lâm thời VIPFA: Phát triển khu công nghiệp cần hội đủ yếu tố “chế - tài - tâm - tầm”

Chủ tịch lâm thời VIPFA: Phát triển khu công nghiệp cần hội đủ yếu tố “chế - tài - tâm - tầm”

Để các KCN thực sự là “thỏi nam châm” hút vốn FDI, theo TS Phan Hữu Thắng - Chủ tịch lâm thời VIPFA cần tập trung vào 4 yếu tố, bao gồm: Chế - tài - tâm - tầm.
Cảnh giác trước thông tin xuyên tạc sự thật về việc điều chỉnh giá điện

Cảnh giác trước thông tin xuyên tạc sự thật về việc điều chỉnh giá điện

Các thế lực thù địch và cơ hội chính trị đang lợi dụng việc Chính phủ điều hành điều chỉnh giá điện để bóp méo, xuyên tạc, làm sai lệch bản chất sự việc.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong: Chuyến thăm của Thủ tướng tới Australia - New Zealand mở ra nhiều động lực mới

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong: Chuyến thăm của Thủ tướng tới Australia - New Zealand mở ra nhiều động lực mới

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong nhấn mạnh, chuyến thăm của Thủ tướng tới Australia - New Zealand sẽ mở ra nhiều động lực và kỳ vọng mới cho tương lai Việt Nam.
Thời của vàng nhẫn và câu chuyện quản lý thị trường vàng

Thời của vàng nhẫn và câu chuyện quản lý thị trường vàng

Không chỉ vàng miếng SJC mà vàng nhẫn cũng tăng giá mạnh những ngày gần đây và chênh rất cao so với giá thế giới. Thị trường vàng đang cần mô hình quản lý mới.
Doanh nghiệp kỳ vọng về bước phát triển mới trong hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Australia

Doanh nghiệp kỳ vọng về bước phát triển mới trong hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Australia

Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đánh giá tích cực và đặt kỳ vọng về bước phát triển mới trong hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Australia.
Xuất siêu tăng kỷ lục, đâu là lý do chính?

Xuất siêu tăng kỷ lục, đâu là lý do chính?

Doanh nghiệp dần thích ứng với yêu cầu nhà nhập khẩu, sự gia tăng sử dụng nguyên vật liệu trong nước,… đã đưa cán cân thương mại xuất siêu 4,72 tỷ USD.
FDI vào Việt Nam đang dần tập trung vào những lĩnh vực công nghệ cao

FDI vào Việt Nam đang dần tập trung vào những lĩnh vực công nghệ cao

Không chỉ có chiều hướng tăng lên, thu hút FDI vào Việt Nam thời gian gần đây tập trung vào những lĩnh vực công nghệ cao và những ngành mang tính chất mũi nhọn.
Thu hút FDI và câu chuyện “đất lành, chim đậu”

Thu hút FDI và câu chuyện “đất lành, chim đậu”

Tại Đông Nam Á, Việt Nam là nơi đầu tư an toàn. Đây là lý do mà các doanh nghiệp Nhật Bản lựa chọn Việt Nam làm điểm đến để hợp tác đầu tư.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: 4 cơ hội của Việt Nam khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: 4 cơ hội của Việt Nam khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu

Nhân dịp đầu xuân mới, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã có chia sẻ về việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ dầu năm 2024.
Chuyên gia Nguyễn Minh Phong: Cần "cú huých" mạnh mẽ hơn cho nền kinh tế

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong: Cần "cú huých" mạnh mẽ hơn cho nền kinh tế

Mặc dù nền kinh tế Việt Nam từ đầu năm đã có những tín hiệu khởi sắc, song, dự báo còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức và cần cú huých mạnh mẽ hơn.
Chuyên gia kinh tế - PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh: Chủ động thích ứng, tăng tốc xuất khẩu

Chuyên gia kinh tế - PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh: Chủ động thích ứng, tăng tốc xuất khẩu

Xuất nhập khẩu tháng 1/2024 tăng gần 40%, kết quả của sự nỗ lực từ các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm đơn hàng ở cả thị trường truyền thống và thị trường mới.
Bài 4: Tăng trưởng xuất khẩu nông lâm thủy sản liệu có ăn may?

Bài 4: Tăng trưởng xuất khẩu nông lâm thủy sản liệu có ăn may?

Nếu nói là “ăn may” tôi e rằng, đã làm mờ đi sự vận động của sản xuất, xuất khẩu, chỉ đạo của các bộ ngành, sự nỗ lực, bền bỉ của nông dân, doanh nghiệp…
Căng thẳng ở Biển Đỏ: Bám sát tình hình, có kịch bản điều hành phù hợp

Căng thẳng ở Biển Đỏ: Bám sát tình hình, có kịch bản điều hành phù hợp

TS. Võ Trí Thành khuyến nghị điều hành vĩ mô theo hướng bám sát tình hình để có kịch bản phù hợp, hỗ trợ doanh nghiệp trong tình hình căng thẳng ở Biển Đỏ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động