Lạng Sơn: Khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã chịu ảnh hưởng lớn của Covid-19

Thời gian qua, tình hình dịch Covid-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Trong khi đó, các chính sách hỗ trợ đối với khu vực này trong quá trình thực hiện còn nhiều vướng mắc.

Hoạt động cầm chừng, không đạt được chỉ tiêu về doanh thu

Bà Đoàn Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, đến hết 31/7/2021, trên toàn tỉnh có tổng số 386 hợp tác xã (HTX). Trong đó, thành lập mới 42 HTX (đạt 140% kế hoạch), 04 HTX giải thể. Tổng số thành viên của HTX là 4.550 thành viên; tổng số lao động làm việc thường xuyên trong HTX là 8.440 người. Doanh thu bình quân của HTX đạt 500 triệu đồng/HTX (đạt 45% kế hoạch).

Lạng Sơn: Khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã chịu ảnh hưởng lớn của Covid-19
Sản xuất, tiêu thụ na theo tiêu chuẩn VietGap của HTX nông sản huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn

Trước đây, tỉnh có 02 liên hiệp HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, với 13 HTX thành viên tham gia, tuy nhiên, hiện có 01 liên hiệp HTX ngừng hoạt động (Liên hiệp HTX sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn Lạng Sơn), 01 liên hiệp HTX hoạt động suy giảm, doanh thu thấp do ảnh hưởng của dịch Covid-19 (Liên hiệp HTX Đông Bắc Lạng Sơn). Ngoài ra, tỉnh hiện có 220 tổ hợp tác, song do dịch Covid-19 diễn biến kéo dài, các tổ hợp tác hầu như không hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả.

“Do tác động của dịch Covid-19, phải áp dụng các biện pháp phong tỏa đối với các khu vực có ca lây nhiễm, việc hạn chế đi lại giữa các vùng trong tỉnh và giữa tỉnh với các địa phương khác khiến cho nguồn hàng, nguồn nguyên liệu bị thiếu hụt, làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, kinh doanh và giao thương hàng hóa của các HTX” - bà Đoàn Thu Hà cho hay.

Cùng với đó, là các biện pháp giãn cách xã hội khiến cho nhu cầu về tiêu thụ, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của HTX bị ảnh hưởng mạnh, có HTX sản xuất ra nhưng không bán được sản phẩm, không có doanh thu, làm ảnh hưởng đến khả năng trả lương cho người lao động cũng như các hoạt động tài chính khác.

Đồng thời, do quy mô sản xuất của các HTX nhỏ, lẻ nên hầu hết các HTX sản xuất, chế biến, xuất khẩu nông sản đều bị ảnh hưởng bởi dịch, sản lượng cung ứng ra thị trường ước giảm từ 10-15%, có HTX giảm trên 30-40%; giá bán các sản phẩm ước giảm 20%, một số sản phẩm giảm tới 50% như giá rau, ớt, hoa qủa các loại, gia cầm, gà, vịt… so với thời điểm trước dịch Covid-19.

Các HTX hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp hoạt động duy trì và cầm chừng, không đạt được chỉ tiêu về doanh thu so với kế hoạch đã đề ra nên bị thiệt hại rất nặng nề đến tình hình hoạt động. Trong hoạt động xuất nhập khẩu, việc thành lập các chốt kiểm dịch liên ngành giúp đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh, tuy nhiên lại làm tăng thời gian vận chuyển của các phương tiện chở hàng xuất khẩu vì phải dừng, đỗ thực hiện thủ tục liên quan.

Hiện tại có 05/12 cửa khẩu trên địa bàn đang thông quan hàng hóa, các cửa khẩu phụ khác vẫn đang tạm thời ngừng hoạt động để đảm bảo công tác kiểm soát dịch bệnh, ảnh hưởng tới hiệu suất thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu cũng như hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bến bãi, dịch vụ.

