Thứ năm 28/11/2024 13:11

Lâm Đồng: Hoạt động du lịch và dịch vụ hồi phục ấn tượng trong quý I

Với việc khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới, tình hình kinh tế - xã hội quý I/2022 tỉnh Lâm Đồng duy trì được mức độ tăng trưởng ổn định và phục hồi tốt. Trong đó khu vực dịch vụ có đóng góp nhiều nhất.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 12,78%

Theo báo cáo từ Cục Thống kê tỉnh Lâm Đồng về một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của tỉnh quý I/2022, tình hình kinh tế - xã hội trong quý khả quan hơn cùng kỳ với sự phục hồi nhanh, tăng trưởng hầu hết ở các ngành kinh tế, khu vực kinh tế thông qua thích ứng an toàn và linh hoạt với dịch bệnh Covid-19.

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) quý I/2022 tăng 7,85% so với cùng kỳ, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 6,21%; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 10,04% (trong đó ngành công nghiệp tăng 12,53% so với cùng kỳ); khu vực dịch vụ tăng 8%. Các vấn đề an sinh xã hội vẫn giữ được sự ổn định, hoạt động văn hóa được phổ biến tích cực, không để xảy ra tình trạng nguy hại đến tình hình an ninh trong tỉnh cũng như khu vực Tây Nguyên.

Trong quý I/2022, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có xu hướng phát triển nhanh trên tất cả các lĩnh vực. Với lợi thế cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu mát mẻ, trong lành, trong những ngày Tết Nguyên đán và dịp lễ vừa qua, tỉnh Lâm Đồng đã thu hút lượng lớn khách du lịch đến địa bàn tham quan, nghỉ dưỡng. Hoạt động du lịch tăng trưởng cao đã tác động tích cực đến tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế khác trên địa bàn.

Du lịch Lâm Đồng phục hồi ấn tượng trong 3 tháng đầu năm 2022. Ảnh: CTV

Tổng lượt khách ngủ qua đêm tại các cơ sở lưu trú trong quý I/2022 đạt 1.245,8 nghìn lượt khách, tăng 26,3% so với cùng kỳ năm trước. Dự ước tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 3/2022 đạt 7.179,3 tỷ đồng, tăng 19,17% so với cùng kỳ (chưa loại trừ yếu tố tăng giá). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ quý I/2022 ước đạt 21.723 tỷ đồng, tăng 12,78% so với cùng kỳ (chưa loại trừ yếu tố tăng giá).

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2022 tăng 0,28% so với tháng trước, tăng 3,42% so với cùng kỳ và bình quân 3 tháng đầu năm 2022 tăng 3,12% so với cùng kỳ năm trước.

Theo Cục Thống kê tỉnh Lâm Đồng, tính đến tháng 3/2022, trên địa bàn tỉnh có 310 công trình xây dựng cơ bản tiếp tục được triển khai; vốn đầu từ thực hiện toàn xã hội quý I/2022 ước đạt 5.214,4 tỷ đồng, tăng 14,17% so với cùng kỳ. Trong đó, vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước đạt 626,2 tỷ đồng, tăng 43,11%; vốn đầu tư của dân cư và tư nhân đạt 4.184,1 tỷ đồng, tăng 11,76%; vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đạt 1,9 tỷ đồng, bằng 28,73% so với cùng kỳ.

Nhiều giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế

Trong bối cảnh khôi phục hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới, toàn tỉnh Lâm Đồng đặt ra nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe và tính mạng nhân dân lên trước hết, trên hết và triển khai mạnh mẽ các giải pháp để phục hồi phát triển kinh tế năm 2022 theo tinh thần Nghị quyết HĐND tỉnh ban hành.

Dự kiến trong quý 2/2022, Lâm Đồng sẽ tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp khôi phục ngành du lịch, tạo thuận lợi cho ngành du lịch phát triển. Tiếp tục đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến, liên kết du lịch, đầu tư các loại hình, sản phẩm du lịch mới, cao cấp, các dịch vụ du lịch gắn với kinh tế ban đêm và hợp tác xây dựng các tuyến du lịch kết nối Đà Lạt với các trung tâm du lịch, dịch vụ lớn trong nước và quốc tế.

