Thứ năm 21/11/2024 22:05

Lan toả tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với bộ ngành, địa phương liên quan triển khai hoạt động Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt.

Tiếng Việt giàu đẹp là vậy, nhưng vì lý do về địa lý, điều kiện sinh hoạt mà người Việt Nam ở nước ngoài nói tiếng Việt gặp những rào cản nhất định. Việt Nam có hơn 5 triệu kiều bào đang sinh sống, làm việc tại hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ. Mặc dù điều kiện, hoàn cảnh sống khác nhau nhưng kiều bào ta ở nước ngoài vẫn sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp, coi đó là cách thức để duy trì sinh hoạt cộng đồng, nhớ về cội nguồn, tổ tiên, đất nước.

Họ coi việc dạy tiếng Việt không chỉ là truyền bá một ngôn ngữ phục vụ nhu cầu giao tiếp mà còn là giáo dục về bản sắc, truyền thống dân tộc. Biết thêm một ngôn ngữ cũng là biết thêm một thế giới. Trong đó, tiếng Việt lấp lánh giá trị lịch sử, phong tục, tập quán, văn hóa, vốn sống, tình cảm, tinh thần, khí phách của người Việt.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa mạnh mẽ hiện nay, việc trao truyền tiếng Việt cho các thế hệ người Việt Nam ở nước ngoài chính là một cách để lưu giữ cốt cách người Việt trên thế giới. Việc thường xuyên giữ gìn và nhân lên tình yêu tiếng Việt sẽ góp phần hữu ích vào công tác ngoại giao văn hóa, tạo cơ hội cho mỗi người mang dòng máu Việt dù sinh sống, công tác ở đâu trên trái đất đều sẽ trở thành sứ giả văn hóa, lan tỏa hình ảnh tốt đẹp về đất nước và con người Việt Nam.

Ngày 3/8/2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2023 - 2030” tại Quyết định số 930/QĐ-TTg.

Đề án "Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài" được triển khai trong giai đoạn 2023 - 2030, đồng thời với Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2013/QĐ-TTg ngày 30/11/2021. Các hoạt động hướng tới Ngày Tôn vinh tiếng Việt sẽ được triển khai trong cả năm và có thể tổ chức lồng ghép vào các dịp lễ hội, kỷ niệm các ngày lễ trọng đại của đất nước.

Mục tiêu của đề án là tổ chức xây dựng Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trở thành dấu mốc quan trọng hàng năm trong đời sống văn hóa, tinh thần của cộng đồng với những hoạt động thiết thực nhằm tôn vinh sự giàu đẹp của tiếng Việt, nâng cao nhận thức về ngôn ngữ và văn hóa dân tộc đối với kiều bào trên toàn thế giới và bạn bè quốc tế, đặc biệt là thế hệ trẻ; lan tỏa mạnh mẽ tình yêu tiếng Việt, trở thành động lực thúc đẩy phong trào dạy và học tiếng Việt trong cộng đồng, qua đó góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc; đặt nền tảng cho giai đoạn mới về phát triển vị thế tiếng Việt trên nhiều lĩnh vực giáo dục cộng đồng.

Thông qua việc tôn vinh ngôn ngữ dân tộc, góp phần xây dựng cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ổn định, đoàn kết, vững mạnh, tích cực đóng góp cho quê hương, đất nước; thúc đẩy việc công nhận cộng đồng người Việt là một dân tộc thiểu số chính thức tại những địa bàn có đông người Việt sinh sống.

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 759/TTg-QHQT ngày 24/8/2023 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đồng ý với nội dung cơ bản của Kế hoạch Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài năm 2024 (Kế hoạch) với các hoạt động cụ thể như đề xuất của Bộ Ngoại giao.

Phó Thủ tướng giao Bộ Ngoại giao chủ trì phối hợp với các bộ, ban, ngành, cơ quan, địa phương, chỉ đạo các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tổ chức thực hiện các hoạt động kỷ niệm Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2024 và đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch tại các cơ quan liên quan và báo cáo theo quy định.

Các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với các bộ, ban, ngành, địa phương liên quan triển khai các hoạt động trong khuôn khổ Kế hoạch. Thúc đẩy việc duy trì tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, phát hiện, kiến nghị khen thưởng, động viên các nhân tố điển hình đóng góp vào công tác tiếng Việt trong cộng đồng.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục trong nước và ở sở tại trong tham gia các hoạt động hưởng ứng Ngày Tôn vinh tiếng Việt, hỗ trợ việc dạy và học tiếng Việt trong cộng đồng.

