Chủ nhật 24/11/2024 07:13

Làm gì để đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu?

Tết Trung thu đang đến gần, nhu cầu tiêu dùng các loại bánh, kẹo, đặc biệt là bánh Trung thu tăng đột biến, người tiêu dùng cần mua sản phẩm rõ nguồn gốc.

Để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn đề nghị các địa phương trên cả nước chủ động triển khai thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn.

Quản lý thị trường Hà Nội bắt giữ bánh Trung thu nhập lậu. Ảnh: QLTT Hà Nội

Theo PGS.TS Nguyễn Quang Dũng - Phó trưởng Bộ môn Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm, Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế công cộng (Đại học Y Hà Nội) - cho biết: Vào dịp Tết Trung thu hàng năm, nhu cầu tiêu dùng về bánh, kẹo, đặc biệt là bánh trung thu các loại tăng cao, bao gồm cả số lượng và chủng loại. Bên cạnh đó, nhiều loại thực phẩm nhập khẩu từ nước ngoài chưa được kiểm nghiệm chất lượng và không rõ nguồn gốc xuất xứ đang được bày bán tràn lan tại các cửa hàng, chợ đầu mối, nhỏ lẻ..., gây khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng sản phẩm.

Để phòng, tránh ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Trung thu, bảo vệ sức khoẻ của người tiêu dùng, bác sĩ Nguyễn Quang Dũng nhấn mạnh: Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cần nêu cao trách nhiệm, lương tâm trong sản xuất; thực hiện đúng các quy định pháp luật về ATTP. Trước hết, phải đảm bảo điều kiện cơ sở, trang thiết bị dụng cụ, yêu cầu về kiến thức, thực hành của người trực tiếp tham gia sản xuất, quy định về nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, sử dụng phẩm màu, hương liệu, phụ gia, bao bì thực phẩm, ghi nhãn sản phẩm và việc tự công bố sản phẩm.

Các cơ sở kinh doanh thực phẩm cần bảo quản sản phẩm thực phẩm theo hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên bao bì. Đối với bánh Trung thu, cần bày bán và bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh để bánh trực tiếp dưới ánh nắng, không để gần hàng hóa có mùi lạ. Tuyệt đối không được bán bánh trôi nổi, không có nhãn mác, không rõ nguồn gốc, hàng hết hạn sử dụng, bị mốc, hỏng.

Đối với người tiêu dùng, để đón Tết Trung thu vui tươi, lành mạnh mọi người cần nâng cao ý thức về đảm bảo ATTP, phòng tránh ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm. Người tiêu dùng cần trang bị cho mình kiến thức trong lựa chọn, bảo quản và sử dụng bánh trung thu để đảm bảo sử dụng bánh an toàn nhất cho mình.

This browser does not support the video element.

Cách lựa chọn bánh trung thu an toàn

Sản phẩm phải có nguồn gốc rõ ràng: Có tên của nhà sản xuất, địa chỉ nơi sản xuất, hướng dẫn sử dụng bảo quản... Chỉ mua, sử dụng thực phẩm có nhãn mác đầy đủ, không bị dập nát, biến dạng, bao bì không rách nát, không có màu sắc khác thường, không bị thiu, mốc, hư hỏng, không có mùi khác lạ... Sản phẩm phải ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng và phải còn hạn sử dụng.

Người tiêu dùng nên lựa chọn mua sản phẩm của các nhà sản xuất đáp ứng được quy định về đảm bảo ATTP.

Sản phẩm được bày bán ở những địa điểm kinh doanh xác định, đáp ứng các yêu cầu về điều kiện kinh doanh thực phẩm như: Có đủ trang thiết bị che đậy tránh bụi bẩn, mưa nắng, côn trùng xâm nhập, bảo quản đúng quy định trên nhãn sản phẩm của nhà sản xuất.

Tuyệt đối không mua sản phẩm trôi nổi, không có nguồn gốc, hàng hết hạn sử dụng.

Cách bảo quản và sử dụng bánh Trung thu:

Bảo quản và sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất được ghi trên bao bì hàng hóa của sản phẩm và lưu ý một số khuyến cáo của nhà sản xuất như: Đối tượng sử dụng và một số lưu ý khi sử dụng (nếu có).

Bánh mua về phải được bảo quản ở nơi sạch sẽ, được che đậy, tránh bụi bẩn, mưa nắng, côn trùng xâm nhập, bảo quản theo đúng quy định trên nhãn sản phẩm của nhà sản xuất.

Chỉ sử dụng bánh khi còn hạn, bao bì còn nguyên vẹn, không bị dập nát, biến dạng, không có màu sắc khác thường, không bị thiu, mốc và mùi khác lạ...

Rửa tay sạch trước khi cắt, chia bánh và trước khi ăn bánh.

Không ăn quá nhiều bánh và các thực phẩm giàu đạm, mỡ, đường trong khẩu phần ăn để tránh rối loạn hấp thu thực phẩm.

Khi có những bất thường về sức khoẻ do ăn uống nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, trợ giúp kịp thời.

Bên cạnh sự nỗ lực của các cấp chính quyền, cơ quan chức năng, mỗi người, mỗi nhà hãy nêu cao ý thức, tuyệt đối không lựa chọn, mua sản phẩm trôi nổi, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, sản phẩm biến dạng… để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình và gia đình trong dịp tết Trung thu.

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: An toàn thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Kia K5 và Kia Sorento ưu đãi đặc biệt gần nửa tỷ đồng

Tăng trách nhiệm của sàn thương mại điện tử trong ngăn chặn hàng giả, hàng lậu

Bột ngọt Meizan từng bước khẳng định vị thế trên thị trường

Người tiêu dùng Việt sẽ tăng chi tiêu trong năm 2025?

Cục An toàn thông tin: Người dân thận trọng xác minh website thương mại điện tử trước khi thanh toán

Shopee 11.11: Chuỗi livestream 'khủng' nhất năm cùng cơ hội trúng 100 xe máy VinFast

Người tiêu dùng Việt Nam lạc quan nhất ASEAN, vượt trội chi tiêu ở nước ngoài

Xuất hiện tình trạng lừa đảo, mạo danh sàn thương mại điện tử Amazon

Home Credit mở rộng Home PayLater trên siêu ứng dụng BE, người dùng có thêm phương thức “Mua trước, trả sau”

Vì sao lựa chọn sản phẩm xanh và tiêu dùng xanh chưa phải là ưu tiên hàng đầu của người tiêu dùng?

Thương mại trực tuyến qua livestream bùng nổ khi người tiêu dùng Việt tìm kiếm trải nghiệm mua sắm

Hàng hóa Nga mở rộng thị trường tiêu dùng tại Việt Nam

WinCommerce đã có lãi ròng sau thuế dương trong quý 3 năm 2024

Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bán hàng đa cấp

UNIQLO giới thiệu loạt sản phẩm Thu Đông thiết yếu trong không gian trưng bày độc đáo

Thu hồi 5 sản phẩm bồn chứa nước công nghiệp Bridgestone

Bùng nổ ưu đãi với các gói cước dài kỳ từ MobiFone

Công nghệ TPA của Airdog: Bước đột phá trong cuộc cách mạng làm sạch không khí

Hân Korea và hành trình chinh phục lòng tin khách hàng

Đại siêu thị Co.opXtra mở rộng mạng lưới tại TP. Hồ Chí Minh