Lâm Đồng xác định phục hồi hoạt động công nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm trong quý 2/2022. (Ảnh: CTV)

Đồng thời, thúc đẩy các hoạt động công nghiệp, không để đứt gẫy chuỗi sản xuất, tập trung vào những ngành có lợi thế của tỉnh; hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm như: tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu, hỗ trợ thuế, phí xuất khẩu, kích cầu tiêu thụ trong nước... nhất là các lĩnh vực quan trọng, đang bị tác động trực tiếp bởi đại dịch Covid-19, tạo nền tảng cho các hoạt động của đời sống kinh tế - xã hội từng bước trở về trạng thái bình thường mới.

Cùng với đó, tập trung thực hiện các giải pháp về tăng thu ngân sách. Điều hành chi ngân sách Nhà nước đảm bảo chặt chẽ, chi đúng, chi đủ theo dự toán được giao. Tiếp tục nâng cao hiệu quả và tập trung nguồn lực đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng quan trọng, thiết yếu. Từng bước hình thành hệ thống đô thị có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thân thiện với môi trường.

Chú trọng điều hành chính sách tiền tệ, lãi suất, tỷ giá linh hoạt, thận trọng, phù hợp với diễn biến thị trường trong nước và quốc tế. Tăng trưởng tín dụng đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh.

Đối với ngành nông nghiệp, cần triển khai thực hiện gieo trồng, xuống giống cây hàng năm đảm bảo đúng tiến độ đề ra; đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất, gieo trồng đúng kế hoạch; tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi. Chủ động thực hiện thích ứng với biến đổi khí hậu, và đặc biệt cần linh hoạt trong chỉ đạo với từng vùng, từng loại cây. Đối với chăn nuôi, tiếp tục các biện pháp kiểm soát dịch bệnh, cần kiểm soát tốt về mặt tăng đàn, theo dõi sát nhu cầu của thị trường.

Bên cạnh đó, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp giải quyết việc làm và đẩy mạnh giảm nghèo bền vững theo chuẩn nghèo mới, giảm nghèo nhanh hơn trong đồng bào dân tộc thiểu số và địa bàn đặc biệt khó khăn. Thực hiện tốt công tác trợ giúp đột xuất, bảo đảm người dân khi gặp rủi ro, thiên tai được hỗ trợ kịp thời, khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống. Tăng cường công tác bảo đảm an toàn trật tự xã hội, bảo vệ môi trường.

Đức Thảo
Bài viết cùng chủ đề: Du lịch

Tin cùng chuyên mục

Lai Châu: Tập huấn công tác bảo vệ bí mật Nhà nước

Thanh Hóa: Nguyên nhân nào khiến các dự án hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp chậm tiến độ?

Quảng Ninh: Nâng tầm du lịch với hạ tầng hiện đại, dịch vụ chất lượng

Lai Châu: Tổ chức diễn đàn và tặng Bằng khen cho 10 thanh niên khởi nghiệp xuất sắc

Bình Dương: khởi công dự án chung cư dành cho người thu nhập trung bình

TP. Hải Phòng hướng đến phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo bền vững

Quảng Ninh khẳng định vai trò đầu mối, thúc đẩy liên kết vùng

An Giang: 'Trải thảm đỏ' thu hút đầu tư hàng loạt dự án công nghiệp lớn

Thừa Thiên Huế: Di dời hơn 200 hộ dân sống ở vùng nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn

Quảng Nam: Sóng lớn lại xé toạc bờ biển Hội An

Quảng Nam: Phát hiện một cá thể voi đi lạc giữa đồng bằng

Quảng Ninh: Đông Triều nỗ lực hướng tới môi trường xanh trong sản xuất, khai thác than

An Giang: Giới thiệu tiềm năng đầu tư và quảng bá sản phẩm đặc trưng

Tuyên Quang: Chia sẻ kinh nghiệm về quản lý, phát triển chợ, siêu thị

Vĩnh Phúc: Nhiều cơ hội phát triển dịch vụ logistics xanh

Khai mạc Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Đồng bằng Bắc Bộ 2024 tại Thái Bình

Hạ tầng số hiện đại - 'chìa khóa' để Quảng Ninh tăng tốc chuyển đổi số

Quảng Ninh: Tăng tốc hoàn thành kế hoạch, giữ vững tăng trưởng 2 con số

Lạng Sơn: Phê duyệt mức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở nhiều nơi ở huyện miền núi Bắc Trà My