Các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Ủy ban nhân dân các tỉnh và thành phố liên quan; Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam; Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Bộ Ngoại giao thực hiện các hoạt động trong Kế hoạch phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan mình. Bộ Công an đảm bảo công tác an ninh, chính trị cho các hoạt động trong khuôn khổ Kế hoạch.

Kinh phí thực hiện Kế hoạch từ nguồn ngân sách nhà nước, tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước theo quy định và các nguồn hợp pháp khác. Bộ Tài chính bố trí kinh phí cho các hoạt động sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn ngân sách nhà nước năm 2024 để các Bộ, ngành, địa phương thực hiện Kế hoạch theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn liên quan.

Ngày Tôn vinh tiếng Việt tổ chức vào 8/9 hàng năm. Các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với chính quyền và các đại sứ quán ở nước sở tại tổ chức các hoạt động quảng bá ngôn ngữ các nước, lồng ghép Chương trình Ngày Tôn vinh tiếng Việt với các hoạt động đối ngoại tại địa bàn.

Tổ chức các buổi tọa đàm tìm kiếm các mô hình dạy và học tiếng Việt cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài (đặc biệt là các mô hình giảng dạy, giao lưu trực tuyến với sự tham gia của các giáo viên, sinh viên, thanh niên và thân nhân kiều bào trong nước cũng như các hoạt động ngoại khóa tiếng Việt, trại hè cho con em kiều bào).

Nhân dịp Ngày Tôn vinh tiếng Việt hằng năm, Bộ Ngoại giao phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan (Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam...), các địa phương tổ chức chương trình “Tri ân” ghi nhận, động viên các cá nhân, gia đình, tổ chức, hội đoàn có đóng góp tích cực trong phong trào giữ gìn và lan tỏa tiếng Việt trong cộng đồng. Đồng thời tri ân và ghi nhận những đóng góp của các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, giáo viên, thanh niên và thân nhân kiều bào trong nước có sáng kiến, đóng góp cho hoạt động phát triển, duy trì tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài...

Nhật Khôi
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Ngoại giao

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga - Ukraine: Hệ lụy nào sau việc Ukraine tấn công tên lửa vào lãnh thổ Nga?

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 21/11: Nga vây ráp lính Ukraine tại Kursk; Kiev nã tên lửa công khai vượt ‘lằn ranh đỏ’

Đại tướng Phan Văn Giang đánh giá cao hiệu quả quản lý an ninh khu vực của ADMM+

Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/11/2024: Storm Shadow tấn công sâu vào Nga, Moscow chuẩn bị đòn đáp trả?

Bí mật sức mạnh tên lửa hành trình Taimoor AGM của Pakistan

Tài chính thế giới: Giá vàng tăng ngày thứ tư liên tiếp, bitcoin xô đổ mọi kỷ lục

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia: Tạo động lực, đưa quan hệ Việt Nam-Malaysia lên tầm cao mới

Ukraine 'phá vỡ lằn ranh đỏ' bằng đòn tấn công tên lửa Storm Shadow vào đất Nga

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 21/11/2024: Tạp chí Pháp nói về tiềm năng vũ khí hạt nhân của Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 21/11: Nhiều lính Ukraine đầu hàng ở Kursk; Tổng thống Biden viện trợ 'nóng' cho Ukraine

Bloomberg nói khả năng đàm phán sớm về Ukraine; Economist dự đoán thời điểm kết thúc xung đột

Toàn cảnh thế giới 20/11: Nga tiết lộ thời gian kết thúc chiến sự, Israel trao thưởng 'hậu hĩnh' tại Gaza

ASEAN và Hoa Kỳ tăng cường hợp tác quốc phòng vì hòa bình khu vực

Chiến sự Nga-Ukraine tối 20/11: Nga dồn hỏa lực, tuyến phòng thủ Toretsk lung lay; Ukraine phá hủy 51 UAV Nga

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/11/2024: Pháp 'quay xe' khi Nga công bố chiến lược hạt nhân mới

Chiến sự Nga-Ukraine trưa 20/11: Nga cảnh báo 'sắc lạnh'; Ukraine thất thủ tại Donbass

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Liên Hợp Quốc cảnh báo 'nóng' sau khi Ukraine phóng tên lửa vào biên giới Nga