Tình hình dịch bệnh phức tạp, nhiều doanh nghiệp đối tác phía Trung Quốc cắt giảm đơn hàng do lo ngại việc hàng hóa có mầm bệnh, nhất là đối với hàng lạnh. Từ đầu năm tới nay, nhiều mặt hàng như ớt quả tươi, vải, thanh long... đều gặp nhiều khó khăn trong xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Do đó tác động gián tiếp đến hoạt động của HTX trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, dịch vụ, vận tải.

Gỡ điểm nghẽn về chính sách hỗ trợ

Theo bà Đoàn Thu Hà, mặc dù nhiều chính sách hỗ trợ đã được ban hành, trong đó có những cách thức tác động mang tính khuyến khích đối với các chủ thể thuộc mọi thành phần như: Gia hạn thời hạn nộp thuế, tạo cơ hội tiếp cận với nguồn vốn có lãi suất ưu đãi, ban hành những thủ tục hành chính đơn giản và các chế độ ưu đãi đặc biệt khác…Tuy nhiên, trên thực tế, có một số chính sách không quy định HTX thuộc phạm vi điều chỉnh hoặc thuộc diện điều chỉnh dẫn đến các HTX vẫn gặp nhiều hạn chế trong việc tiếp cận và thụ hưởng.

Việc triển khai các chính sách hỗ trợ đối với khu vực kinh tế tập thể, HTX trong những tháng đầu năm 2021 cũng chưa được thực hiện kịp thời như: Tuyên truyền phát triển HTX, đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến thương mại mở rộng thị trường chưa thực hiện được; việc xây dựng, đánh giá các mô hình, các thí nghiệm và việc tổ chức các hội nghị hội thảo khoa học, tập huấn kỹ thuật bị chậm so với kế hoạch đề ra, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, công tác tư vấn xác lập quyền sở hữu trí tuệ cũng gặp nhiều khó khăn do hạn chế tiếp xúc.

Chính sách hỗ trợ thành lập mới HTX đã có nhưng trong quá trình thực hiện còn vướng mắc về thủ tục, yêu cầu về hồ sơ, chứng từ thanh toán khiến cho các HTX phải bổ sung, chỉnh sửa nhiều lần, ảnh hưởng đến tâm lý của các HTX và tiến độ thực hiện hỗ trợ.

“Các HTX chưa được thụ hưởng đầy đủ chính sách của nhà nước về ưu đãi, khuyến khích hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, HTX, hỗ trợ dịch bệnh Covid-19 do nguồn ngân sách địa phương, chính sách, đối tượng chưa quy định cụ thể, tiêu chuẩn còn quá cao, thủ tục phức tạp, không sát thực tiễn và chưa phù hợp với điều kiện, nhu cầu của các HTX” - bà Đoàn Thu Hà nhấn mạnh.

Đặc biệt, việc tiếp cận vốn vay gặp nhiều khó khăn do HTX còn nhỏ lẻ, thiếu năng lực, thiếu tài sản đảm bảo; chính sách đưa cán bộ trẻ có trình độ đại học, cao đẳng về làm việc có thời hạn tại HTX chưa hấp dẫn nên chưa thu hút được nhân lực giúp HTX hoạt động có hiệu quả. Nhiều HTX chưa nắm bắt rõ thông tin chính sách và điều kiện về đối tượng thụ hưởng hỗ trợ của chính sách chưa phù hợp với điều kiện thực tế của các HTX.

Ngoài ra, hầu hết các HTX trên địa bàn tỉnh hiện nay đang hoạt động với phương thức thủ công, truyền thống; quy mô đầu tư nhỏ, trình độ công nghệ không cao, đơn giản. Các kỹ năng về thương mại điện tử; tìm kiếm, đánh giá và quản lý thông tin; truyền thông số; ứng dụng mô hình kinh doanh mới... của HTX trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn còn thấp. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin vẫn còn khá lạc hậu, gây khó khăn trong quá trình chuyển đổi số. Một số vùng sâu, vùng xa, vùng lõm cơ sở hạ tầng viễn thông di động chưa phủ sóng di động đến được.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Lạng Sơn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thanh Hóa: Vì sao Cụm công nghiệp làng nghề Tiến Lộc chậm tiến độ kéo dài?

