Thứ hai 23/12/2024 05:43

Lâm Đồng: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp giảm so với cùng kỳ

Chỉ số toàn ngành công nghiệp tỉnh Lâm Đồng giảm 5,6% so với cùng kỳ, trong đó, ngành công nghiệp khai khoáng giảm 34%; sản xuất và phân phối điện giảm 9%...

Chiều ngày 4/3, tại hội nghị giao ban và cung cấp thông tin báo chí tháng 3/2024, ông Ngô Văn Ninh, Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng thông tin cho biết: Trong tháng 2/2024, chỉ số toàn ngành công nghiệp giảm 5,6%, trong đó, ngành công nghiệp khai khoáng giảm 34%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 2,1%; sản xuất và phân phối điện giảm 9% so với cùng kỳ.

Toàn cảnh hội nghị giao ban và cung cấp thông tin báo chí tháng 3/2024 tại tỉnh Lâm Đồng

Cụ thể, một số sản phẩm công nghiệp giảm như: Sợi len lông cừu chỉ đạt 160 tấn, giảm 0,8%; rượu mùi các loại đạt 60 ngàn lít, giảm 1,4%; bia đạt 9,4 triệu lít, giảm 5,4%; lụa tơ tằm các loại đạt 220,8 ngàn m2, giảm 8,7%; cao lanh các loại đạt 29,1 ngàn tấn, giảm 9,7%; điện sản xuất phân bổ cho tỉnh Lâm Đồng đạt 324,5 triệu kWh, giảm 10,1%; phân bón NPK đạt 3.241,7 tấn, giảm 17,4%; đá vật liệu xây dựng đạt 65,7ngàn m3, giảm 54,7 %; gạch xây dựng các loại đạt 4,7 triệu viên, giảm 81%.

Ông Ngô Văn Ninh, Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng cung cấp thông tin cho báo chí

Tuy nhiên, bên cạnh đó lại có một số sản phẩm công nghiệp tăng như: Rau cấp đông đạt 2.318,7 tấn, tăng 113,6%; thuốc viên nén các loại đạt 1 triệu viên, tăng 42,9%; điện thương phẩm đạt 165 triệu kWh, tăng 11,2%; alumin đạt 61 ngàn tấn, tăng 7,3%.

Về lĩnh vực xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Lâm Đồng ước đạt 65,8 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu như: Mặt hàng alumin và hydroxit nhôm, cà phê nhân, chè chế biến, rau quả các loại, hạt điều nhân, bông hoa các loại, hàng dệt may và nguyên liệu dệt may,..

Đối với kim ngạch nhập khẩu, tháng 2/2024 tỉnh Lâm Đồng nhập khẩu ước đạt 9 triệu USD, giảm 18,6%. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu sản phẩm dệt may, phụ tùng lắp ghép nhà kính, hạt giống, củ giống, hoa giống, kim loại, hoá chất, bao bì, máy móc,..

Cũng trong tháng 2/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của tỉnh Lâm Đồng ước đạt 6.917,4 tỷ đồng, tăng 21,3%, trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hoá đạt 4.587,7 tỷ đồng, tăng 20,9%; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch đạt 1.400,9 tỷ đồng, tăng 30%; doanh thu dịch vụ khác đạt 928,8 tỷ đồng, tăng 7,3% so với cùng kỳ.

Lê Sơn
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Lâm Đồng

Tin cùng chuyên mục

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản