Thứ hai 23/12/2024 03:48

Lạng Sơn: Kết quả giải quyết thủ tục hành chính được số hoá đạt 93%

Trong 6 tháng đầu năm 2024, tổng số hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính được số hoá tại Lạng Sơn là 818.000/ 879.000 hồ sơ (đạt 93%).

Ngày 11/7/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 về chuyển đổi số quốc gia và Đề án 06 của Chính phủ. Tham dự hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương.

Tại điểm cầu tỉnh Lạng Sơn, có đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số tỉnh, Tổ trưởng Tổ công tác triển khai Đề án 06 tỉnh, các thành viên Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số tỉnh và Tổ công tác triển khai Đề án 06 tỉnh.

Các đại biểu tham dự tại điểm cầu tỉnh Lạng Sơn. (Ảnh: langson.gov.vn)

Đối với tỉnh Lạng Sơn, trong 6 tháng đầu năm 2024, công tác chuyển đổi số và Đề án 06 được Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh tiếp tục quan tâm chỉ đạo thực hiện; các nhiệm vụ, giải pháp được các cấp, các ngành, các địa phương triển khai toàn diện, hiệu quả. Qua đó đạt nhiều kết quả nổi bật như: Tổng số hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính được số hoá là 818.000/879.000 hồ sơ (tỷ lệ số hóa toàn tỉnh đạt 93%); mạng lưới viễn thông của tỉnh được duy trì kết nối thông suốt 3 cấp, 100% xã, phường, thị trấn được phủ sóng di động, internet tốc độ cao; toàn tỉnh có trên 72% dân số trưởng thành có tài khoản thanh toán điện tử; trên 90% điểm kinh doanh cố định có dịch vụ thanh toán qua mã QR Code; 100% doanh nghiệp khai báo hóa đơn điện tử; tỷ lệ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nộp qua mạng đạt 100%...

Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao sự vào cuộc quyết liệt của các bộ, ngành, địa phương, sự đồng lòng, ủng hộ và tham gia tích cực của người dân và doanh nghiệp trong thời gian qua. Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các bộ, ngành, các địa phương cần tiếp tục nâng cao nhận thức, vai trò, vị trí, tầm quan trọng của chuyển đổi số; cần lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể trong chuyển đổi số quốc gia; tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương, đồng thời chia sẻ những dữ liệu này theo quy định; trưởng các bộ, ngành, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố cần trực tiếp quán triệt, tổ chức, thúc đẩy công tác chuyển đổi số với tinh thần và quyết tâm cao, coi đây là động lực quan trọng để tăng trưởng, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu chuyển đổi số vào năm 2025.

Đăng Khoa
Bài viết cùng chủ đề: Lạng Sơn

Tin cùng chuyên mục

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững