Thứ ba 26/11/2024 05:20

Làm thế nào để không dính nợ xấu ngân hàng?

Người tiêu dùng cần nắm bắt được nguy cơ tiềm ẩn từ nợ xấu và phòng ngừa những rủi ro tài chính liên quan để không dính nợ xấu từ các ngân hàng.

Nguy cơ tiềm ẩn từ nợ xấu

Hiện nay, vay tiêu dùng thông qua hình thức mở thẻ tín dụng ngày càng trở nên dễ dàng, khi khách hàng chỉ cần cung cấp CMND/CCCD là có thể vay được. Vậy nên, thời gian qua đã xảy ra nhiều trường hợp người tiêu dùng mắc phải nợ xấu, bởi lý do vô ý hoặc bị đánh cắp thông tin dù không vay vốn ngân hàng hay một tổ chức cá nhân nào khác. Vấn đề này khiến cho nhiều người đã, đang và có ý định sử dụng thẻ tín dụng không khỏi lo lắng về nguy cơ những khoản vay tiêu dùng cá nhân rơi vào nợ xấu.

Nợ xấu là những khoản nợ khi người đi vay không thể trả nợ đúng hạn như cam kết trong hợp đồng vay mượn trước đó. Nói cách khác, nợ xấu chính là những khoản nợ đã quá hạn thanh toán trên 90 ngày. Một khi người dùng bị liệt vào danh sách nợ xấu (theo phân loại trên Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia - CIC) sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi muốn vay vốn của ngân hàng hay một tổ chức tín dụng nào đó trong tương lai.

Một khi người dùng bị liệt vào danh sách nợ xấu sẽ gặp nhiều khó khăn khi muốn vay vốn của ngân hàng

This browser does not support the video element.

Hướng dẫn cách tra cứu nợ xấu trên CIC

Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 02/2013/TT-NHNN, sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 09/2014/TT-NHNN, nợ xấu được hệ thống CIC phân theo 5 nhóm như sau:

Nhóm 1 - Nợ đủ tiêu chuẩn: Nhóm nợ này bao gồm nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn; nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi đã quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn.

Nợ xấu Nhóm 2 - Nợ cần chú ý: Nợ nhóm 2 cần chú ý các khoản nợ gồm nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu.

Nợ xấu Nhóm 3 - Nợ dưới tiêu chuẩn: Nhóm nợ này bao gồm các khoản nợ gồm nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

Nợ xấu Nhóm 4 - Nợ nghi ngờ: Nhóm nợ này bao gồm nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai.

Nợ xấu Nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn: Nhóm nợ này gồm nợ quá hạn trên 360 ngày; nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn từ 30 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai.

Theo khoản 8 Điều 3 Thông tư 11/2021/TT-NHNN, nợ xấu là nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5. Bởi vì, khi thuộc ba nhóm nợ này thì khả năng thu hồi vốn vay rất khó, thậm chí nợ nhóm 5 còn được liệt vào có khả năng mất vốn.

Làm gì để không dính nợ xấu ngân hàng?

Như đã biết, để cho vay, ngân hàng phải kiểm tra điểm tín dụng của khách hàng, nếu một người dân nào đó đã bị nhảy nhóm nợ xấu thì ngân hàng không thể cho vay hay cấp tín dụng. Bên cạnh đó, người dân có thể vay tiền ở các công ty tài chính, nếu nó trở thành nợ xấu thì thông tin cũng sẽ được chuyển đến CIC. Chính vì thế, chúng ta cần phải thận trọng khi vay tại các công ty tài chính hoặc ngân hàng, để tránh rơi vào nợ xấu, tránh điểm tín dụng của chúng ta bị hạ thấp.

Theo các chuyên gia kinh tế, người vay cần tuân thủ đúng thời gian và số tiền cần trả định kỳ theo cam kết đã được thể hiện trong Hợp đồng tín dụng, việc này để tránh xảy ra tình trạng nợ xấu, gây khó khăn cho việc vay vốn sau này.

Bên cạnh đó, trước khi quyết định vay vốn, người vay cần tự đánh giá năng lực trả nợ của bản thân, đồng thời lên kế hoạch cụ thể cho lộ trình thanh toán các khoản vay bao gồm trường hợp có biến cố xảy ra. Cùng với đó, người vay cần hiểu rõ các điều khoản trả nợ được thể hiện trong hợp đồng tín dụng và nghiêm túc tuân thủ việc trả nợ đúng hạn.

Nếu trong trường hợp bất khả kháng không thể trả nợ theo đúng cam kết, người vay cần liên hệ với ngân hàng hoặc tổ chức tài chính để tìm ra phương án trả nợ phù hợp nhất.

Lan Anh
Bài viết cùng chủ đề: Nợ xấu

Tin cùng chuyên mục

Thẻ tín dụng LPBank - 'Bí kíp' chi tiêu thông minh cuối năm

'Giấc mơ hồng' Bitcoin: Càng sát mốc kỷ lục 100.000 USD, nhà đầu tư càng nên cẩn trọng

VietinBank duy trì đà tăng trưởng CASA, tối ưu hóa nguồn vốn huy động, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn: Lộ trình nào phù hợp?

Làm thế nào để không phát sinh phí SMS Banking khi giao dịch?

Đà Nẵng: Thúc đẩy đầu tư xanh và thị trường tài chính xanh hướng tới mục tiêu Net Zero

Từ 1/1/2025, ứng dụng Mobile Banking không được ghi nhớ mật khẩu

Triển khai xác thực khách hàng số tại các cơ sở cầm đồ ở Thành phố Hồ Chí Minh

Thu ngân sách nhà nước 2024 dự báo sẽ về đích trước hẹn

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và chống buôn lậu thuốc lá - những vấn đề đặt ra

VietinBank giành cú đúp giải thưởng về Báo cáo thường niên tại VLCA 2024

Ngành ngân hàng tiên phong trong áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Chính phủ bổ sung quy định xử lý chứng khoán để bảo đảm thi hành án dân sự

ABBANK được vinh danh ngân hàng có Chất lượng điện thanh toán quốc tế xuất sắc 2024

Vốn cho đồng bằng sông Cửu Long: Nếu ngân hàng thương mại không đủ, Ngân hàng Nhà nước sẽ tái cấp vốn

VPBank lọt Top 10 Doanh nghiệp vốn hóa lớn có Quản trị công ty tốt nhất năm 2024

Đại hội cổ đông bất thường, LPBank chốt 3 nội dung quan trọng

Nhà băng 'tung' ưu đãi, ‘trợ lực’ cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu dịp cuối năm

Manulife được vinh danh vì những đóng góp tiêu biểu cho cộng đồng năm 2024

Cơ hội vàng cho doanh nghiệp SME: Mở tài khoản BIZ MBBank, rinh xe hơi Vinfast VF3 và iPhone 15 Pro Max