Thanh Hóa: Vì sao Cụm công nghiệp làng nghề Tiến Lộc chậm tiến độ kéo dài?

Được thành lập từ năm 2019 nhưng đến nay Cụm công nghiệp làng nghề Tiến Lộc (Thanh Hóa) đang chậm tiến độ kéo dài vì vướng mắc trong giải phóng mặt bằng.
Đồng Nai: Nắng nóng, sản xuất công nghiệp phục hồi khiến lượng điện tiêu thụ tăng cao

Đồng Nai: Nắng nóng, sản xuất công nghiệp phục hồi khiến lượng điện tiêu thụ tăng cao

Tại Đồng Nai, nắng nóng kéo dài khiến lượng tiêu thụ điện cho sinh hoạt trên địa bàn tỉnh liên tục theo đà tăng.
Nam Định: 11 sản phẩm tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực năm 2024

Nam Định: 11 sản phẩm tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực năm 2024

Nam Định đã đăng ký 11 sản phẩm tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực phía Bắc năm 2024.
Ghi nhận xứng đáng những đóng góp, hy sinh của quân và dân Thanh Hóa

Ghi nhận xứng đáng những đóng góp, hy sinh của quân và dân Thanh Hóa

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, tỉnh Thanh Hóa đã dồn sức người và sức của, chi viện cho các mặt trận, đóng góp vào thắng lợi chung của dân tộc Việt Nam.
Điểm nhấn công nghiệp, thương mại trong bức tranh kinh tế Điện Biên

Điểm nhấn công nghiệp, thương mại trong bức tranh kinh tế Điện Biên

Vượt qua nhiều thách thức, ngành Công Thương Điện Biên đã tạo nhiều dấu ấn đột phá, đóng góp vào sự phát triển kinh tế Điện Biên sau những năm đổi mới.

Tin cùng chuyên mục

Ông Đinh Đức Chính giữ chức vụ Chánh văn phòng Tỉnh ủy Lạng Sơn

Ông Đinh Đức Chính giữ chức vụ Chánh văn phòng Tỉnh ủy Lạng Sơn

Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Hữu Lũng Đinh Đức Chính được điều động, bổ nhiệm chức vụ Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Lạng Sơn.
Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại mở rộng thị trường xuất khẩu

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại mở rộng thị trường xuất khẩu

Để thúc đẩy và hồi phục hoạt động xuất khẩu, ngành Công Thương Bình Dương tiếp tục tập trung các giải pháp trọng tâm, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường.
Sắp tới vùng Đông Nam Bộ ưu tiên triển khai những dự án trọng điểm nào?

Sắp tới vùng Đông Nam Bộ ưu tiên triển khai những dự án trọng điểm nào?

Trong Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ, các địa phương này sẽ thực hiện nhiều dự án trọng điểm.
Bắc Giang thông qua 15 nghị quyết quan trọng

Bắc Giang thông qua 15 nghị quyết quan trọng

100% đại biểu đã biểu quyết thông qua 15 nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội tại kỳ họp thứ 16, HĐND tỉnh Bắc Giang khóa XIX.
Bắc Kạn: Mở rộng thị trường cho sản phẩm nông sản đặc trưng

Bắc Kạn: Mở rộng thị trường cho sản phẩm nông sản đặc trưng

Xúc tiến thương mại nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm là những giải pháp mà Bắc Kạn thực hiện để mở rộng thị trường cho hàng Việt, nông sản đặc trưng của tỉnh.
Bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đối với ông Đặng Văn Minh

Bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đối với ông Đặng Văn Minh

Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Đặng Văn Minh.
Bắc Ninh công bố các quyết định về công tác cán bộ

Bắc Ninh công bố các quyết định về công tác cán bộ

Ngày 6/5, tỉnh Bắc Ninh đã công bố các quyết định về điều động, bổ nhiệm đối với Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bí thư Huyện ủy Yên Phong.
Thanh Hóa: Người dân "thả ga" mua sắm tại Phiên chợ thực phẩm an toàn năm 2024

