Thứ năm 26/12/2024 11:28

Làm rõ thông tin thịt thải loại tràn vào thị trường Việt Nam

Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) khẳng định không có chuyện Việt Nam "thả cửa" cho các sản phẩm thịt thải loại vào thị trường.

Tại cuộc họp giao ban Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 4/5, ông Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu Cục Thú y làm rõ thông tin về việc có hay không hiện tượng thịt thải loại xuất hiện tại thị trường Việt Nam.

Cánh gà đông lạnh nhập khẩu

Theo ông Lê Minh Hoan, thời gian qua, một số cơ quan thông tấn, báo chí phản ánh, ngành chăn nuôi trong nước đang gặp khó khăn vì cung vượt cầu, nhưng nhập khẩu thịt và phụ phẩm tiếp tục tăng trong tháng 4/2023.

Thông tin từ Tổng cục Hải quan, lũy kế 4 tháng đầu năm 2023, giá trị nhập khẩu của thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật nhập khẩu vào Việt Nam đạt 407 triệu USD, tăng 1% so với cùng kỳ 2022.

Trước thực trạng này, Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan nghiên cứu, xem xét các biện pháp để bảo vệ nền sản xuất trong nước.

Về việc này, ông Nguyễn Văn Long - Cục trưởng Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - cho biết, Việt Nam hiện là thành viên của WTO. Do đó, mọi hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu, trong đó có các sản phẩm thịt và phụ phẩm đều tuân theo nguyên tắc thị trường. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn của Việt Nam rất minh bạch. Hiện có 29 quốc gia và vùng lãnh thổ đã được cấp phép xuất khẩu thịt động vật sang Việt Nam.

Cũng theo ông Nguyễn Văn Long, để một sản phẩm thịt và phụ phẩm có mặt trên thị trường Việt Nam cần tuân thủ nhiều bước. Đầu tiên là nước xuất khẩu nộp hồ sơ đánh giá năng lực thú y tới Việt Nam. Tiếp theo, đoàn công tác Việt Nam sẽ kiểm tra thực địa để đối chiếu hồ sơ.

Kế đến, hai bên sẽ thống nhất mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch từ nước xuất khẩu. Sau đó, các thủ tục do phía Việt Nam ban hành nhằm cho phép doanh nghiệp nước ngoài hoặc doanh nghiệp Việt Nam đăng ký nhập khẩu thực phẩm động vật theo Nghị định 15.

Khẳng định Việt Nam không hề có hạn ngạch cho các sản phẩm thịt, ông Nguyễn Văn Long nhấn mạnh, quy trình nhập khẩu thịt và phụ phẩm vào Việt Nam rất nghiêm ngặt. Ngay cả khi được cấp phép, các sản phẩm này còn phải lấy mẫu kiểm dịch thú y định kỳ, cũng như đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh, an toàn thực phẩm.

Ông Nguyễn Văn Long cũng khẳng định, không có chuyện Việt Nam thả cửa cho các sản phẩm thịt thải loại vào thị trường. Mọi sản phẩm thịt xuất khẩu vào nước ta đều trải qua quy trình đàm phán tối thiểu 5 năm.

Liên quan đến việc có hay không hiện tượng thịt thải loại xuất hiện tại thị trường Việt Nam, ông Nguyễn Như Tiệp - Cục trưởng Cục Chất lượng Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - chia sẻ, đúng là có hiện tượng các sản phẩm thịt ở những quán nhậu tương đối rẻ so với mặt bằng chung.

Bên cạnh việc giám sát chặt chẽ hoạt động nhập khẩu, ông Nguyễn Như Tiệp cho biết, Cục sẽ chỉ đạo hệ thống quản lý chất lượng tại địa phương phối hợp chặt chẽ với hệ thống thú y và cơ quan quản lý địa phương để tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, giúp bảo vệ sức khỏe, quyền lợi người tiêu dùng.

Cho ý kiến thêm về vấn đề thịt thải loại, ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - cho biết, hệ thống thú y và các đơn vị liên quan tại Trung ương cũng như địa phương đã và đang làm tốt công việc giám sát thịt nhập khẩu.

Tuy nhiên, thị hiếu của người dân Việt Nam là thích thịt đùi gia cầm, hoặc những phần thịt dai. Điều này ngược so với đa số các nước trên thế giới thích phần ức gà.

Cũng theo ông Phùng Đức Tiến, với đặc điểm là đường biên giới cả trên đất liền lẫn trên biển rất dài, Việt Nam luôn chịu nguy cơ sản phẩm thịt không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng có thể được đưa qua biên giới. Vì nhiều lý do khách quan và chủ quan, một số vụ vi phạm có thể xảy ra.

Để chấm dứt ngay tình trạng vận chuyển, buôn bán trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới, ngăn chặn các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm xâm nhiễm vào Việt Nam, bảo vệ ngành chăn nuôi trong nước, cũng trong ngày 4/5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Công văn gửi Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, UBND các tỉnh/thành phố đề nghị tăng cường kiểm soát, ngăn chặn gia cầm nhập lậu qua biên giới.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tin cùng chuyên mục

Thị trường hàng hóa hôm nay 20/12: Giá bạc rơi khỏi mốc 30 USD/ounce

Nhìn lại năm 2024, liệu ngành thép đã tìm được cơ hội bứt phá?

Thị trường hàng hóa hôm nay 19/12: Giá ca cao lập đỉnh lịch sử mới

Bà Rịa - Vũng Tàu: Chuẩn bị hàng hóa, bình ổn thị trường dịp Tết

TP. Hồ Chí Minh: Chợ kẹo bánh Bình Tây nhộp nhịp dịp cuối năm

Thị trường hàng hóa hôm nay 18/12: Giá đậu tương giảm phiên thứ ba liên tiếp

Đồ trang trí Giáng sinh 2024: Sản phẩm 'xanh' chiếm sóng thị trường

Thị trường hàng hóa hôm nay 17/12: Giá cà phê Arabica tăng 2,47%

Thị trường hàng hóa hôm nay 16/12: Giá ca cao tăng vọt tuần thứ 5 liên tiếp

Ngành bán lẻ trước cột mốc 200 tỷ USD: Miếng bánh có dễ 'ăn'?

Đưa hàng hiệu giá hấp dẫn đến với người tiêu dùng: ‘Chìa khoá’ chinh phục niềm tin trong khó khăn

Thị trường hàng hoá duy trì bình ổn, không để thiếu hàng cho dịp Tết Ất Tỵ

Xu hướng lựa chọn giỏ quà Tết năm nay

Nguồn cung hàng hóa sẵn sàng, doanh nghiệp tăng 30% sản lượng hàng Tết so với năm 2024

Thị trường hàng hóa hôm nay 13/12: Giá ngô suy yếu, giá đậu tương đi ngang

Năm 2025, tiếp tục đưa thị trường nội địa trở thành 'tuyến phòng ngự' vững chắc

Thị trường hàng hóa hôm nay 12/12: Giá bạc neo tại vùng đỉnh một tháng

Bộ Công Thương thu hồi giấy phép phân phối rượu của Công ty TNHH Nam Dương Invest

TP. Hồ Chí Minh: Thị trường đồ trang trí ảm đạm trước thềm Giáng sinh

Thị trường hàng hóa hôm nay 11/12: Giá cà phê Arabica chạm mức cao nhất khi tiến sát mốc 7.400 USD/tấn