Thứ hai 25/11/2024 03:29

Lâm Đồng: Tập đoàn Phương Trang đề xuất áp dụng cơ chế chia sẻ doanh thu đầu tư dự án cao tốc

Tập đoàn Phương Trang kiến nghị Lâm Đồng chấp thuận áp dụng cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu của dự án đầu tư đường bộ cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương.

Ngày 15/5, thông tin từ UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, đơn vị vừa có văn bản gửi các sở, ngành liên quan xem xét đề nghị của Công ty Cổ phần Tập đoàn Phương Trang về áp dụng cơ chế chia sẻ doanh thu đối với Dự án cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương theo phương thức PPP (giai đoạn 1).

Một đoạn đường cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo. (Ảnh: Lê Sơn)

Cụ thể, UBND tỉnh Lâm Đồng giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Giao thông vận tải, Ban Quản lý dự án giao thông tỉnh và đơn vị có liên quan xem xét nội dung đề xuất của Công ty Cổ phần đầu tư Tập đoàn Phương Trang với các nội dung nêu trên và tham mưu, đề xuất UBND tỉnh trước ngày 25/5/2024.

Trước đó, Công ty Cổ phần đầu tư Tập đoàn Phương Trang đã có văn bản số 11/2024/CV-FUTA đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng về việc áp dụng cơ chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu cho Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương theo hình thức PPP.

Ông Đào Viết Ánh, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư Tập đoàn Phương Trang cho biết, hiện nay tại các Nghị quyết chủ trương đầu tư dự án của HĐND tỉnh Lâm Đồng chưa quy định áp dụng cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu. Điều đó đã gây nhiều khó khăn vướng mắc cho việc triển khai dự án.

Ông Ánh cho rằng, thực tế các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông với đặc thù có tổng mức đầu tư lớn, thời gian hồi vốn kéo dài nên tiềm ẩn nhiều rủi ro khi triển khai theo phương thức PPP. Quá trình triển khai các dự án đầu tư theo phương thức PPP trong thời gian qua cho thấy việc thu hút nguồn lực xã hội rất khó khăn, trong đó nguyên nhân chủ yếu chưa có các cơ chế phù hợp giảm thiểu rủi ro như cơ chế chia sẻ doanh thu của dự án.

Cụ thể, tại dự án cao tốc đoạn Bảo Lộc – Liên Khương thực hiện theo phương thức PPP, Nhà đầu tư cần huy động nguồn vốn chủ sở hữu và vốn tín dụng rất lớn (khoảng 10.200 tỷ đồng). Sau khi làm việc với các Tổ chức tín dụng, Ngân hàng, các đơn vị đều yêu cầu dự án phải được áp dụng cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu phù hợp theo quy định của Luật PPP thì mới có cơ sở xem xét tiếp các điều kiện tài trợ vốn cho dự án.

Cũng theo ông Ánh, quy định tại Điều 82 Luật PPP (cơ chế chia sẻ tăng, giảm doanh thu) là bước tiến lớn về thể chế, đưa quan hệ công và tư trong dự án hợp tác Công – Tư (PPP) về thế cân bằng hơn, là tiêu chí rất quan trọng để lược bỏ mọi lo ngại, thu hút các nhà đầu tư và các tổ chức tín dụng tham gia tài trợ vốn và thực hiện đầu tư dự án, nhất là trong bối cảnh các tổ chức tín dụng hạn chế cho vay đối với các dự án BOT/PPP hiện nay.

Các quy định về chia sẻ doanh thu không nhằm tăng sử dụng ngân sách Nhà nước cho dự án mà thực tế có xác suất 50% Nhà nước thu được thêm ngân sách nhờ cơ chế này. Cụ thể, tại khoản 1, Điều 82 Luật PPP có quy định: Khi doanh thu thực tế đạt cao hơn 125% mức doanh thu trong phương án tài chính tại hợp đồng dự án PPP, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chia sẻ với Nhà nước 50% phần chênh lệch giữa doanh thu thực tế và mức 125% doanh thu trong phương án tài chính.

Còn cơ chế chia sẻ phần doanh thu giảm chỉ nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư với tư cách là một đối tác trong dự án, cân bằng với việc chia sẻ phần doanh thu giảm.

Hiện nay, các dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc theo hình thức PPP đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư dự án như: Dự án cao tốc Dầu Giây – Tân Phú, Dự án đường Vành đai 4 – TP. Hà Nội, Dự án đường Vành đai 4 – TP. Hồ Chí Minh,… đều áp dụng cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu phù hợp Luật PPP.

Liên quan đến vấn đề này, trước đó Bộ Tài chính đã có ý kiến tại Văn bản số 11207 ngày 13/10/2023: Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 và khoản 3 Điều 82 Luật PPP: Cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu là một nội dung trong quyết định chủ trương đầu tư. Đồng thời, việc cho phép áp dụng cơ chế chia sẻ doanh thu giảm có thể dẫn đến việc bổ sung vốn Nhà nước tham gia dự án. Do đó, trường hợp dự án cao tốc đoạn Bảo Lộc – Liên Khương cần thiết áp dụng cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu, đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng thực hiện điều chỉnh chủ trương đầu tư đề nghị thực hiện theo đúng quy định tại Điều 18 Luật PPP.

Còn Bộ Kế hoạch và Đầu tưcó ý kiến tại Văn bản số 8812 ngày 15/10/2023 như sau: Theo chủ trương được phê duyệt, 2 dự án đoạn Tân Phú - Bảo Lộc và đoạn Bảo Lộc – Liên Khương không áp dụng cơ chế chia sẻ phần doanh thu giảm so với phương án tài chính của từng dự án. Theo quy định tại khoản 3 Điều 82 Luật PPP, cơ chế chia sẻ phần doanh thu giảm phải được xác định tại Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư. Trường hợp bổ sung cơ chế này, đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng nghiên cứu quy định tại Điều 18 Luật PPP để điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án PPP để có cơ sở triển khai.

Bởi thế, Công ty Cổ phần đầu tư Tập đoàn Phương Trang đã kiến nghị UBND tỉnh Lâm Đồng và sở, ngành liên quan chấp thuận áp dụng cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu của dự án cao tốc đoạn Bảo Lộc - Liên Khương phù hợp quy định Luật PPP.

Lê Sơn
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Lâm Đồng

Tin cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 5 tỉnh, thành phố

Phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Ngô Công Thức

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội, thương mại trên địa bàn

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tuyên truyền về kinh tế tập thể, hợp tác xã

Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Thừa Thiên Huế: Thuỷ điện Bình Điền giảm lưu lượng vận hành để cứu hộ vụ tai nạn ở cầu Bình Thành

Bắc Ninh tiếp tục kiểm tra tiến độ xử lý ô nhiễm môi trường tại thôn Mẫn Xá

Đài tưởng niệm liệt sĩ ngành bưu điện Quảng Nam – Đà Nẵng đón nhận xếp hạng di tích lịch sử

Quảng Ninh nỗ lực tăng thu ngân sách nội địa, tạo nguồn lực cho phát triển

Quảng Ninh: Liên kết hợp tác xã, thúc đẩy kinh tế tập thể

Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

Nam Định phân hạng và công nhận lại 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Bắc Ninh nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Quảng Ninh: Mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách du lịch

Quảng Ninh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công

Độc đáo hoạt động thả diều nghệ thuật ở thị trấn Sông Đốc – Cà Mau

Vĩnh Phúc: Tỷ lệ nội địa hoá với sản xuất xe máy tại Honda đạt 96%

Thắp sáng tri thức nơi đảo xa - Bài 1: 'Ngọn hải đăng' trên đảo nhỏ