Thứ tư 13/11/2024 18:32

Làm sao để thức dậy sớm mà khiến bạn không mệt mỏi?

Việc khó thức dậy vào sáng sớm có rất nhiều nguyên nhân, có thể do bạn ngủ không đủ giấc, gặp stress hay bị rối loạn giấc ngủ…

Việc dậy sớm không chỉ đem lại hiệu quả tích cực đối với sức khoẻ mà còn cải thiện lối sống của bạn, giúp bạn sống lành mạnh hơn. Theo đó, có một số lợi ích cụ thể mà thói quen thức dậy sớm này mang lại:

Giúp tỉnh táo và cải thiện chức năng nhận thức; cải thiện chức năng tiêu hoá và khả năng miễn dịch; tâm trạng và sức khoẻ tinh thần tốt hơn, giảm căng thẳng; có nhiều thời gian hơn để ăn sáng cũng như tập luyện thể dục thể thao.

Làm sao để thức dậy sớm mà khiến bạn không mệt mỏi

Tuy nhiên, duy trì thói quen dậy sớm dường như vẫn là thử thách đối với nhiều người bởi họ thường cảm thấy mệt mỏi, mất tập trung.

Để luôn tràn đầy năng lượng vào buổi sáng dù vẫn dậy sớm, bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây:

Đi ngủ sớm và ngủ đủ 6 - 8 tiếng/ngày là điều quan trọng bạn phải làm được để có thể thức dậy sớm vào sáng hôm sau. Bạn nên duy trì một khung giờ cố định để đi ngủ; đảm bảo giấc ngủ kéo dài 6 - 8 tiếng để cơ thể nghỉ ngơi đủ và nạp năng lượng cho ngày hôm sau.

Cơ thể hoạt động tốt, tinh thần tỉnh táo là nhờ thói quen ngủ đều đặn. Việc xây dựng và hình thành thói quen đó đồng nghĩa với việc bạn đã và đang có một chu kỳ ngủ tốt và giấc ngủ sâu, chất lượng cao. Vì vậy, ngoài việc đi ngủ đúng giờ và ngủ đủ, bạn cần thức dậy sớm cùng một thời điểm mỗi ngày.

Một nghiên cứu cho thấy chỉ cần đọc sách 6 phút trước khi ngủ, bạn có thể giảm căng thẳng đến 68%. Đọc sách là cách giúp bạn trở nên thư giãn, chuyển sự tập trung ra khỏi công việc và cho bộ não được nghỉ ngơi. Đây được xem là lý do giúp bạn giảm thiểu sự mệt mỏi ngay sau khi thức dậy.

Hãy dành từ 5 đến 10 phút ngồi thiền trước khi đi ngủ để tĩnh tâm, thư giãn đầu óc, từ đó giảm bớt sự căng thẳng và khiến tinh thần thoải mái hơn trước khi bước vào giấc ngủ đêm.

Việc tập thể dục không chỉ giúp bạn giảm cân hay duy trì vóc dáng mà còn giúp ích rất nhiều cho giấc ngủ. Sự vận động cơ thể giúp bạn loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực, bớt căng thẳng, lo lắng, đồng thời tiêu hao năng lượng dư thừa để bạn chìm vào giấc ngủ dễ dàng hơn.

Hãy duy trì thói quen tập thể dục đều đặn hàng ngày hoặc tối thiểu 3 buổi/tuần.

Ăn tối sớm hoặc ăn cách giờ đi ngủ ít nhất 2 tiếng sẽ tốt cho tiêu hoá cũng như giấc ngủ của bạn. Việc tiêu hoá thức ăn sớm sẽ giúp bạn không có cảm giác nặng bụng, cơ thể cũng sẽ tập trung vào giấc ngủ hơn.

Thực đơn bữa tối của bạn nên hạn chế các đồ chiên rán, nhiều chất béo, các loại thức ăn khó tiêu để giảm tải cho dạ dày cũng như không ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn.

Cơ thể không được cung cấp đủ nước là một trong những nguyên nhân khiến bạn cảm thấy mệt mỏi sau khi ngủ dậy, cho dù bạn ngủ nhiều.

Việc uống nhiều nước trong ngày giúp cho giấc ngủ của bạn tốt hơn, loại bỏ sự mệt mỏi và các bộ phận cơ thể trở nên khoẻ mạnh hơn.

Rượu bia có nguy cơ làm gián đoạn giấc ngủ vì cơ thể bạn sẽ phải dành thời gian đốt cháy hết chất cồn, gây rối loạn cân bằng hormone liên quan đến giấc ngủ. Nên hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn các loại đồ uống có cồn vào ban đêm để có giấc ngủ ngon và dễ dàng thức dậy sớm mà không mệt mỏi, kiệt sức.

Các trang mạng xã hội, ánh sáng xanh từ điện thoại có ảnh hưởng rất nhiều tới sự tập trung cũng như chất lượng giấc ngủ của bạn. Vì vậy, trước khi đi ngủ, bạn nên tắt hết các ứng dụng điện thoại, tắt chuông điện thoại cũng như để chúng ra xa và dành sự tập trung cho giấc ngủ.

Ngoài ra, một số cách khác cũng giúp ích rất nhiều trong việc nâng cao chất lượng giấc ngủ, giúp bạn thức dậy sớm mà không mệt mỏi:

Ghi chép các công việc cần phải làm sau khi thức dậy; sử dụng đèn xông tinh dầu; giữ phòng ngủ luôn sạch sẽ, thông thoáng; không bật quạt quá lớn hay để điều hoà quá lạnh; không đặt chuông báo thức quá lớn ở ngay đầu giường; khởi động ngày mới bằng một cốc nước lọc.

Nếu bạn đã quen với việc nhấn báo thức lại, hãy thử di chuyển báo thức ra khỏi giường để bạn phải thức dậy để tắt báo thức.

Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn tăng năng lượng và giúp bạn ngủ ngon hơn. Mặt khác, thực phẩm thường được coi là không lành mạnh có thể khiến bạn cảm thấy uể oải và tiêu hao năng lượng.

Hãy hướng tới một chế độ ăn uống cân bằng với đầy đủ các loại thực phẩm giúp tăng năng lượng của bạn như trái cây và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt và các loại thực phẩm giàu axit béo omega-3.

Ánh sáng mặt trời giúp điều chỉnh nhịp sinh học và cải thiện giấc ngủ của bạn. Nếu bạn nhận được ánh nắng mặt trời vào buổi bình minh, nó có thể giúp cải thiện tâm trạng và mức năng lượng của bạn trong suốt thời gian còn lại trong ngày. Hãy mở rèm cửa ngay khi bạn thức dậy hoặc đi dạo một bên ngoài. Bạn cũng có thể thử ngủ với việc mở rèm để thức dậy đón ánh nắng vào sáng sớm.

Để hạn chế sự thôi thúc của bạn trên giường ngủ êm ái, hãy lên kế hoạch cho một điều gì đó để mong đợi vào mỗi buổi sáng. Bạn có thể đọc trang web yêu thích của mình cùng bữa sáng ngon lành hoặc đi dạo trong một công viên xinh đẹp. Bất cứ điều gì kích thích bạn hoặc mang lại cho bạn niềm vui sẽ giúp đánh thức trí não của bạn và làm cho bạn ít buồn ngủ hơn.

Nếu bạn không thể thức dậy vào buổi sáng sau khi thử các phương pháp khác hoặc nhận thấy các dấu hiệu cảnh báo rối loạn giấc ngủ, hãy chủ động đi khám bác sĩ chuyên khoa về giấc ngủ, chẩn đoán chứng rối loạn giấc ngủ có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng mệt mỏi vào buổi sáng của bạn.

Bạn có thể rèn luyện thói quen thức dậy đúng giờ vào buổi sáng. Một vài thay đổi trong thói quen có thể giúp bạn loại bỏ sự mệt mỏi vào buổi sáng để có thể thức dậy sớm và tỉnh táo sau khi ngủ dậy.

Nếu bạn đang lo lắng rằng bạn bị rối loạn giấc ngủ hoặc tình trạng bệnh lý khác có thể góp phần vào sự mệt mỏi vào buổi sáng của bạn, hãy đi khám.

* Thông tin mang tính chất tham khảo!

Ngọc Ngân
Bài viết cùng chủ đề: tập thể dục

Tin cùng chuyên mục

Tháng 10, cả nước xảy ra 1.850 vụ tai nạn giao thông

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Nâng cao nhận thức cộng đồng, đẩy lùi ‘gánh nặng’ viêm màng não

Bộ Y tế giải trình việc thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng

Bộ Y tế bác thông tin 'sử dụng muối i-ốt gây bệnh cường giáp'

Nhiều nước đã cấm thuốc lá điện tử: Chuyên gia khuyến nghị gì cho Việt Nam?

TP. Hồ Chí Minh: Phòng khám Mary và hàng loạt cơ sở bị tước giấy phép khám chữa bệnh

Kẻ đi chơi xa, người ở nhà thanh lọc cơ thể chuẩn bị vào mùa bận rộn cuối năm

Bộ Y tế công bố 78 dược chất, thuốc chứa dược chất bị cấm sử dụng

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm giảm cân TIGI MAX PLUS chứa chất cấm

Trà sữa và mối liên quan tới bệnh tiểu đường, tim mạch

Bé gái Làng Nủ hồi sinh kỳ diệu sau thảm họa lũ quét

Hút thuốc lá khi lái xe: Nguy hiểm rình rập trên từng cây số

TP. Hồ Chí Minh: Thẩm mỹ viện E-star, IDE, MT Korea và loạt cơ sở bị đình chỉ hoạt động

Bộ Y tế bổ nhiệm nhân sự điều hành Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa

30.000 người Việt tử vong mỗi năm do tai nạn thương tích

Bộ Y tế liên tục gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc

Phát triển hệ thống kiểm nghiệm, giảm thiểu sự cố về an toàn thực phẩm

Đa dạng hình thức phòng, chống tác hại của thuốc lá trong trường học

Bệnh hiểm nghèo được lên thẳng cấp chuyên môn cao để giảm chi tiền túi cho người dân