Thanh Hóa: Người dân "thả ga" mua sắm tại Phiên chợ thực phẩm an toàn năm 2024

Tại Phiên chợ thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024, người dân có thể "thả ga" mua sắm tại hàng chục gian hàng với đa dạng các sản phẩm OCOP được bày bán.
Triển lãm về thành tựu 70 năm xây dựng và phát triển Thủ đô

Triển lãm về thành tựu 70 năm xây dựng và phát triển Thủ đô

UBND TP. Hà Nội dự kiến tổ chức Triển lãm: Những thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của TP. Hà Nội 70 năm xây dựng và phát triển (1954 - 2024).
Nam Định “thúc” chống nắng nóng, xâm nhập mặn trên địa bàn

Nam Định “thúc” chống nắng nóng, xâm nhập mặn trên địa bàn

UBND tỉnh Nam Định đã yêu cầu các đơn vị liên quan trong tỉnh tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.
UBND tỉnh Thái Nguyên gửi thư cảm ơn Báo Công Thương

UBND tỉnh Thái Nguyên gửi thư cảm ơn Báo Công Thương

UBND tỉnh Thái Nguyên đã gửi thư cảm ơn tới Báo Công Thương vì đã góp phần tích cực trong quảng bá về Hội chợ triển lãm "Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2024".
Lai Châu: Tặng bằng khen 70 đoàn viên tiêu biểu nhân Tháng Công nhân 2024

Lai Châu: Tặng bằng khen 70 đoàn viên tiêu biểu nhân Tháng Công nhân 2024

Sáng nay (6/5), Liên đoàn Lao động tỉnh Lai Châu tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến nhân Tháng Công nhân năm 2024.
Thanh Hóa: Khai mạc Phiên chợ thực phẩm an toàn năm 2024

Thanh Hóa: Khai mạc Phiên chợ thực phẩm an toàn năm 2024

Sáng ngày 6/5/2024, Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lễ khai mạc “Phiên chợ thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024” trên địa bàn huyện Thọ Xuân.
Quảng Bình: Tiến độ dự án đường ven biển chậm vì mặt bằng bị ngắt quãng

Quảng Bình: Tiến độ dự án đường ven biển chậm vì mặt bằng bị ngắt quãng

Dự án Thành phần 1 - Đường ven biển Quảng Bình hiện nay đang gặp một số khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ thi công, đặc biệt là mặt bằng bị ngắt quãng.
Bình Dương: Tạo mọi điều kiện tốt nhất cho người lao động làm việc

Bình Dương: Tạo mọi điều kiện tốt nhất cho người lao động làm việc

Nhằm hướng về đoàn viên, chăm lo tốt cho người lao động, tỉnh Bình Dương tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động.
Thành phố Nam Định được công nhận đô thị loại II

Thành phố Nam Định được công nhận đô thị loại II

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký quyết định công nhận thành phố Nam Định (dự kiến mở rộng địa giới hành chính) là đô thị loại II.
Mô hình kinh tế xanh trong nông nghiệp dưới góc nhìn của Chủ tịch Tập đoàn Hùng Nhơn

Mô hình kinh tế xanh trong nông nghiệp dưới góc nhìn của Chủ tịch Tập đoàn Hùng Nhơn

Chuỗi giá trị về mô hình kinh tế xanh trong nông nghiệp mà Hùng Nhơn xây dựng tại Tây Ninh ước tính có giá trị doanh thu đến 5 tỷ USD vào năm 2030.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Tiểu thương chợ truyền thống đang gồng mình cạnh tranh với chợ cóc

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tiểu thương chợ truyền thống đang gồng mình cạnh tranh với chợ cóc

Các tiểu thương chợ truyền thống đang phải gồng mình để cạnh tranh với tình trạng chợ cóc, bán hàng rong chứ không phải các mô hình tiên tiến khác.
Lạng Sơn: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công

Lạng Sơn: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công

Tỉnh Lạng Sơn tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt các dự án trọng điểm.
Thái Nguyên: Tăng cường xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP

Thái Nguyên: Tăng cường xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP

Tỉnh Thái Nguyên và các chủ thể sản phẩm OCOP chủ trương mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ra ngoài tỉnh, xuất khẩu bằng nhiều hình thức.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động